Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Tân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã tân VIỆT, HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn (Trang 66 - 70)

Tân Vit, huyn Văn Lãng

4.4.5.1. Nhóm giải pháp chung * Nhóm giải pháp về chính sách

Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông, có những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.

Có chính sách khuyến khích ưu tiên những người vay vốn để phát triển nông nghiệp với lãi suất thấp.

Thực hiện tốt luật đất đai, khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất. Đặc biệt khuyến khích hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất có diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng.

Hạn chế việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích khác.

* Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ

thuật tiến bộ vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao đang được sử dụng rộng rãi.

Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân.

Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. Nhiều loại nông sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy đi đôi với đa dạng hóa cây trồng vật nuôi thì việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm.

* Nhóm giải pháp thị trường

Cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân, phổ biến thông tin giá cả cho người dân trên hệ thống loa phát thanh của xã. Tạo thị trường ổn định cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

4.4.5.2. Các giải pháp cụ thể * LUT trồng cây hàng năm

Do điều kiện địa hình của xã không bằng phẳng nên việc cung cấp nước tưới cho lúa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nơi ruộng cao hơn kênh thủy lợi cung cấp nước cho đồng ruộng, có nơi thì thấp trũng tạo thành đầm lầy vì vậy cần phải xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho ruộng có địa hình cao, thoát nước cho khu vực thường xuyên bị ngập ngập úng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp đểđạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân...

Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân. khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Nhà nước cần hỗ trợ về giá giống, giá phân bón, các công cụ sản xuất…cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp xuống thăm đồng ruộng thường xuyên, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại…

Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý. Trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất.

Khuyến khích luân canh tăng vụ, đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp.

Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao ổn định như: Bao thai, Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như: Hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, sup lơ, giống ngô VN10, LVN1

* LUTs trồng cây lâu năm (cây ăn quả)

Cần có biện pháp tu bổ vườn cây ăn quả để có năng suất cao hơn. Cải tiến kỹ thuật canh tác, làm đúng theo quy trình chăm sóc cây ăn quả trồng trên đất dốc. Nhà nước khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng, vì cây mận không mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Tư vấn kỹ thuật, định hướng cho người dân trông các loại cây phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc như cam, quýt, hồng không hạt,…

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: nắm bắt thông tin về thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin về thị trường sản phẩm quả để

người dân yên tâm sản xuất, chủđộng đầu tư. Trước hết người nông dân phải có trách nhiệm hơn với sản phẩm của mình, đó là trồng mận phải bón phân, tỉa thưa, thu hái phải cẩn thận hơn.

* LUT trồng rừng sản xuất

Phần lớn đất trồng rừng sản xuất được trồng ở vùng đất dốc nên cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như trồng cây theo đường đồng mức, áp dụng mô hình nông lâm kết hợp…

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cây giống cho người dân, bên cạnh đó phải mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Diện tích rừng trồng bạch đàn khá rộng lớn, sau này đến thời kỳ khai thác một lượng gỗ khổng lồ sẽ cần đầu ra, vì vậy các nhà quản lý phải liên hệ thị trường tiêu thụ gỗ cho người lao động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã tân VIỆT, HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)