Hạch toán kế toán tổng hợp BHXH,BHYT và KPCĐ 1 Hạch toán chi tiết:

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nông trường cao su 19/8 (Trang 27 - 28)

3. Kế toán BHXH,BHYT và øKPCĐ:

3.2. Hạch toán kế toán tổng hợp BHXH,BHYT và KPCĐ 1 Hạch toán chi tiết:

3.2.1. Hạch toán chi tiết:

Cuối tháng căn cứ vào tổng số tiền lương cấp bậc kế toán tạm trích BHXH, BHYT và KPCĐ.

Cuối các quý hoặc cuối năm căn cứ vào số tính toán số BHXH phải nộp cơ quan BHXH tỉnh, số tiền phải nộp cho cơ quan BHYT và căn cứ vào số trích 2% KPCĐ của phòng kế toán. Kế toán tiền lương tính toán: Lấy số nộp trừ (-) số đã trích.

Nếu số phải nộp lớn hơn số đã trích thì trích bổ sung cho vừa đủ số phải nộp.

Trong năm 2005 số BHXH, BHYT và KPCĐ Nông Trường đã nộp là: 71.200.000đ

- BHXH nộp cho BHXH Tỉnh DAKLAK là: 56.696.000đ - BHYT nộp cho cơ quan BHYT là : 5.696.000đ

- KPCĐ nộp cho công đoàn cấp trên và 1% chuyển cho công đoàn cơ sở quản lý là: 8.544.000đ

- Số phải nộp này Nông Trường trích vào chi phí kinh doanh chứ không trừ vào thu nhập của người lao động.

- Mỗi tháng kế toán tiền lương lập “bảng đối chiếu nộp BHXH” kèm theo bảng danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH và “ Danh sách

Trang: 27

Trả lương cho các bộï phận quản lý Chi lương, chi thưởng

Và chi các mục đích khác từ quỹ lương

lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH” tỉnh (2bản). Sau đó kiểm tra và ký duyệt xong BHXH tỉnh chuyển lại cho Nông trường 1 bản.

- Căn cứ vào bảng đói chiếu nộp BHXH của tháng ( bảng có xác định cẩ số thừathiếu của tháng trước để nộp bổ sung hoặc khấu trừ trong tháng này).

- Cuối năm kế toán tiền lương lập danh sách lao động vào quỹ tiền lương trích BHYT cho năm sau và nộp cho Công Ty BHYT tỉnh. Sau khi nhận được danh sách, kiểm tra xong Công Ty bảo hiểm gửi thông báo cho Nông Trường nộp tiền. Sau khi nhận được tiền thì tiến hành phát thẻ

BHYT.

Trường hợp chi 3 quỹ:

Chi nộp BHXH tỉnh, chi nộp BHYT cho Công Ty BHYT tỉnh thì kế toán lập ủy nhiệm chi (3 liên) bằng tiền mặt.

Vào đầu tháng sau, kế toán tiền lương làm giấy “ Đề Nghị Xin Duyệt Chi 2% Kinh Phí Công Đoàn Tháng” của tháng trước nội dung là: xác định tổng quỹ lương thực hiện quý trước tỷ lệ phần trăm (%)xin duyệt là tổng số xin duyệt chi để trình Giám Đốc duyệt. Sau đó chuyển cho phòng kế toán lập phiếu chi . Sau đó công đoàn cơ sở lại nộp 1% KPCĐ này lại cho Nông Trường (kế toán lập Phiếu Thu) và căn cứ vào số tiền thu , kế toán lập Giấy Ủy Nhiệm Chi (3liên) chuyển cho công đoàn cấp trên.

Khi CNV bị bệnh ( hoặc con của CNV bệnh) thì dược Bác Sĩ giải quyết cho nghỉ hoặc phải nằm viện... thì người bệnh phải nộp giấy tờ của bệnh viện có xác nhận của Bác Sỹ cho nghỉ, cho người chấm công và giấy tờ của người bệnh được chuyển về phòng Kế toán, cho Kế toán lao động tiền lương. Căn cứ vào các chứng từ trên Kế toán tiền lương lập “ GIẤY CHỨNG NHẬN” ( nghỉ ốm, con đau, thai sản...) theo từng người bệnh. Cuối tháng kế toán lao động tiền lương lập “ Bảng Tổng Hợp Ngày Nghỉ và Trợ Cấp BHXH” (3bản) của tháng đó. Kèm theo “ GIẤY CHỨNG NHẬN” ( Nghỉ ốm, trông con...) và Bảng Chấm Công photo của các phòng ban có người bệnh phải thanh toán BHXH tỉnh. Khi nhận được chứng từ của Công Ty chuyển đến kiểm tra nếu đúng và đầy đủ thủ tục thì cơ quan BHXH sẽ lập ủy nhiệm chi tổng số tiền phải trả BHXH về cho Nông Trường và chuyển lại cho Công Ty 1 bản tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH ( cơ quan BHXH tỉnh giữ lại 2 bản) và toàn bộ tập hồ sơ đề nghị thanh toán BHXH lại cho phòng Kế toán Nông Trường. Khi nhận được tiền Kế toán kềm theo toàn bộ chứng từ nhận được của cơ quan BHXH tỉnh chuyển về lập PHIẾU CHI để chi tiền BHXH cho người được hưởng theo chính sách.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nông trường cao su 19/8 (Trang 27 - 28)