NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (trong hai tập truyện ngắn ngọn đèn không tắt và cánh đồng bất tận ) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 57 - 67)

nhiều lần nhưng anh vẫn không thay đổi, chị đành phải đi lấy chồng Hôm chị Hoài cưới anh vẫn ngồi dưới gốc cây chơi cờ với đám trẻ con,

2.3 NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN

2.3.1 Người kể chuyện với điểm nhìn trần thuật

Người kể chuyện là một nhân tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự, là chủ thể của hành vi kể chuyện. Trong tác phẩm, người kể chuyện có thể xuất hiện ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất. Những ngôi kể khác nhau này tạo ra

Nói đến nghệ thuật kể chuyện, ngày nay người ta không còn giản đơn nói tới cách kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba một cách bề ngoài mà tìm vào những yếu tố bên trong đã chi phối đặc điểm và chất lượng của các ngôi kể ấy. Ngôi kể vẫn có ý nghĩa riêng trong việc tạo thành giọng điệu kể, một điều không thể coi nhẹ. Nhưng lí thuyết tự sự hiện đại đã nói đến điểm nhìn, tiêu cự, tức là nói đến phương pháp cảm nhận, nhìn thấy con người và sự vật được kể. Phương pháp tự sự thực chất là phương pháp nhìn thấy sự việc và con người, phương pháp phát hiện về con người.

Ở điểm nhìn ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia vào hành động

của câu chuyện. Cách kể chuyện ở điểm nhìn này, có những tác dụng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn như: có thể tạo ra những hư cấu, tưởng tượng ngoài thời gian, không gian. Nó toát lên quyền lực mê hoặc độc giả chấp nhận điều mình nói. Đồng thời nó giúp nhân vật có khả năng tự “mổ xẻ” bản thân mình một cách thành thật, sâu sắc, “câu chuyện được kể trở thành câu chuyện của một cái tôi cụ thể, bởi lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của những sự kiện được kể. Từ đó trần thuật ở ngôi thứ nhất tạo ra hình thức tồn tại của nhân vật, cho phép nhân vật hồi sinh và gắn với quãng đường đã qua của chính nhân vật. [36,443]

Ở điểm nhìn ngôi thứ ba, người kể không tham gia vào hành động của

câu chuyện với vai trò như một trong các nhân vật mà để chúng ta biết rõ qua cảm xúc của nhân vật. Chúng ta sẽ hiểu về các nhân vật bằng cái giọng bên ngoài này. Với người kể chuyện ở ngôi thứ ba giọng kể có phần khách quan, lạnh lùng, đôi lúc bàng quan trước sự việc. Người kể chuyện này có khả năng hoà lẫn vào nhân vật “tựa vào điểm nhìn của nhân vật” đến nỗi khó phân biệt

giọng kể của người kể chuyện với nhân vật. Theo Nguyễn Thái Hoà, “ở lối kể chuyện này, người kể đứng ở vị trí khách quan “giả vờ” không dính líu đến câu chuyện. Nói cách khác, là giữ một khoảng cách giữa người kể và nhân vật, cốt truyện để rộng đường hư cấu và bảo đảm tính khách quan của hiện thực”. [23,54]

Ngôn ngữ người kể chuyện tập trung ở lời dẫn truyện. Nó bao gồm

phần lời giới thiệu, miêu tả, trần thuật sự việc, con người; bao gồm cả lời dẫn thoại; lời trữ tình ngoại đề. Lời dẫn truyện thường mang tính khách quan hơn so với lời nhân vật, nó có nhiệm vụ làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện và của lời nhân vật, là mối dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm. Lời dẫn truyện là thành tố quan trọng trong ngôn ngữ tác phẩm, nó chiếm một tỉ trọng lớn trong lời văn nghệ thuật của toàn tác phẩm.

Trong hai mươi truyện ngắn được khảo sát, chúng tôi thống kê được 13

truyện kể ở điểm nhìn ngôi thứ ba như: Ngọn đèn không tắt, Cỏ xanh, Chuyện của Điệp, Hiu hiu gió bấc, Một trái tim khô,... và 7 truyện kể ở điểm nhìn

ngôi thứ nhất xưng “tôi” kể chuyện về mình và kể chuyện người khác như:

Ngổn ngang, Nỗi buồn rất lạ, Lý con sáo sang sông, Nhà cổ, Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ. Cánh đồng bất tận.

2.3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện ở điểm nhìn ngôi thứ nhất

Truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” là truyện tiêu biểu theo cách kể

này. Người kể chuyện là cô gái tên Nương - nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ câu chuyện. Nhân vật này có mối quan hệ với tất cả các nhân vật trong truyện: cha mẹ, em trai, người đàn bà tên Sương... Đây là nhân vật trung tâm có mặt và liên quan đến các biến cố và sự kiện lớn trong truyện. Nương chứng kiến sự ra đi của người mẹ, sự xuống dốc về tâm lí và sự trả thù của người cha, những thay đổi lớn trong tâm - sinh lí của Điền - em trai mình. Nương cũng là người đã cứu vớt cô gái điếm tên Sương.

Nương tự kể về tuổi thơ của mình, sự xác xơ đến quặn lòng của quê hương, sự chai sạn, cục mịch thiếu tình thương đến tàn ác của con người. Tất cả các sự kiện, tình tiết đều được nhìn qua lăng kính, được cảm nhận qua tâm hồn của cô gái này. Người kể chuyện bày tỏ quan điểm của mình bằng cách miêu tả, kể, bình luận trực tiếp hoặc bỏ lửng. Cách kể chuyện với điểm nhìn ngôi thứ nhất này khiến cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật này trở nên chân thật, xúc động. Thông qua mối quan hệ giữa

nhân vật người kể chuyện với các nhân vật trong truyện khác khiến bản chất của từng nhân vật được bộc lộ. Người kể chuyện nhìn ra thế giới bên ngoài để đánh giá, cảm nhận rồi lại tự mổ xẻ tâm tư tình cảm của mình và những người xung quanh mình bằng điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.

Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn mà người kể chuyện phản ánh nhân vật từ thế giới bên trong của nó. Còn điểm nhìn bên ngoài, thì người kể chuyện chỉ đứng ngoài nhân vật, chỉ mô tả những hành động, lời nói, trạng

thái tính chất đặc điểm bên ngoài của nhân vật.

Bảng 2.4: Nhân vật người cha qua điểm nhìn của người kể chuyện

Tình huống

Câu trích hoặc nội dung sự kiện Điểm nhìn

Khi nghe tin người vợ bỏ đi

“Nghe nói cha tôi còn cười, giọng ra vẻ giận, “Bộ hết chuyện giỡn rồi sao, cha nội?” Có vẻ buồn cười... Và cha tuột xuống đất, run rẩy... Quãng hành trình về nhà có vẻ rất dài và khắc nghiệt, nó vắt kiệt cha tôi. Cha cười cay đắng, khi thấy quàn áo má còn treo trong nhà”

Bên trong

Khi người vợ bỏ đi

“Tôi thấy cha trút bỏ vẻ lầm lũi thường ngày, mắt ông hay rực lên, nói cười rất lạ”

Bên ngoài Khi người

vợ bỏ đi

“Người vừa khuất trong tiệm tạp hoá, cha cười. Chị em chúng tôi mãi mãi không quên cái cười đó, nó vừa dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã. Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước.”

Bên trong

Khi người vợ bỏ đi

“Cha tôi không đóng vai trò gì trong cuộc tháo chạy ấy, ông im lặng, khi đã đi khá xa, cha ra đằng mũi cắm sào”

Bên ngoài Khi người

vợ bỏ đi

“Điền ngó tôi và tôi thì đọc được sự ghê sợ, kinh tởm cồn lên trong mắt cha”

Bên trong Khi người

vợ bỏ đi

Chỉ có cha lầm lì dọn cỏ quanh chòi. Chỉ có cha là hờ hững với thành quả của hai chị em tôi.

Bên ngoài Khi thằng

Điền bỏ đi

“Cha bắt đầu có một chút quan tâm với tôi. Dường như chỗ trống của thằng Điền nhắc cha nên quý những gì còn lại. Bắt đầu từ một đêm, cha đứng đằng xa, bảo... Chúng tôi tập nhìn nhau, điều đó khó khăn biết bao. Nhất là với cha, tôi cảm nhận được sự cố gắng lớn. Mỗi lần ngó về phía tôi, ông phải trợn trạo nuốt nghẹn những cảm xúc, vì tôi giống má khủng khiếp”

Bên trong

Điền bỏ đi

mặt, “Tôi trả cho hồi hôm”. Rồi cha điềm nhiên phủi đít đứng lên, sự khinh miệt và đắc thắng no nê trong mắt”

ngoài Khi thằng

Điền bỏ đi

“Cha tôi lao vào, gầm gừ nắm cổ một tên bật ngửa ra đằng sau như một người cố cất cái vó sông nặng nề, đẫm nước. Tôi khóc. Vì thấy ông đã kiệt sức, hoàn toàn. Và tôi buột miệng thất thanh: Điền! Điền!” trước khi một tên gí đầu ông đập xuống bùn. Tiếng gọi ấy làm cha đau đến sững sờ, ông rướn ngước mặt về phía tôi, má há hốc”

Bên trong

Qua bảng thống kê, có thể thấy điểm nhìn của người kể chuyện nhân vật xưng “tôi” tên Nương về người cha của mình vận động theo quy luật: trong - ngoài - trong - ngoài - ngoài - trong - ngoài - trong - trong. Lúc đầu nhân vật người cha hầu như được quan sát ở vẻ ngoài lầm lũi, câm lặng đến khô cằn của ông. Con người ấy khi ôm nỗi thù hận trong lòng thì mọi thứ xung quanh mình đều vô giá trị và đáng cười nhạo. Ngay cả những đứa con yêu quý của mình cũng bị ông bỏ rơi trong câm lặng, cô đơn và khao khát tình thương. Trái tim ấy đã chai sạn, khô cằn như chính những cánh đồng mà họ đã đi qua vào mùa hạn hán. Nhưng sau đó, điểm nhìn dần đi vào sâu bên trong nội tâm nhân vật này để khám phá và cảm nhận những nét thay đổi trong tâm hồn.

Điểm nhìn dần di chuyển vào bên trong như một sự thức tỉnh của nhân tính, của tình thương. Khi chứng kiến sự ra đi của Điền, và đứa con gái bị lũ cướp hãm hiếp, ông mới hiểu ra những việc làm đồi bại, mù quáng xưa nay của mình. Con người ấy đã biết đau nỗi đau máu mủ, và biết khóc vì hối hận.

Bảng 2.5: Nhân vật người kể chuyện tự kể về mình

Tình huống

Câu trích hoặc nội dung sự kiện Điểm

nhìn

Ngày mẹ

sắp bỏ đi

“Tôi trả lời, day day chậm rãi, “Chắc tại nó nhìn thấy chuyện bậy đó, má. Trưa nay nó ngủ kẹt bồ lúa”. Má chết lặng nhìn tôi, cái nhìn như lịm đi trên khuôn mặt đẹp não nề. Không thể giải thích vì sao tôi lại hả hê”.

Bên trong

Khi người mẹ đã bỏ đi

Tôi cố giữ trong lòng hình ảnh má nhưng rồi ngày càng tuyệt vọng khi thấy nó nhạt nhoà dần, cứ nghĩ mai này gặp lại mà không nhận ra nhau, lòng nghe buồn thiệt buồn”

Bên trong Khi người

mẹ đã bỏ đi

“Tôi cảm thấy mình thất vọng đến rã rời. Những thói quen, những cái gì liên quan đến má tôi phủi gần sạch rồi, nhưng tôi làm sao có thể từ bỏ hình hài này.

Tôi đành để cha đánh để ông bớt đau chút lòng. Sau này Bên trong

bị đòn chỉ vì là con của má, vậy thôi”. Khi người

mẹ đã bỏ đi

Tôi ôm quắp thằng Điền..., nói, Hai nhớ trường học quá à, cưng... Tôi không biết, tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống trên đồng, nhưng đem nay, sao tôi lại nghĩ tới, cả chuyện kiếm tiền để chữa mắt cho Điền (tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của nước mắt chỉ có ý nghĩa khi người ta khóc). Đêm nay, tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hi vọng ư? Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang”.

Bên trong

Khi người mẹ đã bỏ đi

“Không hiểu sao tôi lại nghĩ chị chủ nhà chính là hi vọng để chị em tôi trở về cuộc sống bình thường với một người cha bình thường. Chúng tôi luôn tạo cơ hội, khoảng trống cho chị gần gũi với cha”.

Bên trong

Khi người mẹ đã bỏ đi

“Sống đời mục đồng, chúng tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khác”. Bên trong Khi người mẹ đã bỏ đi

“Trông chị như bà vợ tần tảo. Hình ảnh ấy làm tôi ứa nước mắt, nhưng tôi chỉ lạt lẽo nhếch cười. Vì cái cười đó mà tôi ứa nước mắt thêm lần nữa”.

Bên trong Khi người

mẹ đã bỏ đi

“Cha tôi có - vẻ - bình - thường, hay nói cười, hồ hởi trong những lúc có người (chữ “người” này không tính hai chị em tôi). Nhiều lúc tôi không giấu được thảng thốt”.

Bên trong Khi người

mẹ đã bỏ đi

“Không phải vậy, không phải vậy Điền ơi, tôi muốn kêu lên, tiếc là sự thất học khiến tôi không diễn đạt được bằng lời. Tôi không chắc lắm, hưng dục tình và xác thịt không xấu xa, không đáng bị khinh bỉ, không phải là nguyên nhân đẩy chỉ em tôi đến cuộc sống này với những đổ vỡ này...”

Bên trong

Khi thằng Điền đã bỏ đi

“Nhưng lúc này, cảm giác thật đơn điệu. Đầu tiên là sự xé toạc, và từ rách nát, đau đớn như lũ kiến cánh được giải thoát, chúng bò rân khắp thân thể, tôi thấy mình đang chết. Rồi kí ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đò tươi cười...)”

Bên trong

Qua bảng thống kê, chúng ta thấy được những vận động, thay đổi trong tâm lí nhân vật tên Nương. Cô gái này đã dám chịu những nỗi đau do chính người lớn gây ra. Nếu cha cô gánh chịu vết thương lòng trong một khoảng thời gian ngắn thì Nương đã gồng mình chịu đựng sự thiếu thốn tình thương, phải tự học tập mọi thứ để có khi phải trả một giá đắt. Những buồn đau ám ảnh về quá khứ, những lo toan, hi vọng, chờ đợi trong hiện tại được bộc lộ rõ khi nhân vật tự giãi bày tâm trạng của mình.

Cô gái trong truyện có một nỗi khát khao rất đỗi thường tình là được gặp lại người cha của ngày xưa, người cha biết quan tâm, yêu thương và săn sóc cho con cái. Sự xa cách giữa những con người không phải bởi không gian sống mà là khoảng cách trong tâm hồn con người. Sự im lặng giữa những con người sống cùng nhau trong một không gian chật hẹp khiến cho cuộc sống của ba cha con họ trở nên hoang dại và man rợ. Cánh đồng tượng trưng cho sự hoang sơ, cho cuộc sống không nhân tính nơi mà chỉ có những con vật sinh sống nhưng lại là bến đỗ của ba con người tội nghiệp. Ngôn ngữ là đặc trưng của con người, sự yêu thương chia sẻ là dấu hiệu nhân tính cao đẹp của con người. Thế nhưng cuộc sống của gia đình bé nhỏ kia thiếu vắng cả hai yếu tố đó. Họ sống không giao tiếp hoặc sự giao tiếp rời rạc, ít ỏi cho đến một ngày họ tự quên đi tiếng nói của mình, tức là quên đi mình là con người.

Những suy nghĩ của Nương về tình yêu thương giữa con người với nhau cũng có sức tố cáo mạnh mẽ, có sức lay động lòng người, buộc chúng ta phải suy nghĩ. Khi so sánh giữa cách yêu của loài vịt với cách yêu của con người, hai đứa trẻ thấy động vật còn biết yêu và tôn trọng đồng loại hơn là con người. Chúng bày tỏ tình yêu nhẹ nhàng, dịu dàng và tôn trọng lẫn nhau chứ không cục cằn thô lỗ, ích kỉ và mưu toan như con người.

Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” tự mổ xẻ và bày tỏ nội tâm trước cuộc sống xung quanh mình làm cho tư tưởng tác phẩm được bộc lộ sâu sắc. Bao trùm câu chuyện là nỗi xót xa, đau đớn trước cuộc sống cơ cực, nghèo nàn của con người ở vùng đất này. Sự nghèo khó về vật chất khiến con người trở nên dã man, tha hoá và dần cạn tình yêu thương. Ở đó, có những người phụ nữ nhẹ dạ bỏ chồng con để chạy theo vật chất tầm thường nhưng cũng có những người phụ nữ ra đi vì tiếng gọi của tình yêu, vì khát khao hạnh phúc nhưng lại bị ruồng bỏ. Có những người đàn ông chỉ biết đấm đá, quát tháo và cưỡng đoạt cho thoả mãn dục vọng chứ không quan tâm đến cảm giác của vợ mình. Có những người vợ tần tảo, câm lặng nuốt nước mắt vào trong để rồi chợt nổi loạn tàn ác với đồng loại của mình. Có những đứa trẻ bị cuộc sống

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (trong hai tập truyện ngắn ngọn đèn không tắt và cánh đồng bất tận ) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)