Tác dụng điều trị theo Y học cổ truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn, tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm và đái tháo đường typ 2 mức độ nhẹ bằng cao lỏng thập vị giáng đường phương (Trang 135 - 136)

Kết quả nghiên cứu (bảng 3.40) cho thấy:

- Thể hạ tiêu: tốt: 15,8%; khá: 36,8%; trung bình: 7,7%; kém: 39,5% - Thể trung tiêu: tốt: 75%; khá: 25%; trung bình: 0%; kém: 0% - Thể thƣợng tiêu: tốt: 61,9%; khá: 38,1%; trung bình: 0%; kém: 0% Kết quả bảng 3.40. cho thấy tác dụng điều trị ở thể trung tiêu và thƣợng tiêu tốt hơn thể hạ tiêu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Nhƣ vậy số bệnh nhân đạt kết quả kém trong 120 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đƣợc điều trị bằng TVGĐP đều tập trung ở thể hạ tiêu khát. Kết quả nghiên cứu của đề tài tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Dƣơng Đăng Hiền (2005), nghiên cứu tác dụng của thuốc “Tiểu đƣờng Đông đô” trong điều trị đái tháo đƣờng typ 2 chƣa có biến chứng, sau 30 ngày điều trị đạt kết quả tốt và khá thể thƣợng tiêu đạt 80,%, thể trung tiêu đạt 75%, hạ tiêu đạt 61%; loại kém thƣợng tiêu 0%, trung tiêu 8,3%, hạ tiêu 4,8%.

Lý luận Y học cổ truyền cho rằng bản chất của chứng tiêu khát là âm hƣ sinh nội nhiệt, dù cho có phân chia làm 3 thể thƣợng tiêu (phế), trung tiêu (vị), hạ tiêu (thận) nhƣng gốc vẫn là một loại âm hƣ, đều ảnh hƣởng tới thận.

136

Trong các phép chữa bệnh tiêu khát thì phải chữa vào gốc bệnh là tạng thận. Đồng thời khi bệnh đã ảnh hƣởng đến chức năng của tạng thận thì thƣờng là giai đoạn muộn nên hạn chế đến kết quả điều trị bệnh. Điều này gợi ý cho việc ứng dụng thuốc TVGĐP đối với thể hạ tiêu khát cần phải điều trị dài ngày hơn và có thể điều trị với liều cao hơn hoặc gia giảm các vị thuốc bổ thận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn, tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm và đái tháo đường typ 2 mức độ nhẹ bằng cao lỏng thập vị giáng đường phương (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)