Những thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế wto (Trang 51 - 55)

IV. THỰC TRẠNG, THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC

5. Những thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập WTO:

Khi gia nhập vào WTO, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động do những diễn biến trên thị trường thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

nhanh hơn cũng làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, qua đó ảnh hưởng đến tương quan cung – cầu ngoại tệ và kèm theo đó là cung tiền tệ và lãi suất. HNKTQT đã làm BOP và các cán cân thành phần biến động mạnh và khó lường hơn rất nhiều. Tác động rõ nhất của hội nhập kinh tế quốc tế đối với BOP trong các năm 2007-2009, so với trước khi gia nhập WTO, là gia tăng mức độ thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai và chu chuyển vốn, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP

- Thay đổi tương quan cung – cầu ngoại tệ cũng làm ảnh hưởng đến tỷ giá

và, trong điều kiện chính sách tỷ giá được thực hiện theo hướng thả nổi có quản lý, việc quản lý tỷ giá cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Có thể thấy trong giai đoạn 2007-2009, tỷ giá VNĐ/USD diễn biến hết sức phức tạp, theo những chiều hướng khác nhau

Ngay cả trong giai đoạn tỷ giá VNĐ/USD có xu hướng tăng, mức tăng cũng đã khó lường hơn rất nhiều. Chính vì vậy, tỷ giá VNĐ/USD trên thị trường liên ngân hàng và biên độ giao dịch cũng liên tục được điều chỉnh trong giai đoạn 2007-2009

- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động đến nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM và thị trường tài chính, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lần lượt lên gần 2,1% năm 2008 và hơn 2,2% vào tháng 6/2009. Như vậy, trái với các kỳ vọng về tác động của mở cửa hội nhập đối với tăng trình độ quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng do những tác động tiêu cực khác từ hội nhập (khủng hoảng kinh tế) là lớn hơn.

- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước

(NSNN), qua đó tác động đến thâm hụt NSNN và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài như biến động giá cả trên thị trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng thương mại chính, các sự kiện chính trị, vv...Quá trình hội nhập trong giai đoạn 2007-2009 đã tác động mạnh đến cả thu – chi NSNN. Thu NSNN, tính theo tỷ lệ % so với GDP, đã liên tục giảm do phụ thuộc nhiều vào thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, trong khi nguồn thu này bị ảnh hưởng bởi cả việc cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập và cả khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến các

nước đối tác giảm hoạt động thương mại. Trong khi đó, chi NSNN lại tăng mạnh nhằm đầu tư nâng cao năng lực tận dụng cơ hội từ hội nhập, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của hội nhập đối với an sinh xã hội

- Lạm phát: Dưới tác động của các diễn biến kinh tế thế giới và chính sách kinh tế trong nước, lạm phát ở Việt Nam trong 3 năm hậu gia nhập WTO đã diễn biến phức tạp hơn, theo những chiều hướng khác nhau. Diễn biến lạm phát trong giai đoạn 2006-2009 (theo chỉ số giá tiêu dùng CPI, so với cùng kỳ năm trước) được thể hiện trong Hình 6. Theo đó, lạm phát tăng liên tục, đặc biệt mạnh kể từ tháng 9/2007 để đạt đỉnh 28,3% vào tháng 8/2008 (so với mức 6,4% vào tháng 1/2007). Tính chung trong năm 2007, tốc độ tăng CPI đã đạt mức 12,6%, mức cao nhất kể từ năm 1996, và cao gần gấp đôi so với mức năm 2006 (6,6%).

- Xuất khẩu dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như các cú sốc giá cả hay sự xuất hiện rào cản thương mại mới. Điều này một phần do chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào một số ít hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu đột phá.

- Giá dầu thô và giá lương thực – là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – cũng như giá nhiều mặt hàng xuất khẩu khác tăng cao, nên Việt Nam được lợi từ yếu tố tăng giá, và điều này ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Hơn nữa, thị trường xuất khẩu vẫn tiếp tục được mở rộng nhờ HNKTQT cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng. Trong hai nhóm tác động trên, tác động tiêu cực có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, lại được truyền dẫn nhanh hơn vào nền kinh tế do mở cửa.

- Ngành công nghiệp chế biến: cũng là ngành chịu tác động của HNKTQT nhiều nhất do có định hướng xuất khẩu cao. Năm 2009 ngành công nghiệp chế biến phục vụ thị trường trong nước gặp rất nhiều khó khăn và chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu tràn vào sau khi thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm theo lộ trình cam k ết của WTO và các cam kết khác.

- Dịch vụ: Tác động tiêu cực rõ nhất của HNKTQT năm 2009 là tác động lên ngành kinh doanh có tính thị trường cao (kinh doanh khách sạn, nhà hàng và

sạn, nhà hàng giảm xuống còn 2,3% so với mức tăng 8,6% năm 2008 và 12,8% năm 2007. Trong khi đó, sau khi tăng với tốc độ cao vào năm 2007, tốc độ tăng GTTT của ngành kinh doanh và tư vấn dịch vụ nhà đất giảm còn 2,5% năm 2008 và tăng nhẹ lên 2,54% năm 2009

- Tiêu dùng: Năm 2009, trong thời gian khủng hoảng tài chính và suy thóai kinh tế, tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình giảm mạnh, chỉ còn 3,9% so với mức 9,2% năm 2008 do các hộ gia đình đã thu hẹp chi tiêu. Do đó, tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng của cả nền kinh tế cũng giảm xuống còn 4,2% so với 9,0% năm 2008 và 10,6% năm 2007

- Tỷ lệ thất nghiệp Năm 2007, ngay sau khi gia nhập WTO, số lượng người thất nghiệp là 1.030.346 người, giảm 155 người so với năm 2006. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, số lượng người thất nghiệp đã gia tăng nhanh chóng, năm 2008 tăng thêm trên 59 ngàn người, tăng rất nhanh lên 1,509,596 người vào năm 2009 (thêm 420 ngàn người). Số người bị mất việc cuối năm 2008 và năm 2009 chủ yếu thuộc các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ. Tổng thời kỳ 2007-2009, số người bị thất nghiệp tăng thêm 160 ngàn người/năm, tốc độ tăng 13,6%/năm, phản ánh sự biến động của kinh tế, đặc biệt là khủng hoảng tài chính khá rõ nét.

Như vậy là cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2007 đã tác động tiêu cực lên nền kinh tế Việt nam thông qua một số kênh như giá cả, thương mại và đầu tư (bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và chu chuyển vốn).

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế wto (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w