Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật của địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường qùy hợp huyện qùy hợp tỉnh nghệ an (Trang 40)

- Từ việc đánh giá thực tiễn tại địa phương cũng như thông qua các ý kiến phỏng vấn của người dân, cán bộ lâm trường có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:

4.3.3.1 Nguyên nhân về quản lý hoạch định chính sách.

- Trong quá trình điều tra phỏng vấn người dân hầu hết đều cho răng do chính sách quản lý rừng của địa phương còn hạn chế, thiếu truyền thông cho người dân hiểu trong việc trồng bảo vệ các tài nguyên rừng, thậm chí chính quyền còn cấp phép nhiều dự án khai thác khoáng sản như khai thác đá, quặng… tràn làn, thiếu quy hoạch là những nguyên nhân gây suy giảm hệ thực vật của địa phương. Theo điều tra có tới 66,6% trong tổng số người được hỏi.

- Thiếu minh bạch hoặc chậm trễ trong việc giao đất, giao rừng cho người dân, trong khi cán bộ lâm trường ít nhưng sở hữu lượng lớn diện tích đất lâm nghiệp, trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất nên xẩy ra hiện tượng lấn chiếm khai thác đất lâm nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyên từ đất rừng sang trồng các loài cây nông nghiệp khác, làm mất nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn làm suy giảm đa dạng thực vật của địa phương. Tính đến tháng 12/ 2013 diện tích rừng bị chặt phá lên đến 31,7 ha trong đó 15 ha là rừng tự nhiên ( Trích số liệu thông kê diễn biến rừng Qùy Hợp 2013).

4.3.3.2 Do phong tục tập quán, nghèo đói nhận thức của người dân.

- Do phong tục của người dân địa phương thường xuyên sử dụng các loài thực vật chữa bệnh đặc biệt những loài thực vật có trong sách đỏ Việt Nam như: Bách Bộ (Stemona tuberosa Gagnep) Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.)… Do việc khai thác riêng lẻ không có quy hoạch kéo theo

đó là việc thu mua của các thương lái Trung Quốc với giá cao khiến cho nhiều loài suy giảm.

- Việc làm nhà bằng gỗ của địa phương cũng đang rất phổ biến .Theo ông Nguyễn Quốc Tiên, người dân sống tại khối 12, Thị trấn Qùy Hợp là một người từng có kinh nghiệm đi rừng và bảo vệ rừng đã nói: “ Hồi trước rừng ở Qùy Hợp nhiều vô kể, nhiều loài cây gỗ quý như: Lim, Trai, Nghiến… rất nhiều nhiều cây gỗ to, thẳng, ba đến bốn người ôm không xuể, là nơi trú ngụ của nhiều loài thú như voi, khỉ... thì đến nay những cây nhỏ hơn cũng chẳng còn là mấy do người dân khai thác quá nhiều, có ngày lên đến hàng chục xe gỗ để xây dựng nhà cửa và bán cho các thương lái ngoài Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vào mua giờ nhìn vào rưng toàn thấy cây nhỏ, thậm chỉ nhiều loài không còn tồn tại.

- Khai thác cây cảnh: Việc thu các loại cây cảnh có giá trị cao tại địa phương vẫn xẩy ra thường xuyên và chưa được giám sát chặt chẽ. Các loài cây cảnh được chú ý tới nhiều nhất phải kể đến là các loài lan, tại khu vực rừng tự nhiên có rất nhiều loài lan rừng quý được người dân khai thác mang bán trên thị trường.

- Thả rông gia súc: Đây là tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây, bên cạnh đó do chưa có quy hoạch cụ thể vùng chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thả rông gia súc tự do tại khu vực địa phương. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của lớp cây con. Việc chăn thả diễn ra chủ yếu ở trong rừng xen kẽ một phần là núi đá vôi và núi đất. Số lượng gia súc trong khu vực là rất lớn. Mặt khác, đã từ lâu việc thả rông gia súc là việc làm bình thường của người dân nên việc thay đổi thói quen này cần có thời gian dài.

- Khai thác củi: Nguyên nhân dẫn đến khai thác củi là do củi là chất đốt quan trọng và không thể thay thế được bằng nguồn năng lượng khác của người dân địa phương. Tại khu vực nghiên cứu hầu hết các hộ đều là hộ nghèo, đồng bào miền núi sống trên địa hình phưc tạp nên ngoài củi ra họ không còn khả năng sử dụng các nguồn năng lượng đắt tiền khác như bếp ga, bếp than...

- Phát rừng làm nương rẫy thường gắn liền với hiện tượng cháy rừng, đa số nương rẫy của đồng bào dân tộc địa phương nằm ở chân các dãy núi đá gần khu dân cư thuộc đất của lâm trường, tuy ở các mức độ khác nhau nhưng còn phổ biến ở tất cả các khu vực có dân cư sinh sống. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài

nguyên rừng của lâm trường. Khi phát rừng làm rẫy, người dân chưa biết hết được đâu là loài quý hiếm, bị đe dọa. Nếu phát hiện được cũng rất khó xử lý theo pháp luật vì do trình độ hiểu biết của họ rất thấp, do cuộc sống quá còn nhiều khó khăn vất vả, thậm trí còn không đủ tiền nộp phạt cho các sai phạm do chính họ gây ra. Theo điều thông kê diện tích rừng bị cháy trên toàn huyện năm 2013 là 12ha hầu hết các vụ chảy nhỏ nhưng xảy ra phổ biến.

4.3.3.3 Nguyên nhân do các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. phương.

- Cũng trong báo cáo hiện trạng rừng 2013 của huyện Qùy Hợp thì có 34ha đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Phần lớn diện tích đất được chuyển đổi sang sản xuất các cây nông nghiêp phục vụ chế biến hoặc dùng vào mục đích khai thác đá, khai thác quặng làm không những làm thay đổi hiện trạng môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất mà còn hủy diệt hệ sinh thái khu vực.

- Các hoạt động làng nghề sử dụng các sản phẩm từ rừng như chế biến lâm sản cũng đang kéo theo các vấn đề khai thác không hợp thiếu quy hoạch cũng làm giảm hệ sinh thái rừng suy kiệt tài nguyên.

4.4 Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển đa dạng một số loài thực vật tại lâm trường Qùy Hợp – huyện Qùy Hợp – tỉnh Nghệ An.

a. Giải pháp về chính sách pháp luật.

- Cần có khung pháp lý đủ mạnh, chặt chẽ, hợp thực tế dễ vận dụng có tính khả thi, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng như vấn đề tranh chấp giữa lâm trường và người dân trong việc sử dụng đất lâm nghiệp, sớm đẩy nhanh việc giao đất giao rừng cho người dân yên tâm sản xuất.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thi hành pháp luật

- Tăng cường thể chế các lãnh đạo cán bộ có liên quan trong công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên rừng, cung cấp cơ sơ hạ tầng, các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác nuôi trồng, cấy ghép, bảo tồn nguồn gen và bảo vệ rừng.

- Tăng cường việc kiểm tra việc thực hiện tốt các quy ước giao đất giao rừng cho người dân công đồng dân cư thôn bản.

- Rà soát các doanh nghiệp phát triển kinh tế như: khai thác đá, khai thác quặng, khai thác cát… gây ảnh hưởng đến môi trường gây suy giảm đa hệ sinh thái của rừng đặc biệt là động, thực vật. Từ đó đưa ra các biện

pháp xử lý nghiêm khắc. Ví dụ: yêu cầu các doanh nghiệp đó hoàn thổ và trồng lại rừng của địa phương tránh sói mòn sạt lở đất. Xử phát hành chính nếu cố tính làm trái.

b. Giải pháp quy hoạch.

- Quy hoạch cán bộ: Cần rà soát lại đội ngũ cán bộ khu vực và chuyên môn hóa để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, tiếp tục sắp xếp củng cố bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiểu quả cao

- Quy hoạch khu vực, vùng cây trồng phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân.

- Quy hoạch các khu rừng quan trọng như rừng bảo tồn, rừng phòng hộ, rừng sản xuất… để có các biện pháp đặc biệt.

c. Giải pháp nguồn nhân lực.

- Đào tạo thêm cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp trong công tác bảo tồn, có trách nhiệm trong công việc cung nguồn cán bộ cho địa phương.

- Nâng cao năng lực cho người dân, nâng cao hiểu biết cho người dân về vai trò của rừng với cuộc sống. Tạo cho người dân công ăn việc làm để người dân có thể phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng bảo vệ hệ thực vật của đia phương.

d. Giải pháp tổ chức bảo vệ.

- Tổ chức các bản chỉ đạo về bảo vệ và phòng chữa cháy rừng, lập quy hoạch kế hoach bảo vệ rừng, dân quân địa phương và nanh dân trong xã ngăn chặn hành vi, vi phạm về quy hoạch bảo vệ rừng.

- Tiến hành đo đạc căm mốc phân định rõ ranh giới khu bảo tồn tiện cho quản lý và bảo vệ.

e. Giải pháp hợp tác.

- Phối hợp gữa các ngành các cấp, các cơ quan chức năng, lâm trường cân tham mưu các vấn đề bảo vệ môi trường cho địa phương tham gia phát triển và bảo tồn các giá trị của rừng.

- Đa phần dân cư sống trên địa bàn không tập trung sống theo làng bản khác nhau địa hình lại phức tạp. Vì vậy ngoài việc đẩy mạnh truyền thông bằng văn bản, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, của huyện, của xã và của lâm trường về quản lý bảo vệ rừng đến người dân thì cần có các hình thức khác đó là đến cùng làm, cùng ăn, cùng ở với người dân địa phương từ đó nắm bắt tình hình hình để hiểu hơn về cuộc sống người dân mà có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

- Tiến hành ký cảm kết bảo vệ rừng với từng thôn, từng bản, cùng các hình thức khác cho những hộ dân sống xung quanh rừng.

f. Giải pháp phát triển công đồng.

- Nâng cao đời sống người dân khu vực sống xung quanh các khu bảo tồn, rừng phòng hộ.

- Xây dựng các mô hinh kinhh tế cộng động và hộ gia đinh gắn với bảo vệ rừng.

- Thay đổi thói quen, hộ trợ người dân trong việc thay đổi vật liệu xây dựng, nhiên liệu chất đốt để giảm sự phụ thuộc vào rừng.

- Giúp người dân phân biệt những loài thực vật nào có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn từ đó phát triển, bảo tồn bảo vệ. Từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn bảo vệ đa dạng sinh học.

g. Giải pháp phát triển kinh tế tổng hợp.

- Tăng cường các chương trình nghiên cứu và ứng dụng các loài cây có giá trị bảo tồn bảo vệ.

- Tăng cường các hoạt động du lích sinh thái, du lịch cộng đồng gắn liền với việc bảo vệ rừng đồng thời tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân.

- Đa dạng hóa câu trồng vật nuôi, kết hợp giới thiệu khoa học kĩ thuật cho người dân phát triển kinh tế.

Phần 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Qua thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “đánh giá đa dạng

một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường Qùy Hợp – huyện Qùy Hợp – tỉnh Nghệ An” đề tài xin một số kết luận

sau:

a. Đa dạng về loài và họ.

- Sau khi tiến hành điều tra đánh giá thu thập số liệu tại đồi D12 va D13 thuộc khối 12 và 13 thị trấn Qùy Hợp do lâm trường Qùy Hợp quản lý em đã lập được danh mục các loài thực vật có tại khu vực nghiên cứu có 49 loài tất cả, trong đó có 11 loài có khản năng cho gỗ, 24 loài có khản năng cho thuốc.

- Về đa ở mức độ lá mầm loài thực vật là mầm và 2 lá mầm 87,1 % thực vật 1 lá mầm chiếm 12,9% tổng số loài có trong khu vực điều tra đánh giá.

- Tiến hành mỗi núi đá vối và núi đất mỗi núi lập 5 ô tiêu chuẩn sau khi điều tra đánh giá cho thấy mức độ đa dạng ở chân núi thường phong phú hơn so với ở sườn và đỉnh núi.

- Về đa dạng ở mức độ họ: sơ lược điều tra thấy có 13 họ đa dạng nhất của 49 loài khác nhau trong đó có những họ đa dạng như: họ Hòa Thảo (Poaceae) 6 loài, họ Xoan (Meliaceae) 4 loài.

b. Đa dạng về dạng sống và giá trị thực vật

- Đa dạng về dạng sống: Hệ thực vật tại khu vực điều tra thuộc lâm trường Qùy Hợp có những 5 dạng sống cơ bản nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) là nhóm phong phú nhất trong các nhóm còn lại.

- Đa dạng về giá trị sử dụng thi nhóm cây lấy thuốc chiếm số lượng lớn tiếp đến là nhóm cây lấy gỗ. còn các nhóm cây khác chiếm số lượng ít đặc biệt là cây làm lương thực.

c. Kết luật tổng thể.

- Mức độ đa dạng ở lâm trường nói chung và khu vực điều tra đánh giá nói riêng là chưa cao điều này rất sát với ý kiên của công đồng sống xung quanh khu vực điều tra.

- Ý thức bảo tồn, bảo vệ rừng của người dân chưa cao, công tác truyền thông còn hạn chế, mọi hoạt động động tuyên truyên chỉ mang tính hình

thức tính thực tiễn chưa cao. Tranh chấp và xung đột giữa người dân và lâm trường trong việc trồng bảo vệ rừng nhiều.

- Chưa khai tác hết các tiềm năng sinh thái của rừng công tác bảo tồn còn chưa hiểu quả, thiếu đồng bộ giữa các ngành, các cơ quan tổ chức, cũng như người dân.

- Mặc dù đã có những bước đi đúng đắn khi thực hiện giao đất giao rừng, cùng với đó gắn với phát triển kinh tế du lích theo hướng sinh thái với bảo vệ rừng tuy nhiên công tác thực hiện diễn ra còn chậm và thiếu tính động bộ còn mang tính tự phát.

5.2 Kiến Nghị.

Do thời gian thực tập có hạn nên việc đánh giá mức độ da dạng của thực vật tại lâm trường Qùy Hợp – huyện Qùy Hợp – tỉnh Nghệ An chỉ mang tính chất tương đối vì vậy cần thời gian dài để nghiên cứu thêm đề có thể tìm ra nhiều loài hơn.Từ thực tế đó em có một số kiên nghị sau:

- Thời gian tới lâm trường Qùy Hợp ngoài việc ươm trồng các cây lấy gỗ thông thường cần bổ sung thêm các loài cây có giá trị vào trồng và thử nghiệm trên một số khu vực bảo tồn, phòng hộ tăng cường bảo nguồn gen.

- Đầu tư máy móc trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác ươm trồng, kết hợp với xây dựng các dự án vườn ươm quy mô lớn.

- Nên đưa các loài cây làm thuốc vào danh sách ươm trồng đặc biệt là hướng dẫn người dân cùng trồng vừa đảm bảo nhu cầu dùng thuốc chữa bệnh của địa phương, vừa tăng thu nhập cho người dân quan trọng hơn hết có thể làm đa dạng thêm hệ thực vật của địa phương.

- Đây nhanh công tác chuyển giao hộ trợ người dân đất trồng rừng, phát triển rừng bền vững, do hiện nay thu nhập của người dân trồng rừng còn thấp nên kiến nghị với các cơ quan cao hơn hỗ trợ người dân an tâm sản xuất và bảo vệ rừng.

- Lâm trường cần kết hợp với cơ quan tổ chức khác thường xuyên kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động khai thác các hoạt động buôn bán động, thực vật quý hiếm đã được công bố trong sách đỏ việt nam và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1: các số liệu tại lâm trường Qùy hợp, huyện Qùy Hợp cung cấp báo cáo hằng năm của địa phương.

2: Hoang chung (2008) , “ Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật”

3: Phan Nguyên Hồng (1970) “Đặc điểm phân bố tái sinh của hệ thực vật và thảm thực vật miền Bắc Việt Nam” nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

4: Trần Đình Lý “sinh thái tham thực vật”, Gíao trình cao học, viên sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

5: Thái Văn Từng 1978 “Thảm thực vật rừng ở Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường qùy hợp huyện qùy hợp tỉnh nghệ an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w