Các công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu đề cương quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 29 - 30)

III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DNNN TRONG MỘT LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY?

1,Các công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế

Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân.

Hệ thống công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế bao gồm các nhóm:

- Công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của quản lý

- Công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự, hành vi trong các quan hệ kinh tế khi thể hiện các mục tiêu quản lý:

- Công cụ thể hiện các tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều chỉnh

các hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định

- Các công cụ vật chất thuần tuý:

- Công cụ sử dụng các công cụ trên

*, Một số công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế

1. Pháp luật

a). Khái niệm

Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sựu có tính chất bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định.

Trong thực tế, có hai loại văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

b). Vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước về kinh tế

- Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn

định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ

giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân.

- Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với phát triển xã

hội và bảo vệ môi trường

2. Kế hoạch

a). Khái niệm

Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai, theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai. Kế hoạch với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bản thân là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung hoạt động:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội - Kế hoạch trung hạn

- Kế hoạch hàng năm - Chương trình - Dự án

- Ngân sách

b).Vai trò của quản lý kế hoạch vĩ mô

- Quản lý kế hoạch vĩ mô là căn cứ cơ bản của quản lý kinh tế quốc dân.

- Quản lý kế hoạch vĩ mô là một khâu quan trọng và là một bộ phận cấu thành

hữu cơ của quản lý kinh tế quốc dân.

- Quản lý kế hoạch vĩ mô là một công cụ quan trọng của Nhà nước để điều hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu đề cương quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 29 - 30)