Đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng hình vẽ, sơ đồ trong dạy học phép tính cộng, trừ và giải bài toán đơn (có lời văn) ở môn toán lớp 1 và lớp 2 (Trang 101)

a.Định tính

Khi tiến hành các bài thực nghiệm trên, học sinh các lớp thực nghiệm có hứng thú trong giờ học. Những tiết dạy đầu còn hơi gượng ép nhưng dần đến những tiết sau trở nên sôi động và tự nhiên.

Các tiết dạy giúp học sinh tăng cường khả năng nhận biết hình vẽ, sơ đồ và khả năng hiểu hình vẽ, sơ đồ một cách từ từ. Việc hiểu hình vẽ, sơ đồ là điều cần thiết. Giáo viên thực hiện những tiết trên theo gợi ý của giáo án thực nghiệm đã tăng cường khả năng hoạt động của học sinh, phát huy năng lực của từng học sinh theo hình thức có phân chia đối tượng.

Học sinh khi được yêu cầu quan sát hình vẽ, sơ đồ học sinh đã chỉ ra những yếu tố toán học để giúp làm bài một cách hiệu quả. Khi học sinh là người chủ động tìm kiếm kiến thức các em trở nên có trách nhiệm học của bản thân. Trong các tiết học các em đều trở nên tập trung hơn. Đối với các em tham gia thực nghiệm phần tiếp thu va giải quyết vấn đề có phần nhanh và chắc chắn hơn bởi khả năng diễn đạt và sử dụng hình vẽ, sơ đồ trở nên thành thục hơn, chuẩn hơn. Ngoài việc dạy và định hướng cho học sinh giáo viên dạy thử nghiệm còn tổ chức cho học kiểm tra bài của bạn và báo cáo tình hình làm bài của bạn thông qua đó rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt.

Việc đọc và viết khi làm bài của học sinh đã giảm hẳn những sai sót do không hiểu rõ hình ảnh, sơ đồ minh hoạ cho bài và khả năng đặt đề toán theo sơ đồ của các em cũng ngày được cải thiện.

b. Định lượng

Câu/ Lớp Bảng 1: Kết quả ĐÚNG SAI Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ% Câu 1 TN 36 100 0 0 ĐC 35 95 2 5 Câu 2 TN 35 97 1 3 ĐC 35 96 2 4 Câu 3 TN 3 100 0 0 ĐC 30 81 7 19 Câu 4 TN 33 92 3 8 ĐC 32 86 4 14

Biểu đồ biểu thị kết quả bài kiểm tra số 1

Câu/ Lớp

Như vậy kết quả ở bảng 1 đã cho thấy:

- Khả năng quan sát và đọc hiểu hình vẽ và sơ đồ là khác nhau lớp thực nghiệm học sinh có khả năng nắm bắt nhanh hơn và hiểu thấu đáo hơn. Ở lớp đối chưng khi nhìn hình để nối học sinh không để ý đến dấu cộng và trừ trong bài 1 nên còn hiện tượng nối nhầm.

- Khả năng nhớ cộng trừ còn đôi khi nhầm lẫn ở câu 2 và câu 4 đã thể hiện ở cả 2 lớp đều có.

-Khả năng phiên dịch hình vẽ và đưa ra kêt quả tương ứng ở câu 3học sinh lớp đối chứng còn nhầm nhiêu. Phép tính không tương ứng với đề bài.

b.2. Kết quả bài kiểm tra số 2

Kết quả ĐÚNG SAI Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ% Câu 1 TN 35 100 0 0 ĐC 33 92 3 8 Câu 2 TN 33 96 2 6 ĐC 35 96 2 4 Câu 3 TN 35 100 0 0 ĐC 30 81 7 19 Câu 4 TN 35 100 0 0 ĐC 30 81 7 19

Biểu đồ biểu thị kết quả bài kiểm tra số 2

Từ bảng tổng hợp kết quả của học sinh ta có thể nhận ra kĩ năng đọc, viết, nghe và ghi số của học sinh hai lớp không đều nhau.

Kết quả này có được là do giáo viên ở lớp thực nghiệm đã luôn chú trọng ngay từ đầu việc hình thành và rèn luyện cách sử dụng hình vẽ, sơ đồ cho học sinh.

Kết luận chương 3

Ba biện pháp nêu ở chương 2 đã được triển khai thực nghiệm trong 4 tiết ớ lớp 1 và 3 tiết ở lớp 2 về dạy học phép tính cộng trừ và giải bài toán đơn (có lời văn).

Việc thực nghiệm cho thấy ba biện pháp đã thể hiện được trong các tiết dạy học thực nghiệm, học sinh có những biểu hiện tích cực về tính thần và kết quả học tập. Nói cách khác, tính khả thi của các biện pháp bước đầu được kiểm nghiệm và khẳng định.

Việc áp dụng thường xuyên các biện pháp nêu trên không chỉ phát triển tư duy toán học cho học sinh mà còn rèn cho các em một thói quen tư duy tích cực, trình bày vấn đề một cách logic.

Bên cạnh đó, các biện pháp nghiên cứu ở trên có tính thực tiễn cao, học sinh đón nhận một cách nhiệt tình sôi nổi và hứng thú. Khi thực hiện tốt những điều này sẽ giúp cho học sinh hứng thú trong quá trình học tập, phát triển tối đa khả năng tư duy và năng lực của học sinh.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1-Kết luận:

Quá trình nghiên cứu luận văn đã đạt được các kết quả chính là:

- Tìm hiểu được cơ sở lí luận của ngôn ngữ toán học. Từ đó, phân tích được đặc điểm của hình vẽ, sơ đồ trong quá trình dạy học.

- Hệ thống được các loại hình vẽ và sơ đồ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phép tính cộng trừ và giải bài toán đơn (có lời văn) ở môn toán tiểu học các lớp 1 và lớp 2.

- Luận văn đã đưa ra được ba biện pháp sử dụng hình vẽ và sơ đồ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phép tính cộng trừ và giải bài toán đơn (có lời văn) ở môn toán tiểu học các lớp 1 và lớp 2 .

- Xây dựng bài soạn các tiết phản ánh được các biện pháp nhằm hình thành và rèn luyện cách đọc hình vẽ và sơ đồ.

- Thực nghiệm đã bước đầu chứng minh các biện pháp trên có tính khả thi. 2. Kiến nghị

Nội dung về hình vẽ và sơ đồ ở môn Toán học Tiểu học nói chung và ở các lớp 1 và 2 nói riêng là vấn đề sư phạm phức tạp mà những kết quả trên chỉ là ban đầu nên luận văn đề nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực hình vẽ, sơ đồ trong việc dạy học các nội dung khác.

- Đề xuất những mẫu giáo án, ví dụ và các phương tiện bổ sung có thể giúp các đồng nghiệp nghiên cứu sử dụng và tham khảo để sử dụng hình vẽ, sơ đồ một cách hiệu quả trong dạy toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Áng (chủ biên). Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm,

Nguyễn Tuấn ( 2004). Hỏi đáp về dạy học Toán 1. NXB Giáo dục, Hà

Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Toán 1 (Sách Giáo khoa) NXBGDVN.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Toán 1 (Sách Giáo viên) NXBGDVN.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Toán 2 (Sách Giáo khoa) NXBGDVN.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Toán 2 (Sách Giáo viên) NXBGDVN.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Phương pháp dạy học các môn học ở

Tiểu học. Môn Toán-Phương pháp trực quan trang45-49. NXB Giáo

dục

7. Đỗ Đình Hoan (CB) (1998),Phương pháp dạy học môn Toán tiểu học.

NXB Giáo dục

8. Đỗ Đình Hoan (CB), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai (2008).

Sử dụng thiết bị dạy học môn Toán ở các lớp 1,2,3. NXB Giáo dục 9. Hà Sĩ Hồ (CB) (1998). Phương pháp dạy học toán . NXB Giáo dục

10.Phạm Minh Hạc (chủ biên). Từ điển Bách Khoa- Tâm lí học giáo dục

Việt Nam- NXB GDVN

11.Trần Thúy Ngà (2011). Dạy học môn Toán tiểu học theo quy định

hướng tăng cường tính trực quan,Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục,

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

12.Trần Ngọc Lan (Đồng tác giả). Giáo trình phương pháp dạy học Toán ở

Tiểu học (cho Cao đẳng và Đại học Sư phạm), NXB Giáo dục, 2007.

13.Trần Ngọc Lan. Thực hành phương pháp day học toán ở tiểu học, NXB

Đại học Sư phạm, 2009.

15.Thái Duy Tuyên (2006). Khái niệm trực quan trong khoa học giáo dục

hiện đại, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 6.

16.Trần Vui (2009). Biểu diễn trực quan trong dạy học Toán. Tạp chí Giáo

dục, số 227 (kì 1-122009), trang 53-55. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17.Ferdinand De Sausure. Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, NXB KHXH. 2005, Cao Xuân Hạo dịch, trang8)

18.M.N.Sacđacôp (1970). Tư duy của học sinh,NXB Giáo dục Hà Nội

19.L. SH. Levanbeg (1982). Dùng hình vẽ, sơ đồ, bản vẽ để dạy Toán ở

cấp I (các lớp đầu của trường phổ thông cơ sở). NXB Giáo dục.

20.Trangweb hỗ trợ giáo viên dạy học môn Toán ở tiểu học

http://www.teach-kids-math-by-model-method.com/ 21.Trangweb từ điển toán học bằng hình ảnh

PHỤ LỤC MỘT SỐ GIÁO ÁN LỚP 1

BÀI: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7 I.MỤC TIÊU:

1.HS tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm về phép cộng. 2.Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7. 3.Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 7.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh vẽ minh hoạ ( SGK ), bài 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng 4’ I.BÀI CŨ: Bài 1: Tính. 6-1-1 = 1+3+2 = 6-1-2 = 6-3-2 = 3+1+2 = 6-1-3 =

* Kiểm tra - Đánh giá. -HS lên bảng làm bài.

-GV nhận xét, cho điểm.

1’

II.BÀI MỚI :

1.Giới thiệu bài:

-Hôm nay chúng ta học bài Phép cộng trong phạm vi 7.

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng

10’ 2.Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.

a.Thành lập công thức 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7. Bước1: Nhìn hình, nêu bài toán.

+Có mấy hình tam giác? (6 hình ) +Lấy thêm mấy hình tam giác? (1hình) Bài toán : Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?

-Có tất cả 7 hình tam giác.

-6 thêm 1 là mấy? ( 6 thêm 1 là 7 )

* Trực quan + Đàm thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-GV gắn 6 hình tam giác trên bộ thực hành

-Gắn thêm 1 hình tam giácmàu khác

-HS nêu bài toán.

-HS trả lời câu hỏi của bài toán.

Bước 2: Khái quát. -Phép tính: 6 + 1 = 7 -Đọc: Sáu cộng một bằng bảy. -GV ghi bảng phép tính. -HS nhắc lại. - HS đọc cá nhân, đồng thanh phép tính -Phép tính: 1 + 6 = 7 -Nhận xét gì về phép tính 6 + 1 và 1 + 6? ( Hai phép tính đều có kết quả bằng 7 ) *Như vậy : 6 + 1 = 1 + 6 = 7

-Đọc: Một cộng sáu bằng bảy. *6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7

GV viết phép tính 1 + 6 = … lên bảng,

yêu cầu HS tìm kết quả.

-HS tìm kết quả.

-HS nhận xét về kết quả của hai phép tính

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng

lập b.Thành lập công thức 5 + 2 = 7; 2 + 5 = 7; 4 + 3 = 7 ; 3 + 4 = 7.

- GV yêu cầu học sinh thực hành tương tự trên bộ thực hành biểu diễn bằng hình vuông, hình tròn.

d.Hướng dẫn HS thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.

6 + 1 = 7 1 + 6 = 7 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 3 + 4 = 7

-GV đặt các câu hỏi, xoá dần các thành phần giúp HS ghi nhớ bảng cộng.

-HS ghi nhớ các phép cộng trong phạm vi 7

-HS đọc lại Bảng cộng (từ trên xuống, từ dưới lên )

-HS thi đọc thuộc Bảng cộng. 3.Thực hành. *Phương pháp luyện tập - thực hành 5’ Bài 1: Tính. 6 2 4 1 3 5 1 5 3 6 4 2 ... ... .. ... ... ..

-HS nêu yêu cầu

-ở bài tập này càn chú ý điều gì? (Viết các số thẳng cột)

-HS làm bài -HS đọc chữa bài.

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng

3’ Bài 2: Tính.

7 + 0 = 1 + 6 = 3 + 4 = 2 + 5 = 0 + 7 = 6 + 1 = 4 + 3 = 5 + 2 =

- HS quan sát kết quả phép tính để nhớ lại tính chất giao hoán của phép cộng: Khi thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-HS nêu yêu cầu

-HS làm bài.

-HS đổi với chữa bài.

3’ Bài 3: Tính.

5+ 1 + 1 = 4 + 2 + 1 = 2 + 3 + 2 = 3 + 2 + 2 = 3 + 3 + 1 = 4 + 0 + 2 =

-HS nêu yêu cầu. -HS làm bài.

-HS nhắc lại thứ tự thực hiện dãy tính.

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng

5’ Bài 4: Viết phép tính thích hợp.

a. Đề toán: Có 6 con bướm thêm 1 con bướm nữa. Hỏi có tất cả mấy con bướm? b.VD.

Đề 1: Có 3 con chim đang bay, chúng nhìn thấy 4 con chim khác đang ăn liền sà suống ăn cùng, Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?

-HS nêu yêu cầu.

-HS quan sát tranh và tự đặt đề toán

-HS làm bài -HS đặt đề toán theo phép tính mình chọn. 2’ III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Củng cố: -HS nêu các phép cộng trong phạm vi

BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC TIÊU

1. HS tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm phép trừ. 2.Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.

3.Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 8 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Hình tam giác, hình tròn, hình vuông. 2. Hình vẽ minh hoạ bài 5.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng 4’ I.BÀI CŨ : Bài 1: Tính. 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 3 + 5 = 8 7 + 1 = 8 6 + 2 = 8 5 + 3 = 8 7 - 1 = 6 6 - 2 = 4 5 - 3 = 2 4 + 4 = 8 8 + 0 = 8 0 + 4 = 4 *Phương pháp Kiểm - Đánh giá :

-HS lên bảng làm bài, kiểm tra HS dưới lớp về các phép cộng trong phạm vi 8

- GV nhận xét, cho điểm.

II. BÀI MỚI. */ Phương pháp Trực quan-

Gợi mở - Vấn đáp.

1’ 1. Giới thiệu bài.

- Hôm nay chúng ta học bài : Phép trừ trong phạm vi 8.

-GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. - Hs lắng nghe 13’ 2. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. a.Hướng dẫn HS thành lập công thức 8- 1 = 7 và 8-7 = 1 -GV giới thiệu phép trừ bằng trực quan: tìm số ngôi sao còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng

- Trên bảng cô có mấy ngôi sao? (8 ngôi sao). - Trên bảng còn mấy ngôi sao? (còn 7 ngôi sao)

*Bài toán: Có 8 ngôi sao, bớt đi 1 ngôi sao. Hỏi còn mấy tam giác?

-8 hình ngôi sao bớt đi 1 hình ngôi sao còn lại 7 hình ngôi sao hay ta có thể nói gọn như thế nào? (8 bớt 1 còn 6 )

lại

-GV gắn 8 ngôi sao trên bộ thực hành biểu diễn.

-GV lấy đi 1 hình.

-GV cho HS nêu lại bài toán. -Hs trả lời

-HS nêu lại bài toán.

- GV nêu câu hỏi để tìm kết quả bài toán.

-Hs: tìm kết quả bài toán. - Tìm số ngôi saocòn lại bằng phép trừ: 8 - 1

= 8 ( tám trừ một bằng bảy)

-GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.

-HS nêu cách giải bài toán. -GV viết phép trừ vừa lập được trên bảng.

-HS đọc lại phép trừ. (cá nhân)

- Phép trừ: 8 - 7= 1

( Tám trừ bảy bằng 1)

-GV cho HS quan sát tiếp hình vẽ để nêu kết quả của phép trừ: tám hình ngôi sao bớt đi 7 hình còn lại mấy hình?

HS quan sát tiếp hình vẽ để nêu kết quả của phép trừ. -GV ghi phép trừ: 8 -7 = 1 -HS đọc phép tính.

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng a. Giới thiệu phép trừ: 8 - 1 = 7, 8 - 7 = 1 và 8- 2= 6, 8 -6=2 8- 3 = 5, 8 - 5 = 3 và 8- 4= 4 ( tương tự phép trừ 8- 1 = 7 và 8 - 7 = 1) -GV giới thiệu các phép tính còn lại trên bộ thực hành biểu diễn

d. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6. 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1 8 - 2 = 6 8 - 6 = 2 8 - 3 = 5 8 - 5 = 3 8- 4 = 4 -HS đọc lại bảng trừ (cá nhân, đồng thanh) -GV giúp HS ghi nhớ bảng trừ bằng cách xoá bớt các thành phần

10’ III. LUỴỆN TẬP. */ Phương pháp Luyện tập- Thực hành. Bài 1 Tính 8 8 8 8 8 8 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 -HS đọc đề bài -Lưu ý hs cách trình bày phép tính cột dọc

-HS làm vào vở, HS chữa bài

Một phần của tài liệu Sử dụng hình vẽ, sơ đồ trong dạy học phép tính cộng, trừ và giải bài toán đơn (có lời văn) ở môn toán lớp 1 và lớp 2 (Trang 101)