PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu đề cương quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 27)

III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DNNN TRONG MỘT LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY?

c,PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, không dùng sự cưỡng chế, không dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan đẻ đối tượng quản lí tự giác thi hành nhiệm vụ.

*, Hướng tác động.

- Giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, hiệu quả.

- Xây dựng tác phong lao động trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

*, Trường hợp áp dụng phương pháp giáo dục.

Phương pháp giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và phải được kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Sở dĩ như vậy là do, việc sử dụng phương pháp hành chính hay kinh tế để điều chỉnh các hành vi của đối tượng quản lý suy cho cùng vẫn là tác động bên ngoài, và do đó không triệt để, toàn diện. Một khi không có những ngoại lực này nữa, đối tượng rất có thể lại có nguy cơ không tuân thủ người quản lí. Hơn nữa, bản thân phương pháp hành chính hay kinh tế cũng phải qua hoạt động thuyết phục, giáo dục thì mới truyền tới được đối tượng quản lý, giúp họ cảm nhận được áp lực hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặc muốn có lợi ích, từ đó tuân theo những mục tiêu quản lý do Nhà nước đề ra.

Một phần của tài liệu đề cương quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 27)