Về bản quyền tác giả:

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế wto (Trang 32 - 33)

III. VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO:

3. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO:

3.3.1. Về bản quyền tác giả:

- Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo Luật SHTT 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005. Theo đó, quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Trong quá trình đàm phán, trả lời câu hỏi liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia, đại diện của Việt Nam nói rằng, Luật SHTT năm 2005 bảo đảm thực hiện điều 3 của Hiệp định TRIPS và điều 3 của Công ước Berne. Theo điều 13 của Luật SHTT công dân của nước thành viên Công ước Berne hoặc WTO sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.

Trong quá trình đàm phán, một số Thành viên có ý kiến cho rằng họ thấy một số cơ quan của Chính phủ Việt Nam sử dụng phần mềm máy tính mà chưa được phép của chủ sở hữu. Họ cũng lưu ý rằng một cơ quan của Chính phủ Việt Nam và một doanh nghiệp Nhà nước đang cung cấp truyền hình cáp không có bản quyền cho khách hàng Việt Nam. Những Thành viên này đề nghị Việt Nam chấm dứt tình

trạng này trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực thi nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS.

Đại diện Việt Nam xác nhận rằng, trước ngày gia nhập, Việt Nam sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp và không vi phạm quyền tác của những phần mềm này; quy định việc mua và quản lý tất cả phần mềm do các cơ quan của Chính phủ sử dụng; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép đến khách hàng của họ.

- Về thù lao, nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã được công bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Chính phủ. Việt Nam lưu ý rằng các tổ chức phát sóng ở Việt Nam do Nhà nước quản lý, hoạt động bằng ngân sách nhà nước, vì vậy chỉ những trường hợp có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào mới phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền hoặc thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người xâm phạm có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế wto (Trang 32 - 33)