Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã tân VIỆT, HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn (Trang 50 - 52)

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân - lúa mùa.

Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu vào giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân (xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 12 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau những năm gần đây trà xuân muộn với các giống KD18, CR203, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng được mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn xã.

Lúa mùa (Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn) bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.

+ Đối với trà mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 125 ngày như CR203, KD18….

+ Đối với trà lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, Bao thai, tám thơm các loại.

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu

Loại hình sử dụng đât này chủ yếu được trồng trên đất phù sa và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủđộng được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa - Lúa xuân - Ngô đông; Lúa mùa - Lúa xuân - Rau đông.

Lúa xuân muộn: Gieo 10/2 - 30/2 với các giống lúa: Nhịưu 838, KD18… có thời gian sinh trưởng ngắn.

Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, bao thai, tám thơm các loại.

Ngô đông: Thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: Ngô lai LVN 14, VN10 và một số giống ngô địa phương

Rau đông: Thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60 100 ngày như: Cải canh, cải bắp, xu hào,….

* Loại sử dụng đất 1 lúa - 1 màu.

Kiểu sử dụng đất chủ yếu: lúa mùa – ngô hè thu, LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủđộng được nước tưới, năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao.

* Loại hình sử dụng đất chuyên màu:

- Đỗ tương:

Đỗ tương là nguyên liệu phục vụ cho con người, ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm như: sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn… và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác như thân cây làm chất đốt…

Trồng đỗ tương chỉ phải bỏ vốn mua giống và công trồng lần đầu, từ đó cứ chăm sóc và có thể sử dụng cây làm giống trong nhiều năm mới phải thay giống khác.

- Ngô đông - Ngô hè:

Nhân dân thường trồng các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn từ 110 ngày đến 130 ngày: VN10; VN14; LVN184…. Và một số giống ngô địa phương như Mỡ, vàng nghệ.

+ Đối với ngô đông xuân, thời vụ gieo hạt khoảng từ 15/11 đến 15/12. + Đối với Ngô hè thu thì bắt đầu gieo hạt từđầu tháng 6 đến giữa tháng 7.

* Loại hình sử dụng đất rừng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã tân VIỆT, HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)