h ợp tác
2.3.1. Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS
Tư duy là quá trình tâm lý diễn ra trong đầu HS. Tư duy chỉ thực sự có hiệu quả khi
HS tự giác mang hết sức mình để thực hiện. Tư duy chỉ thực sự bắt đầu khi trong đầu HS
xuất hiện một câu hỏi mà chưa có lời giải đáp ngay, khi họ gặp phải mâu thuẫn giữa một
bên là nhu cầu, nhiệm vụ nhận thức mới phải giải quyết và một bên là trình độ kiến thức
hiện có không đủ để giải quyết nhiệm vụ đó, cần phải xây dựng kiến thức mới. Lúc đó,
HS vừa ở trạng thái tâm lý hơi căng thẳng, vừa hưng phấn khao khát vượt qua được khó
khăn, giải quyết được mâu thuẫn, đạt được một trình độ cao hơn trên con đường nhận thức. Ta nói rằng: HS được đặt vào “tình huống có vấn đề”.
Có thể tạo ra nhu cầu, hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài, chẳng hạn: khen
thưởng, sự ngưỡng mộ của bạn bè, gia đình, sự hứa hẹn một tương lai tươi đẹp, thực tế
xây dựng quê hương đất nước… Những sự kích thích này không được thường xuyên, bền vững và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh của mỗi HS.
Nhu cầu, hứng thú có thể nảy sinh ngay trong quá trình học tập, nghiên cứu một môn học, một bài học, nghĩa là từ nội bộ môn học, từ mâu thuẫn nội tại của quá trình NT.
Những tình huống điển hình hay gặp trong dạy học vật lý là: ● Tình huống phát triển
HS đứng trước một vấn đề chỉ mới được giải quyết một phần, một bộ phận, trong một phạm vi hẹp, cần phải được tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng sang những phạm vi mới, lĩnh vực mới. Phát triển hoàn thiện vốn kiến thức của mình luôn là niềm khao khát của tuổi trẻ. Ngoài ra, như Risa Fâyman nói đó cũng là con đường phát triển của KH. Quá trình phát triển, hoàn thiện vốn kiến thức sẽ đem lại những kết quả mới (kiến thức mới, kỹ năng mới, PP mới) nhưng trong quá trình đó, vẫn có thể sử dụng
30
những kiến thức, kỹ năng và PP đã biết cho đến lúc gặp mâu thuẫn không thể giải quyết
được bằng vốn hiểu biết cũ.
Ví dụ: HS lớp 10 đã biết rằng một vật có khối lượng m chịu tác dụng của một lực
F sẽ thu được một gia tốc a theo định luật thứ hai của Niutơn: F = ma. Nếu F không đổi
thì a cũng không đổi và chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều. Đến lớp 12,
đặt vấn đề áp dụng định luật hai của Niutơn cho trường hợp vật chịu tác dụng của một lực
biến đổi, ví dụ: lực đàn hồi: F = - kx thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Mặc dù vẫn tin rằng định luật hai Niutơn vẫn đúng, nhưng HS không thể có ngay một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. Cần phải thực hiện một chuỗi các suy luận toán học để tìm nghiệm của phương trình: - kx = ma = mx hay x0 m k x Ta thu được thực nghiệm :
x=Asint
Sau khi kiểm tra lại bằng thí nghiệm, ta rút ra được kiến thức mới : Vật chịu tác
dụng của lực có dạng F=-kx sẽ chuyển động theo một dao động đều hòa hình sin.
●Tình huống lựa chọn
HS đứng trước một vấn đề có mang một số dấu hiệu quen thuộc có liên quan đến
những kiến thức hay nhiều PP giải quyết đã biết, nhưng chưa biết chắc chắn có thể dùng kiến thức nào hay PP nào sẽ mang lại kết quả chắc chắn. HS cần phải lựa chọn, thậm chí
cần phải làm thử mới biết được cách nào đem lại kết quả như mong muốn.
Ví dụ: Ở lớp 10, khi nghiên cứu sự tương tác bằng va chạm giữa hai vật, vấn đề được đặt ra là ngoài khối lượng hai vật, còn đại lượng nào được bảo toàn trong khi tương tác nữa không? HS không thể trả lời ngay được, nhưng họ có thể cảm nhận được rằng có hai PP để tìm câu trả lời:
- Một là, ở đây ta có bài toán hai vật va chạm, nghĩa là hai vật tương tác, chúng tác dụng vào nhau những lực, vậy có thể áp dụng định luật Niutơn để tìm xem trong quá trình tương tác thì vận tốc biến đổi, gia tốc cũng có thể biến đổi, hy vọng sẽ tìm ra một đại lượng mới không biến đổi.
- Hai là, theo cách thông thường như vẫn làm từ khi học cơ học, có thể áp dụng PPTN , dựa vào thí nghiệm để tìm tòi.
●Tình huống bế tắc
HS đứng trước một hiện tượng vẫn thường thấy nhưng không hiểu vì sao, vẫn coi
như một điều bí mật của tự nhiên. Bây giờ, họ được giao nhiệm vụ để tìm hiểu nguyên
nhân, lý giải rõ ràng nhưng chưa biết dựa vào đâu.
Ví dụ: Trước khi học quang học, nhiều học sinh vẫn thường quan sát thấy một chiếc
que thẳng nhúng vào nước thì thấy như nó bị gãy đi khi nhìn từ trên xuống, hoặc khi lội qua suối thì thấy hình như suối nông hơn, cho nên tưởng nhằm là suối nông nhưng thực
31 ●Tình huống ngạc nhiên, bất ngờ
HS trước một hiện tượng xảy ra theo một chiều hướng trái ngược với suy nghĩ thông
thường ( có tính chất nghịch lý, hầu như khó tin được đó là sự thực ), do đó kích thích sự tò mò, lôi cuốn sự chú ý của họ tìm cách lý giải, phải bổ sung hoàn chỉnh hoặc phải thay đổi quan niệm cũ sai lầm của mình.
Ví dụ : HS đã biết: một con cá sống, bỏ vào nồi nước đun sôi, tất sẽ chết. Thế nhưng, khi giáo viên biểu diễn một thí nghiệm, trong đó xảy ra một hiện tượng bất ngờ: con cá vẫn có thể sống trong một ống nghiệm nước đang sôi. Cho một phần con cá nhỏ vào một ống nghiệm thủy tinh, đựng nước lạnh lên đến gần miệng. Đặt ống hơi nghiêng và hơ phần trên miệng ống lên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi nước trên miệng ống sôi , con cá vẫn sống và bơi lội ở phần dưới ống nghiệm. Lưu ý không đun sôi quá lâu và cũng không dùng ống nghiệm bằng kim loại.
Tình huống lạ
HS đứng trước một hiện tượng lạ có những nét đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của họ mà
họ chưa thấy bao giờ.
Ví dụ: GV cần một cái kim khâu bằng sắt thả trên mặt nước nhưng kim không chìm
mà nổi trên mặt nước hoặc GV lấy một ống thủy tinh hở hai đầu, có đường kính trong rất
nhỏ nhúng đầu dưới vào một cốc đựng dầu hỏa và bậc diêm đốt ở đầu trên , HS quan sát
thấy ngọn lửa mặc dù không thấy có bấc trong ống.
Chú ý rằng với cùng một hiện tượng VL, GV có thể tạo ra tình huống này hay tình huống khác, tùy theo cách chuẩn bị cho HS, nghĩa là đưa HS đến chỗ nhận ra mâu thuẫn bằng cách nào.
Ví dụ: Cùng một trường hợp con cá bơi lội trong ống nghiệm có nước đun sôi, nếu
GV đưa ngay ra cho HS cả lớp nhìn thấy một con cá đang bơi lội trong ống nghiệm có
nước sôi sùng sục, các em có thể reo hò vì lạ mắt, thì đó là tình huống lạ đã xuất hiện.
Nhưng nếu GV dẫn dắt dần dần bằng những câu gợi ý để HS tin tưởng chắc chắn ở sự
hiểu biết của mình là con cá chỉ có thể sống trong nước nguội, rồi mới đưa ra thí nghiệm con cá bơi lội trong ống nghiệm có nước đang sôi, làm cho HS phải nghi ngờ chính những điều mà chỉ trước đây mấy phút, họ tin chắc là đúng.
Như vậy là GV đã đưa họ vào tình huống bất ngờ.