Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã tân VIỆT, HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn (Trang 35)

Nội dung 1: Đánh giá tình hình cơ bản của xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

- Điều kiện tự nhiên. - Các nguồn tài nguyên. - Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Tân Việt.

Nội dung 2: Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã.

+ Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn xã. + Mô tả các loại hình sử dụng đất của xã.

Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả về kinh tế. - Đánh giá giá hiệu quả về xã hội. - Đánh giá hiệu quả về môi trường.

Nội dung 4: Lựa chọn các loại hình và định hướng sử dụng đất có hiệu quả tại xã Tân Việt. - Nguyên tắc lựa chọn. - Tiêu chuẩn lựa chọn. - Quan điểm khai thác sử dụng đất. 3.4. Phương pháp nghiên cu

* Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu. - Phương pháp thu thập, xử lý số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): thông qua việc đi thực tế quan sát,phỏng vấn cán bộ và người dân đểđiều tra hiện trạng sử dụng đất của xã,thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp.

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có người tham gia (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm trong sản xuất. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan (Sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ).

Đề tài tiến hành điều tra các nông hộ theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình tại 07 thôn trên địa bàn xã, bao gồm các thôn: Bản Quan, Nà Cạn, Nà Lạnh, Bó Mịn, Pá Mỵ, Nà Là, Khòn Búm, chọn ngẫu nhiên 7 hộ trong thôn. Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi về: Chi phí sản xuất, phân bón,

lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng bằng hệ thống các câu hỏi đóng từ những câu trả lời có hoặc không, và câu hỏi mở nhằm gợi ý vấn đề thu thập được nhiều thông tin chính xác khách quan.

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập số liệu vềđiều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội của xã Tân Việt. + Thu thập số liệu chủ yếu ở các nguồn khác.

* Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất - Hiệu quả kinh tế

Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1+p2.q2+…+pn.qn Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm. + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N = T - CSX Trong đó:

+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm. + CSX: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm. - Hiệu quảđồng vốn (H): H = T/ CSX.

Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm. - Hiệu quả xã hội

Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. + Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp. + Tỷ lệ giảm hộđói nghèo.

+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. + Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

- Hiệu quả môi trường

lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Cụ thể là: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%), đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài.

Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.

Hiệu quả hóa học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hóa học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như: ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa… của các kiểu sừ dụng đất đểđạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Việt cần dựa vào các tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ che phủ.

+ Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.

+ Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. * Phương pháp đánh giá tính bền vững

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

- Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm.

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sản xuất sẽ không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân.

Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội. Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ

là điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,...). Sản phẩm thu được phải thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người nông dân. Đảm bảo sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lý chất thải có hiệu quả.

- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệđộmàu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệđược độ phì, ngăng ngừa sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh,...).

* Phương pháp tính toán phân tích s liu

- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Office Excel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên ca xã Tân Vit, huyn Văn Lãng, tnh Lng Sơn

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tân Việt nằm ở phía Bắc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cách trung tâm huyện 22 km có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định. - Phía Nam giáp xã Trùng Quán.

- Phía Tây giáp xã Bắc La và huyện Tràng Định. - Phía Đông giáp xã Trùng Khánh.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình xã Tân Việt bị chia cắt bởi các núi và đèo cao tạo thành các thung lũng hẹp và các sông suối lớn , nhỏ. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 250 đến 300 m. Độ dốc trung bình khoảng 20 độ. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ nên diện tích canh tác và gieo trồng của xã bị hạn chế.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Tân Việt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa đông có gió mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều, nhiều năm xuất hiện hiện tượng sương muối. Nhiệt độ trung bình năm: 21,20C. Lượng mưa trung bình năm: 1352 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm: 82 %. Số ngày có mưa: 134 ngày. Số giờ tắt nắng trung bình năm: 1.435 giờ.

4.1.1.4. Thủy văn

Do địa hình bị chia cắt mạnh nên hệ thống sông, suối của xã Tân Việt rất đa dạng. Trên địa bàn xã có nhiều hệ thống sông, suối dày đặc như suối Khuổi Luông, Pai Ne, Khuổi cạu, Khuổi Kim...và sông Kỳ Cùng chạy dọc địa bàn xã qua nhiều thôn bản. Hệ thống sông, suối trên địa bàn xã đã cung cấp nước tưới cho việc sản xuất nông lâm nghiệp, ngoài ra còn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã chưa được khai thác. Theo kết quả điều tra thì mực nước của xã tương đối sâu vì vậy việc khai thác nguồn nước ngầm trong thời gian tới sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 2.826.31ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 2.414,76 ha chiếm 85,44%.

+ Đất phi nông nghiệp: 86,75ha chiếm 3,07%. + Đất chưa sử dụng: 324,80ha chiếm 11,49%.

Bao gồm các loại đất chính sau: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa. Đất phù sa sông, suối, Đất đỏ vàng trên đá macma axit.

b. Tài nguyên nước

Xã có hệ thống suối, khe suối với mật độ tương đối, tuy nhiên do cấu tạo của địa hình nên suối có độ dốc lớn và hẹp nên tốc độ dòng chảy lớn, lưu lượng nước nhỏ nên thường bị khô hạn vào mùa khô ảnh hưởng đến nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nhìn chung chất lượng nước của xã là tương đối tốt, không bị ô nhiễm.

c. Tài nguyên rừng

Xã có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Diện tích rừng hiện có là: 2.260,29 ha bao gồm cả đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ.

Diện tích đất rừng sản xuất của xã là: 1.732,42 ha. Diện tích đất rừng phòng hộ là: 418,80 ha. Với diện tích rừng hiện có kết hợp với kế hoạch trồng mới, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghiệp đang là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.

d. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã Tân Việt có 3 dân tộc cùng sinh sống là Tày, Nùng và Kinh. Trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm đa số, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ nhỏ. Các dân tộc chung sống hòa hợp, giúp đỡ và tương trợ nhau trong làm ăn phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa của dân tộc mình.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường.

Là một xã vùng cao, kinh tế của xã chưa phát triển cao, không có các khu công nghiệp nên môi trường của xã chưa bị ảnh hưởng nhiều. Do chưa có bãi thu gom rác thải tập trung nên tình trạng vứt rác bừa bãi đang diễn ra vì vậy môi trường đất, nước và không khí bắt đầu bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Để đảm bảo an toàn sinh thái và cải thiện tích cực điều kiện cảnh quan môi trường cần đặc biệt chú trọng việc phát triển diện tích rừng, xác định các bãi chứa rác thải để bảo vệ tài nguyên môi trường đất, môi trường nước tức là bảo vệ môi trường sống cho chính con người chúng ta.

4.1.2. Đặc đim kinh tế xã hi ca xã Tân Vit, huyn Văn Lãng, tnh Lng Sơn

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp mà hoạt động chính là trồng cây lương thực, chăn nuôi và trồng rừng. Trong cơ cấu kinh tế, nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng giá trị sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, nông nghiệp bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các yếu tố thiên nhiên: thời tiết, dịch bệnh,... Cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua các chương trình, dự án còn hạn chế. Tuy nhiên

Đảng bộ, chính quyền xã Tân Việt đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tổng thu nhập bình quân đầu người: 10 triệu đồng/người/năm.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có bước tang trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cự. Tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí chủ đạo. Đây là ngành đem lại nguồn thu nhập chính cho nhân dân. Về thương mại dịch vụ chưa có điều kiện để phát triển, chủ yếu là các hộ buôn bán với quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Nền kinh tế của xã Tân Việt chủ yếu là sản xuất nông, lâm. Hoạt động chủ yếu là sản xuất cây lương thực, cây hoa màu, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp là chính.

•Ngành trồng trọt:

Nhìn chung trong những năm gần đây, tình hình sản xuất của xã có những bước tiến vượt bậc và đã giành thắng lợi cả 3 tiêu chí về: Diện tích, năng suất và sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Đây là ngành sản xuất có tầm quan trọng đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho nhân dân trong xã.

Diện tích trồng lúa ngày càng được mở rộng, năng suất lúa tăng qua các năm do nhân dân đã biết đầu tư thâm canh cho cây lúa nước. Bên cạnh đó còn có một số cây trồng khác như: Ngô, khoai lang, sắn, đậu tương, lạc cũng cho năng suất cao.

•Ngành chăn nuôi:

Là ngành đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân, vì thế công tác chăn nuôi luôn được duy trì tốt. Tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm tái

phát, tuyên truyền vận động nhân ndaan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc. Tổng đàn gia sú, gia cầm hiện có trên địa bàn xã: tổng đàn trâu có 635con, tổng đàn bò có 64 con, tổng đàn lợn có 1.420, tổng đàn gia cầm có hơn 10.000 con.

•Sản xuất lâm nghiệp:

Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm, tuy nhiên việc khai thác lâm sản trái phép, phát nương làm rẫy vẫn xảy ra.

Những năm qua ngành sản xuất lâm nghiệp cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Thời gian tới cần có những chính sách và biện pháp khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa không ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên này.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

Dân số toàn xã Tân Việt hiện nay có 319 hộ với 1.710 nhân khẩu, sinh sống rải rác trên địa bàn xã, theo đơn vị hành chính thì hiện nay xã có 7 thôn,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã tân VIỆT, HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)