NGÔN NGỮ NHÂN VẬT 1 Nhân vật

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (trong hai tập truyện ngắn ngọn đèn không tắt và cánh đồng bất tận ) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 39 - 48)

Đặc biệt là cách kết thúc truyện, tác giả thường dùng những đoạn văn có hình thức đặc biệt để kết thúc Ứng với hình thức đặc biệt là sự

2.2 NGÔN NGỮ NHÂN VẬT 1 Nhân vật

2.2.1 Nhân vật

Nhân vật được coi là linh hồn của truyện ngắn vì: “đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định” [14,126]. Nhân vật là chủ thể của các hành động, lời nói và ý nghĩ được

kể lại trong tác phẩm, là người phát ngôn đích thực trong tác phẩm.

một nhà nhiếp ảnh cừ khôi, sống động và ấn tượng. Họ là những con người bình dị làm cho ta có cảm giác gần gũi như những người thân quen đang sống quanh ta.

2.2.1.1 Thống kê và phân loại các nhân vật

Trong 20 truyện ngắn được khảo sát của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thống kê được 117 nhân vật ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, từ người già đến trẻ con, với mọi nghề nghiệp, từ người bán vé số, nông dân, bác sĩ, nghệ sĩ, đến người làm nghề sông nước, nghề nuôi vịt chạy đồng và cả gái điếm.

Để phân loại các nhân vật chúng tôi dựa vào những tiêu chí sau:

a) Tiêu chí lứa tuổi

Căn cứ vào tiêu chí lứa tuổi chúng tôi phân chia hệ thống nhân vật thành hai loại: trẻ và già.

Người trẻ (bao gồm trẻ con, thanh niên nam nữ chưa có gia đình) có 53/117 nhân vât, chiếm 45%.

Người già (bao gồm những người đã có gia đình và những ông bà già) có 64/117 nhân vật, chiếm 55%.

b) Tiêu chí giới tính

Căn cứ vào tiêu chí giới tính chúng tôi cũng phân chia hệ thống nhân vật thành hai loại: nam và nữ.

Trong tổng số 117 nhân vật thì có 50 nhân vật nữ, chiếm 43%, và 67 nhân vật nam, chiếm 57%.

c) Tiêu chí nghề nghiệp

Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau như: nghệ sĩ, công nhân viên, nghề nuôi vịt chạy đồng, nghề sông nước, gặt mướn, gái điếm và một số nghề nghiệp không cụ thể khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể gộp lại và chia thành bốn nhóm nghề chính: nghệ sĩ, công nhân viên, nông dân và gái điếm.

Bảng 2.1: Bảng thống kê các nhân vật theo các tiêu chí phân loại Tiêu chí PL Thành phần NV Số lượng %

Giới tính

Nam 67 / 117 57%

Nghề nghiệp

Nghệ sĩ 12 / 117 10%

Công nhân viên 13 / 117 11%

Nông dân 88 / 117 75%

Gái điếm 04 / 117 0,3% Tuổi

Trẻ 53 / 117 45%

Già 64 / 117 55%

Trong đó, những người được xếp vào nhóm nghề nghiệp công nhân viên bao gồm: công an, nhà báo, kĩ sư, bác sĩ... ; những người được xếp vào nhóm nghề nghiệp nông dân bao gồm người làm ruộng, gặt mướn, nuôi vịt chạy đồng, nghề sông nước và cả những người không biết rõ nghề nghiệp; và những người trong nhóm nghề gái điếm bao gồm cả những cô gái bán bia ôm.

Như vậy, các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không có sự chênh lệch lớn về mặt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tiêu chí nghề nghiệp, có thể thấy người nông dân vẫn chiếm đa số, những nhóm nghề khác chiếm số lượng không đáng kể, có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này nói lên cơ cấu ngành nghề ở một vùng quê sông nước điển hình là miền tây Nam bộ, người dân sống chủ yếu dựa vào đồng ruộng và sông nước, chưa hề thấy bóng dáng của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá nơi đây.

2.2.2 Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của NNT

Ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật trong quá trình đối thoại. Nói cách khác đó là ngôn ngữ nhân vật phát ra thành lời, thể hiện quan điểm ý kiến của mình về hiện thực khách quan của cuộc sống. Lời đó nhằm truyền đạt thông tin, hay một tác động làm thay đổi hành vi của người khác hoặc chia sẻ tình cảm của mình với người tiếp nhận. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ của nhân vật được thể hiện trong ngôn ngữ đối thoại và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

2.2.2.1 Lời thoại của nhân vật

Là lời nói của các nhân vật trong các cuộc thoại, nó phản ánh tâm lí, tính cách, lứa tuổi hay địa vị xã hội của mỗi nhân vật.

Để đưa ra những nhận định về đặc trưng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sẽ khảo sát lời nói của những người phụ nữ và lời nói của những người đàn ông trong truyện ngắn.

a) Lời nói của những người phụ nữ Nam bộ

Người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những người bình thường trong xã hội. Họ thường là những người không thành đạt, không có vị trí trong xã hội (chỉ có duy nhất một cô gái tên Viên làm nghề phóng viên trong truyện ngắn “Ngổn ngang”). Họ cũng không phải là những phụ nữ xinh đẹp, tác giả miêu tả ngoại hình của họ chỉ nhằm thể hiện tính cách và số phận của nhân vật đó.

Lời nói của những cô gái trẻ

Ví dụ (35):

Lời nói của nhân vật Miên trong truyện ngắn “Cỏ xanh”.

Miên là cô gái bán bia ôm bị phạt lao động công ích vì đánh chủ nhà trọ. Khi bị nhắc nhở trong công việc Miên cãi lại:

“Tui hư rồi, mấy ông nói cũng như không”... “Mần chi cho kĩ, mơi mốt tui ra làm nữa”.

Một anh chàng đá banh đến nhận Miên làm người quen: “- Bé Hai!

Miên giật mình ngước lên:

- Gì?

- Bé Hai phải không? Anh Kiên nè.

Con Miên gục mặt xuống. Nó lia một dao thiếu điều xén lông chân anh chàng kia.

- Khùng! [2. C.X]

Miên là cô gái bán bia ôm ở quán Mây Sầu. Vì uống rượu say và đánh bà chủ nhà gây thương tích nên Miên bị phạt đi làm cỏ công ích. Nó đi làm cỏ lần này là lần thứ tư nhưng thái độ của nó xem ra không có gì là hối cải. Những lời nói của Miên đã cho thấy, Miên là người cục cằn, thiếu lễ phép

ngay cả với người lớn. Với anh chàng nhận nhầm Miên với Bé Hai nào đó thì Miên trả lời cộc lốc, bẳn gắt, khó chịu như ném từng lời vào mặt anh ta.

Ví dụ (36):

Lời nói của nhân vật Điễm Thương trong truyện ngắn “Cải ơi”.

“Sao tui thù con nhỏ đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm... cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đáng... Còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài...”

“Tui mắc cười quá ông Năm à, tui lên ti vi để cha mẹ nhìn thấy mà họ không biết tui là ai, còn người dưng liếc ngang là nhớ liền...” [7.C.Ơ]

Với cách nói năng như trên, Diễm Thương đã hiện lên với đầy đủ tính cách, lai lịch và cuộc đời đầy đau khổ của mình. Đó là một cô gái bị bỏ rơi từ bé, lớn lên không biết cha mẹ mình là ai. Cô phải sống lang bạt, tự kiếm sống suốt 18 năm trời, bị chà đạp cả thể xác lẫn tâm hồn nên lời nói của cô chất chứa nỗi oán hận, trách móc những người bỏ rơi cô, tức giận với những kẻ có nhà mà không về. Nhưng đằng sau những lời bất mãn đó ẩn chứa nỗi khát khao có một gia đình để được yêu thương, che chở.

Còn lời nói của cô gái điếm tên Sương trong “Cánh đồng bất tận” lại đầy

vẻ táo bạo, trơ trẽn. Ví dụ (37):

“Ăn trên mồ hôi nước mắt của người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời, hen mấy cưng?”

hoặc: “Chị làm đĩ quen rồi, mấy chuyện này nhằm bà gì mà mấy cưng buồn?” [20. C.Đ.B.T]

Nhân vật này là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp dưới đáy xã hội. Trong hoàn cảnh khốn khổ người ta trở nên thô thiển hơn, trơ trẽn hơn. Ở nhân vật này, tác giả đã kể lại hành động và lời nói của nhân vật nhiều hơn việc miêu tả nội tâm. Nhân vật đã tự bộc lộ thông qua hành động và lời nói của mình.

Bên cạnh một số cô gái bán bia ôm, làm điếm với những lời nói táo bạo, trơ trẽn, ta còn bắt gặp rất nhiều những cô gái trẻ hiền lành, chất phác với

con sáo sang sông”, Nga - “Thương quá rau răm”, Giang, Thuỷ - “Nhớ sông”, Điềm, Huệ - “Huệ lấy chồng” và Nương - “Cánh đồng bất tận”.

Ví dụ (38):

Lời nói của nhân vật Tươi trong truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt”.

“- Dạ, con xin nói thêm về khởi nghĩa đó. - Ủa, cô có tham gia hả?

- Dạ, ông nội con. - Dà, sao cô biết? - Dạ...

Cô gái miết tay lên cạnh bàn có vẻ bối rối. Có nhiều người ngồi quanh đây cô không quen.

- Dạ, ông nội con kể, ...” [1. N.Đ.K.T]

Cô gái này luôn bắt đầu mỗi câu nói bằng từ “dạ” cho thấy cô là người

rất ngoan ngoãn, lễ phép. Thái độ “bối rối” và hành động “miết tay lên cạnh bàn” của cô khi đứng trước đám đông cho thấy nét nữ tính ở cô gái miền tây

Nam bộ này. Tuy nhiên, dù nói bằng lời nói lễ phép hay thô thiển thì người đọc vẫn cảm nhận được ở cô gái một tâm hồn mỏng manh, yếu đuối, dễ xúc động và có bản chất lương thiện. Chẳng hạn như: với thái độ và lời nói của Miên, người ta tưởng rằng Miên là người hư hỏng, chai lì, không biết hoán cải. Thế nhưng chỉ vì cái anh chàng đá banh đã nhận nhầm cô với bé Hai nào đó và nói với cô những lời lẽ thân tình mà cô đã khóc.

Ví dụ (39):

“Miên không nói gì, cúi đầu rất thấp. Cái bà có giọng chua ngoét bỗng thốt lên: “Ui chao! Bà ta là người đầu tiên thấy con nhỏ Miên rơi nước mắt. Thì ra nước mắt của nó cũng trong vắt y hệt như nước mắt người khác nhưng quả thật chưa ai thấy một đứa con gái lì lợm, hư hỏng như nó khóc bao giờ.” [2. C.X]

Những người phụ nữ đứng tuổi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những phụ nữ giàu lòng vị tha, yêu hết mình, hi sinh hết mình vì chồng vì con mà không mong được đền đáp.

Ví dụ (40):

Lời nói của nhân vật cô Út trong truyện ngắn “Cái nhìn khắc khoải”.

“Ai cũng nói em ngu, cực cỡ nào em cũng chịu, miễn là mình thương người ta. Vậy mà cái thằng đó (xin lỗi) tệ thiệt, làm ít, nhậu nhiều.” [11. C.N.K.K]

Cô này đã yêu và đặt niềm tin mãnh liệt vào một anh thợ gặt mà cô không hề biết gốc gác ở đâu. Anh ta làm ít, nhậu nhiều, nợ nần chồng chất, cô phải nai lưng ra trả. Nợ nhiều quá, người ta siết nợ, anh đành phải bỏ cô mà trốn đi. Vậy mà cô không hề thù hận anh, mà chỉ trách một cách rất nhẹ nhàng bằng hai từ “tệ thiệt”, và khi giận quá, cô gọi anh ta bằng “thằng đó” thì lập tức có tiếng xin lỗi đi kèm. Không biết quê chồng, không về được quê mình, cô lủi thủi ra bờ sông ngồi khóc, bơ vơ nơi xứ người, không biết đi về đâu.

Ví dụ (41):

Lời nói của nhân vật tên Giang trong truyện ngắn “Dòng nhớ”.

“Uống trà, chị, hoàn cảnh của chị cũng buồn thiệt. Nhưng thế nào rồi ảnh cũng quay về. Thiệt đó, chị, đa số đàn ông đều tốt” [17. D.N]

Chị làm nghề sông nước, có một đứa con nhưng nó đã bị chết đuối khi mới tám tháng tuổi, chồng bỏ lên bờ lấy vợ khác. Hàng đêm chị đậu ghe ở bến sông trước cửa nhà người chồng đã bỏ rơi chị. Người vợ mới của chồng chị (nhân vật má tôi) không chịu được cảnh hàng đêm chồng mình thức để nhìn ra khúc sông nơi có chiếc ghe đang đậu nên đã bịa ra câu chuyện là chồng bà bỏ đi theo gái. Khi nghe câu chuyện đó, chị đã an ủi bà với những lời lẽ như trên. Nghe xong, nhân vật “má tôi” đã suýt bật khóc, bà cố nén nghẹn ngào. Dưới đây là lời nói và suy nghĩ của bà.

Ví dụ (42):

“Vậy thì mình nhỏ nhen gì mà giành với người ta chút này nữa. Năm này qua năm khác, mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường... Còn người ta, nhớ thương đứt ruột cũng đành ngồi đây ngó lên... Đau lắm chớ.” [17. D.N]

Thật lạ, người phụ nữ đi gặp tình địch chắc chắn sẽ có mục đích nào đó, chí ít cũng là mắng chửi, doạ nạt hay đánh đập cào cấu cho thoả máu Hoạn Thư. Nhưng những lời của người đàn bà trong “Dòng nhớ” nói với tình địch của mình lại chứa đựng một sự cảm thông sâu sắc cho thân phận người cùng cảnh ngộ, cùng phải chịu những nỗi đau từ một người đàn ông. Những lời nói đó cho thấy người phụ nữ Nam bộ sống quá đẹp, quá cao thượng. Họ hiền lành, vị tha đến nhường nào.

Người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư tuy ít được miêu tả về ngoại hình nhưng qua ngôn từ, câu chữ, cách kể chuyện của tác giả, đặc biệt là qua lời nói của chính họ, người đọc thấy được ở họ hình ảnh người bà, người mẹ, người chị, em trong cuộc sống đời thường vừa bình dị, vừa vô cùng gần gũi. Tác giả quả là có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những chiều sâu trong tâm hồn những người dân Nam bộ, những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách đặc trưng cũng như bản chất cố hữu của họ đều được tác giả miêu tả một cách sâu sắc.

b) Lời nói của những người đàn ông Nam bộ

Cũng giống như nhân vật người phụ nữ, những người đàn ông trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng có cả người già, người trẻ. Nhưng dù ở lứa tuổi nào họ cũng luôn là những người đàn ông chân chất, thật thà, chăm chỉ lao động, hết lòng với gia đình.

Lời nói của những người đàn ông đứng tuổi.

Họ là những người đàn ông từng trải, sâu đậm nghĩa tình. Cuộc đời họ có những chuỗi ngày cay đắng, tủi hổ, nhọc nhằn, có khi bị nỗi oan ức dày vò mà không sao chứng minh được. Vì vậy, lời nói của họ thường sâu sắc, chứa đựng những kinh nghiệm, những triết lí sâu xa về cuộc sống.

Lời nói của ông Sáu Đèo trong truyện ngắn “Biển người mênh mông”

“Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo rồi kết cục cũng chia ly hà, nó hay sổ lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà...” [15. B.N.M.M]

Câu nói trên cho thấy, ông đã thấm thía nỗi buồn khi không có gia đình và người thân. Ông đã cùng con bìm bịp đi tìm vợ “gần bốn mươi năm” mà không gặp. Mặc dù phải lang bạt để tìm vợ nhưng ông đã luôn mang theo con bìm bịp vì nó luôn nhắc ông nhớ về quê hương sông nước của mình.

Ví dụ (44):

Lời nói của ông già Chín Vũ trong truyện ngắn “Cuối mùa nhan sắc”

“Mắc thì yêu - ông già cự lại, vẻ mặt sương sướng không giận ai - Bây thì biết gì, tình xưa đó, mà, mình thương người ta mà người ta đâu có thương mình” [14. C.M.N.S]

Câu nói đó của ông khi bị trẻ con trêu là già rồi mà còn yêu. Trọn cuộc đời ông Chín Vũ hi sinh cho tình yêu, ông yêu hết mình nhưng tình yêu của ông không được đền đáp. Gần cuối đời ông mới tìm lại được người phụ nữ mà ông yêu thương và ông đã hết lòng yêu thương, che chở mặc dù nhan sắc ngày xưa của bà đã phai tàn theo năm tháng và mặc dù bà vẫn không đáp lại tình cảm của ông. Ông đã nhịn uống cà phê mỗi sáng để dành tiền mua cho đào Hồng chai dầu thơm.

Ví dụ (45):

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (trong hai tập truyện ngắn ngọn đèn không tắt và cánh đồng bất tận ) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)