h ợp tác
2.2.3. Tư duy lôgic
Tư duy lôgic là tư duy tuân theo các quy tắc, quy luật của lôgic học một cách chặt chẽ, chính xác, không phạm phải sai lầm trong các lập luận, biết phát hiện ra các mâu
thuẫn, nhờ đó mà NT được đúng đắn chân lý khách quan.
Lôgic học là một KH nghiên cứu những tư tưởng của con người về mặt hình thức lôgic của chúng và xây dựng những quy tắc, quy luật mà việc tuân chúng là điều kiện cần để đạt tới chân lý trong quá trình suy luận. Con người bằng kinh nghiệm của mình đã suy
nghĩ theo những quy luật nhất định rất lâu trước khi những quy luật này được khoa học
lôgic khám phá ra. Những quy luật của lôgic học mà mỗi người sử dụng trong quá trình
hoạt động tư duy không phải là con người tự ý tái tạo ra mà là sự phản ánh những mối
lien hệ và quan hệ khách quan của các sự vật và hiện tượng quanh ta. Bởi thế, dù chưa biết lôgic học, nhưng con người bằng kinh nghiệm sống của mình đã có thể trao đổi tư
tưởng với nhau, thông hiểu nhau và thống nhất được với nhau trong một số lập luận, phán
đoán. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra trong một số trường hợp đơn giản, còn khi gặp những
trường hợp phức tạp thì khó có thể thông hiểu lẫn nhau hoặc khó có thể phân biệt đúng
hay sai, nếu không nắm vững và vận dụng đúng đắn những quy tắc, quy luật lôgic học. Ví dụ: HS có thể dễ dàng tin rằng lập luận sau đây là đúng, dù không hiểu lý do vì sao:
Tất cả kim loại đều dẫn điện. Vật này là kim loại.
Vậy: vật này dẫn điện.
28 Tất cả kim loại đều dẫn điện. Vật này dẫn điện.
Vậy: vật này là kim loại.
Tuy nhiên đối với HS ở trường phổ thông, không thể dạy cho họ lôgic học để sau đó, họ mới vận dụng các quy tắc và quy luật lôgic để suy nghĩ, lập luận. Trái lại, ta có thể thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà tích lũy dần kinh nghiệm và đến một lúc nào đó sẽ tự tổng kết thành những quy tắc đơn giản thường dùng.
Tư duy lôgic được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động NT, cho nên phải thường
xuyên rèn luyện cho HS cách tư duy lôgic.