Những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế wto (Trang 45 - 48)

IV. THỰC TRẠNG, THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC

3. Những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam:

- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không được đào tạo đầy đủ, cơ bản kiến thức về kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập toàn cầu. Trình độ quản lý, yếu tố tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, lúng túng khi thực hiện quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.

- Do hoàn cảnh đất nước mới mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các cơ hội

kinh doanh thấp, chưa thực sự am hiểu các thông lệ, luật phát kinh doanh quốc tế... Thiếu tính sáng tạo đổi mới, tư duy không theo kịp với sự chuyển biến của thị trường và đối thủ cạnh tranh

- Doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm quản lý, nhất là quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia, trong đó, một số lại tự ti hoặc tự thoả mãn với những kết quả hiện tại. Nguồn nhân lực chất lượng thấp, kỹ năng quản lý doanh nghiệp hạn chế

- Tầm nhìn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, rõ ràng. Chưa thực sự đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, thường áp đặt suy nghĩ của mình cho khách hàng, thiếu sự cam kết lâu dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cũng thiếu tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh, lựa chọn sản phẩm cốt lõi và thị trường trọng điểm

- Khả năng liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp kém, thậm chí là không có. Các điểm yếu này không phải là quá trầm trọng, những rõ ràng nếu không được khắc phục có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng xấu và ngày càng lớn đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính, công nghệ và tổ chức thị trường yếu. Tư tưởng tiểu nông, dễ hài lòng với thực tại và thiếu tính hợp tác. Doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn về thể chế thị trường chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém làm tăng chi phí giao dịch..

- Các sản phẩm điện tử nguyên chiếc được nhập khẩu từ các nước khác, sự tham gia sản xuất của các hãng điện tử nổi tiếng ngay ở thị trường trong nước đã làm cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã yếu lại càng yếu hơn do không có khả năng cạnh tranh.

Ngành công nghiệp phụ trợ đang rất yếu, là một rào cản rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài có dự định đầu tư vào Việt nam. Trong thực tế, chưa có những chính sách rõ ràng và thích hợp giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Đó là một trong những lý do làm cho mục tiêu của chính sách thuế theo tỉ lệ nội địa hóa không đạt được như mong muốn. Chúng ta mới chỉ quan tâm, khuyến khích về cầu mà chưa quan tâm khuyến khích về cung.

Năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ sở hạ tầng chưa thỏa mãn được các nhà đầu tư quốc tế.

- Bắt đầu từ thời điểm 1/1/2009, các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài có cơ hội để thâm nhập thị trường nội địa. Không những thế, từ 1/1/2010, thị trường phân phối hàng hóa sẽ công bằng đối với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là mối lo cho cả các doanh nghiệp sản xuất. Bởi nếu doanh nghiệp phân phối của Việt Nam thua thì doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cũng có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

- Sân chơi WTO là sân chơi công bằng. Vì thế, nó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên vai trò định hướng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Hiện nay những bất cập trong qui hoạch, quản lý, điều hành đang là rào cản lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và điện tử - công nghệ thông tin.

- Chính sách thuế thiếu linh hoạt dẫn tới giá thành cao, không có sức cạnh tranh. Khi làm thủ tục cho linh kiện nhập khẩu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi chính sách thuế, thủ tục hải quan... dẫn đến việc đã yếu lại càng yếu. Ví dụ: tivi nhập khẩu nguyên chiếc, nếu nhập từ ASEAN thì thuế suất chỉ có 5%. Nhưng nhiều linh kiện để lắp ráp tivi thuế suất vẫn rất cao như cuộn biến áp (28%); cầu chì (29%); phím nguồn, phím điều khiển (18%), các chi tiết nhựa (18%)…

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành Công nghiệp điện tử còn thấp về cả quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính đến trình độ công nghệ, trình độ quản lý. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, không có khả năng cạnh tranh về giá… Ngoài ra, sự điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức thương mại quốc tế wto (Trang 45 - 48)