nhiều lần nhưng anh vẫn không thay đổi, chị đành phải đi lấy chồng Hôm chị Hoài cưới anh vẫn ngồi dưới gốc cây chơi cờ với đám trẻ con,
3.3 CÁCH DIỄN ĐẠT KIỂU NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NNT
CỦA NNT
Viết bằng phương ngữ không có nghĩa là chỉ sử dụng những từ địa phương mà còn sử dụng cách diễn đạt ngôn từ theo kiểu của người dân vùng miền đó. Bởi vì, cách nói của mỗi vùng miền không chỉ khác nhau về mặt từ
vựng mà còn khác ở cách dùng từ, đặc biệt là những từ mang nghĩa tình thái, cụ thể là các ngữ khí từ trong vốn từ vựng của mỗi phương ngữ. Cách
diễn đạt kiểu Nam bộ có nét đặc trưng nổi bật nằm ở một số tổ hợp từ tiêu biểu và cách kết hợp tạo nên một cá tính, một cách nói riêng của người dân
Nam bộ như: dễ ợt hà mầy ơi, đẹp dễ sợ, ca mùi rụng rún, quá chừng đau, mà hên nghen, thấy đẹp luôn, ...
Tìm hiểu đặc điểm trong cách diễn đạt kiểu Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sẽ đi sâu vào xem xét cách sử dụng các ngữ khí từ trong văn của Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó chỉ ra sự khác biệt trong cách nói của người Nam bộ thông qua những khí khí từ này.
3.3.1 Ngữ khí từ Nam bộ trong truyện ngắn của NNT
Theo Trần Thị Ngọc Lang, nhóm ngữ khí từ của phương ngữ Nam bộ (PNNB) có nhiều khác biệt đáng kể so với nhóm ngữ khí từ của ngôn ngữ toàn dân (NNTD) cả về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp. Góp phần làm nên sắc thái riêng biệt của PNNB. Tác giả đã phân loại các ngữ khí từ trong PNNB dựa vào chức năng của nó trong câu như: ngữ khí từ dùng trong câu hỏi; trong câu mệnh lệnh và trong các câu cảm. Căn cứ vào cách phân chia này, chúng tôi khảo sát các ngữ khí từ được dùng phổ biến trong những
truyện ngắn như: hà, há, hén, hen, nghe, nghen, bộ, chớ bộ, mà, nè... 3.3.1.1 Ngữ khí từ dùng trong câu hỏi
Trong PNNB những từ thường được dùng nhiều nhất để tạo câu hỏi
tuyển lựa là: không (hông, hôn)và các từ phủ định tương ứng. Còn các câu hỏi khác là: hả, há, hén (hen), à, vậy, bộ...
Các câu “A hay không?”, A không?”, “A hay chưa?”, A chưa?” cũng lần lượt được coi là sự rút gọn của của hai cấu trúc “A hay không A?”, “A hay
chưa A?” như trong NNTD. Do đó, về cấu trúc, các từ “chưa”, “không” trong PNNB cũng giống NNTD. Trên thực tế, người miền Nam nói nhanh “không” thành “hông”. Trong câu hỏi, có thể dùng hông thay cho không trong hầu hết các trường hợp. “hông” lại được đọc lướt thành “hôn”. Như vậy, không có hai biến thể ngữ âm là “hông” và “hôn”.
Tuy nhiên, hông và hôn vẫn có chỗ khác nhau trong cách dùng: Từ
“hông” có thể dùng để trả lời phủ định trực tiếp, nhưng lại “không” có khả năng ấy. Đứng trước câu hỏi “Đẹp không?”, “Đi không?”, người ta có thể trả lời phủ định trực tiếp là “Hông đẹp!”, “Hông đi!”. Nhưng để trả lời cho câu hỏi “Đẹp hôn?”, Đi hôn?”, người ta không thể trả lời “Hôn đẹp!”, “Hôn đi!”
mà chỉ có thể nói “Hổng đẹp!” “Hổng đi!”.
Ví dụ (112):
“Nhớ má hôn con?
“Hổng nhớ ngoại à.” [4. C.C.Đ]
Do vậy, mặc dù “hôn” là một biến thể trực tiếp của “không” nhưng phạm
vi sử dụng đã bị thu hẹp lại.
Từ “hổng” được dùng để trả lời cho câu hỏi đã phản ánh một đặc điểm ngữ pháp của PNNB. Bên cạnh đó, từ “hổng” còn được dùng tương đương với từ “không có”. Trong lời nói, người Nam bộ nhấn mạnh sự tồn tại của sự
vật hiện tượng, như vậy khi phủ định thì thường là phủ định sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Người ta có thể nói “Con không có nhớ”, trong khi NNTD cho rằng câu này không bình thường vì nó thừa từ có. Mà theo qui luật rút
gọn và biến âm kiểu “ông ấy” - ổng, “bên ấy” - bển, thì từ “không có” sẽ thành “hổng”.
Ví dụ (113):
“Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại, “Anh Hết hổng được chỗ nào hả má?” [9. H.H.G.B]
“Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hổng
ấy, cho con Tươi đi, chịu hôn?” [1. N.Đ.K.T]
“Tụi bây ở lì vậy không biết có ăn thua gì hôn đây, thằng Mười chồng con Thấm tánh tình khó khăn, ngang ngược, hổng giống ai...” [13. M.T.N.C]
Trong hai tập truyện ngắn, chúng tôi đã khảo sát được 24 câu hỏi tuyển với biến âm hôn trong tổng số 74 câu hỏi sử dụng ngữ khí từ, chiếm 32%. Với đầy đủ các dạng của câu hỏi tuyển như: A phải hôn?, “Phải A hôn?”, “A có B hôn?”, “A hôn?”, ...
Ví dụ (114):
“Điệp phải hôn con?”, “Phải chế ca hôn?” [4. C.C.Đ], “Mưa lạnh hôn con?” [11. C.N.K.K], “Có nổ hôn đó, cha nội?” [20. C.Đ.B.T]
Như vậy, trong hai kết cấu của câu hỏi tuyển thì chỉ có kêt chứa từ
“không” mới có sự biến âm, còn kết cấu có chứa từ “chưa” giống như trong
NNTD.
b) Các loại câu hỏi khác
Các từ hả, há, hén (hen), à vậy, bộ được dùng để tạo các loại câu hỏi
khác, những câu hỏi không tuyển lựa và những câu hỏi tu từ. Câu hỏi tu từ là câu có hình thức như câu hỏi nhưng không thực sự để hỏi và do đó không đòi hỏi người nghe trả lời.
Xét theo vị trí, trong những từ trên đây có những từ chỉ đứng ở vị trí đầu câu, có những từ đứng ở vị trí cuối câu.
Ngữ khí từ “Hả”
Từ này được dùng như “hử”, “hở”, “hả” trong NNTD. Xét theo vị trí, ngữ khí từ “hả” đứng ở phần cuối của câu hỏi.
Ví dụ (115):
(a) “Chú em mầy nhớ quê hả?” [15. B.N.M.M] (b) “Nghe nói em đánh lộn hả, gan vậy?” [2. C.X]
Về nghĩa, người hỏi đã thể hiện luôn ý kiến của mình và không đòi hỏi người nghe đồng tình với mình. Khi nghe câu (a), người nghe có thể im lặng, cũng có thể bày tỏ sự đồng ý (gật đầu), hoặc không đồng ý.
Về sắc thái, thông thường từ “hả” thể hiện sự thân mật. Nó thường được
dùng giữa những người ngang hàng nhau hoặc người trên hỏi người dưới, và khi đó phát âm nhẹ nhàng.
Nhưng từ hả cũng được dùng trong câu hỏi thể hiện sự coi thường người đối thoại. Trong sắc thái này, không thể thêm từ trỏ người đối thoại vào cuối câu, như ở (tía, má).
Ví dụ (116):
“Băng nhóm “Phố đêm” hả?” [5. N.N]
“Hả” có biến thế ngữ âm là ha. Nhưng “ha” chỉ mang sắc thái thân mật.
Ví dụ (117):
“Ừ, lạnh quá, Điềm ha?” [10. H.L.C]
“Ừ, thì tôi hỏi ông nè, cái nhan sắc đó làm sao mà người ta quên được,
ha?” [14. C.M.N.S]
Chúng tôi đã thống kê được 20 câu hỏi chứa từ “hả” trong tổng số 74
câu hỏi chứa ngữ khí từ PNNB, chiếm 27%.
Ngữ khí từ “Hen”
Trong trường hợp người nói chờ đợi người đối thoại tán thành ý kiến
của mình có nghĩa như “nhỉ”, “nhé” trong ngôn ngữ toàn dân. “Hen”cũng có nghĩa của “phải không”.
Ví dụ (118):
(a) “Trời, gió mát ghê hen.” [10. H.L.C]
(b) “Ông ngừng lại vuốt cánh con vịt, vậy hen Cộc?” [11. C.N.K.K] (c.) “Hiện kêu, “Chắc sau này mình hỏng gặp được nữa, cô Hai hen.” [16. N.S]
(d) “Ăn trên mồ hôi nước mắt người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời, hen mấy cưng?” [20. C.Đ.B.T]
Trong trường hợp người nói chờ đợi người đối thoại tán thành một hành
động thì hen được dùng như “nhỉ”, “nhé” trong ngôn ngữ toàn dân. Vì vậy,
nếu chuyển sang ngôn ngữ toàn dân thì các ví dụ (a), (c), có thể thay thế
“hen” bằng “nhỉ”, nhưng trong (d) sau khi thay “hen” bằng “nhỉ”, cần đảo vị trí của “nhỉ” với từ xưng hô:
(d.) “Ăn trên mồ hôi nước mắt người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng
đời, mấy cưng nhỉ?”
Cũng vậy, ở ví dụ (b), có thể thay “hen” bằng “nhé” nhưng sau khi thay phải đảo trật tự của “nhé” với từ xưng hô:
(b.) Ông ngừng lại vuốt cánh con vịt, vậy Cộc nhé?
Ở (d) “hen” Còn có thể thay bằng từ “phải không” trong NNTD:
(d..) Ăn trên mồ hôi nước mắt người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng
đời, phải không, mấy cưng?
Sự khác biệt giữa (b) và (b.), (d) và (d.) còn cho thấy một đặc điểm cú pháp của những từ hòi trong PNNB. Từ trỏ người đối tượng có thể đứng sau ngữ khí từ, cũng có khi đứng trước như ở ví dụ (d), trong khi đó ở NNTD từ trỏ người đối thoại hầu như chỉ đứng trước ngữ khí từ.
Về sắc thái, việc đảo thứ tự đưa từ trỏ người đối thoại xuống cuối như câu (b), (d) làm tăng thêm sắc thái của câu, chờ đợi và đòi hỏi người đối thoại đồng tình mạnh mẽ hơn, dứt khoát hơn.
Ngữ khí từ “À”
Được dùng để hỏi khi người nói còn hồ nghi, không biết rõ ý tưởng của người đối thoại nên hỏi để biết đích xác hơn. Xét theo vị trí, ngữ khí từ này
đứng ở phần cuối của câu. Nó tương ứng với “à” và “ạ” trong ngôn ngữ toàn dân. Trong đó, “ạ” được người dưới dùng để hỏi người trên, còn người ngang hàng hoặc người trên thì dùng “à” để nói với nhau.
Ví dụ (119):
(a) “Ông Tư Đờ bị bắt ba à.” [3. N.B.R.L]
(c) “Thương thiệt không à, lúc trước tui bị điên đó nghen.” [19. M.T.T.K]
Trong trường hợp người dưới nói với người trên, “à” tương đương với “ạ” trong NNTD. Do đó, khi chuyển sang NNTD câu (a) sẽ thành:
(a.) “Ông Tư Đờ bị bắt ba ạ.”
Trên thực tế, trong ngôn ngữ toàn dân, người trên nói với người dưới
cũng có thể dùng “ạ” trong một số trường hợp. Do vậy, à trong các ví dụ trên
đều có thể chuyển thành “ạ”
(b.) “Mình sống có tình đóng vai nào cũng dễ con ạ.” (c.) “Thương thiệt không ạ, lúc trước tui bị điên đó nghen.” Ngữ khí từ “Bộ”
Khác với các ngữ khí từ nghi vấn khác, “bộ” thường đứng ở đầu câu được dùng để hỏi lại, chất vấn lại người đối thoại nhằm khẳng định một điều hiển hiện hoặc ngầm ẩn trước đó. Điều này đối lập với từ hiển ngôn đứng sau từ “bộ”. [28,146]
Ngữ khí từ dùng để nghi vấn được tác giả sử dụng đúng chỗ làm tăng thêm sắc thái biểu cảm cho câu văn.
Ví dụ (120):
“Bộ hết người rồi hay sao mà nội bây cưới tao cho ổng.” [17. D.N]
Trong câu trên, khi chuyển sang NNTD thì “bộ” tương ứng với “dễ”, “dễ thường”, “thế” hoặc “chẳng lẽ”.
(120.)“Chẳng lẽ hết người rồi hay sao mà nội bây cưới tao cho ổng.” 3.3.1.2 Ngữ khí từ dùng trong câu mệnh lệnh
Ngữ khí từ “nghen”
Trong lời ăn tiếng nói của người Nam bộ, “nghen” được dùng khá rộng rãi và phổ biến. “Nghen”: “từ dùng đè tình thái hoá phát ngôn: tỏ ý thân tình với người tiếp chuyện”(3), là hình thức rút gọn của nghe không và được dùng
chủ yếu để dặn dò hay nhắc nhở điều gì.
(3)
Ví dụ (121):
(a) “Đừng viết báo nghen, cha nội.” [6. L.C.S.S.S] (b) “Cộc! Bị đòn nghen mậy.” [11. C.N.K.K]
Từ “nghen” trong các câu trên tương tương với từ nhé, đấy nhé trong ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt về cú pháp giữa “nhé” và “nghen” là: “nhé” trong ngôn ngữ toàn dân chỉ đứng cuối câu và sau từ xưng hô: mình nhé, anh nhé, ... Nghĩa là trong ngôn ngữ toàn dân ta không có
các câu tương ứng với các câu (147.), (148.)
(a*) Đừng viết báo nhé cha nội. (b*) Cộc! Bị đòn nhé mậy.
“Nghen” cũng được dùng trong câu hỏi, trong trường hợp muốn hỏi ý
kiến người đối thoại, xem người đó có đồng ý hay không. Ví dụ (122):
“Con hát nghen?” [1. N.Đ.K.T]
“Nghen” cũng thường được dùng ở cuối câu để làm cho câu tròn trịa,
đầy đặn, hay để nhấn mạnh vào ý mình nói và tăng sức biểu cảm của câu. Ví dụ (123): “Tại cô Hồng không muốn gặp chớ không phải tại tôi ích kỉ
à nghen.” [14. C.M.N.S]
“Nghen” lại có các biến thể phát âm là nghe, nhen hay nha.
Ví dụ (124):
“Tối nay lại chỗ tao coi cải lương, nghe bây.” [14. C.M.N.S] 3.3.1.3 Ngữ khí từ dùng trong câu cảm
Ngữ khí từ “Nè”
“Nè”: “từ có thể đứng đầu hoặc cuối câu để tình thái hoá phát ngôn với ý
nhấn mạnh, tập trung sự chú ý của người đối thoại.”(4). Xét về vị trí, “nè” đứng ở cuối câu, cũng giống như “này”, “nào” trong ngôn ngữ toàn dân.
Trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi đã thống kê
được tần số xuất hiện của “nè” là 42 lần, nhiều nhất trong tất các các ngữ khí
“Nè” dùng để liệt kê giống như “này” trong NNTD.
Ví dụ (125):
“Trời ơi coi kĩ lại sao mà em giống Bé Hai vậy không biết? Cái gì cũng
giống. Cặp mắt nè, cái miệng cá sặt nè...” [2. C.X]
“Biết bao nhiêu lần tụi giặc càn vô vùng căn cứ Xóm Xẻo, tụi tao đáh
giạt hết. Tao nè, Tư Đấu nè, bác Mười Mực của mày nè...” [3. N.B.R.L] Nhiều khi “nè” chỉ dùng để đệm ở cuối câu cho tròn câu.
Ví dụ (126):
(a) “Sáng sớm ngày thứ ba, chị ngồi dậy được, ngó quanh, chị hỏi, “Trời
đất ơi, chỗ nào mà vắng tanh vầy nè.”
(b) “Trời đất ơi, sao vầy nè, cưng?” [20. C.Đ.B.T]
Khi chuyển sang NNTD, câu (a), (b) có thể bỏ từ “nè” mà vẫn giữ nguyên nghĩa, nhưng từ “vầy” sẽ được thay thế bằng từ “vậy” hoặc “thế này”.
(a.) Sáng sớm ngày thứ ba, chị ngồi dậy được, ngó quanh, chị hỏi, “Trời
đất ơi, chỗ nào mà vắng tanh thế này?” (b.) Trời đất ơi, sao vậy, cưng?
“Nè” đôi khi được dùng ở đầu câu như một lời gọi, tương ứng với này
trong NNTD. Ví dụ (127):
“Rồi khom người nhìn vào chòi, chị chắc lưỡi tấm tắc, “Coi nè... Trời ơi,
bữa nay bộ gió mát sao mà người ta ngủ ngon dễ sợ”. [20. C.Đ.B.T]
Như vậy, cách nói của người dân Nam bộ khác với người dân ở những miền khác không chỉ phụ thuộc vào từ ngữ mà còn phụ thuộc vào cách diễn đạt. Ngữ khí từ được sử dụng với nghĩa tình thái khác nhau làm nên sự khác nhau trong cách nói.
3.3.2 Cách nói khẩu ngữ trong truyện ngắn của NNT
Trong cách diễn đạt kiểu Nam bộ của mình Nguyễn Ngọc Tư còn ưa sử dụng cách nói khẩu ngữ trong ngôn ngữ văn chương. Đây cũng là một xu hướng phát triển trong cách viết đã và đang diễn ra ở nhiều nhà văn, đặc biệt là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Chúng tôi đã khảo sát những từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ được
dùng trong hai mươi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và giới thiệu ở phần phụ 3. Và thấy, cách nói khẩu ngữ trong văn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu
được thể hiện bằng những cách thức sau:
3.3.2.1 Cách rút gọn các thành phần câu trong giao tiếp
Đây là hiện tượng thường xảy ra trong cách nói khẩu ngữ. Với ưu thế đặc biệt là luôn có nhiều phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ cho việc truyền tải thông tin nên mặc dù kết cấu không đầy đủ vẫn bảo đảm nội dung thông báo.
Ví dụ (128): “Cô tên gì nhỉ?
Dạ Tươi. Ông nội con tên Tương, ba con là Lai, hai chị em con là Tươi, Sáng.
Tên cũng hay lắm. Tươi có biết thầy không?
Biết. Con thương thầy như nội con vậy.” [1. N.Đ.K.T]
3.3.2.2 Cách thêm yếu tố
Cách thêm yếu tố để tạo thành từ khẩu ngữ phổ biến nhất trong văn của Nguyễn Ngọc Tư là thêm yếu tố X trong kết cấu AX (trong đó, A là tính từ, X là yếu tố chỉ đặc tính do tính từ biểu thị), để tạo từ mới mang tính miêu tả
cụ thể, sinh động và cường điệu như: giãy đành đạch, cười thúi mũi, mặc chết bỏ luôn, chạy xịt khói, tiếc đứt ruột, nhức mình muốn chết, ế ngoi ngóp, ...
Ví dụ (129):
“Nhiều bữa hát ế ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm, nhiều bữa đứng soát vé bị bọn du đãng địa phương rượt chạy xịt khói, Thàn muốn về nhà nhưng sợ ông già cười thúi mũi.” [7.C.Ơ]
Chỉ với từ “buồn” tác giả đã sử dụng tới 19 yếu tố chỉ mức độ khác nhau để thể hiện nỗi buồn như như: buồn hiu, buồn rũ, buồn đứt ruột, buồn ác chiến, buồn xao xác, buồn tê tái, buồn rượi, buồn so, ...
Ví dụ (130):
“Dưới ghe ngó lên, mặt người phụ nữ buồn so, buồn như sắp đâm đầu xuống sông mà chết.” [11. C.N.K.K]
Cũng vậy, với từ “khóc”, tác giả đã sử dùng rất nhiều tính từ khác nhau để miêu tả: khóc rấm rứt, khóc ngặt ngẹo, khóc ở hờ, khóc lên khóc xuống, ...
Ví dụ (131):
“Qua khỏi đám lá ông quặt chèo trở lại. Ông hỏi chị nọ đi đâu, chị khóc như mưa bấc, “Tôi không biết mình đi đâu”. [11. C.N.K.K]
Một đặc điểm khác trong kết cấu từ của PNNB đó là: yếu tố X được tạo thành trong quá trình so sánh, đối chiếu. Đó là sự so sánh đối chiếu A với X,