VÀI NÉT VỀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN.

Một phần của tài liệu Chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại (qua thơ lục bát nguyễn duy và đồng đức bốn) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 148 - 156)

BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN.

Trong văn học, thời gian được xếp vào một trong các yếu tố thuộc thế giới nghệ thuật. Trong mỗi câu văn, câu thơ, dù trực tiếp hay gián tiếp, luôn có sự hiện diện của thời gian. Với mỗi nhà văn, nhà thơ, cách cảm nhận và thể hiện thời gian trong tác phẩm của mình cũng mang cá tính riêng, không ai giống ai.

Thời gian trong thơ ca thường mang một ý nghĩa nào đó. Nó thể hiện những cảm quan, tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Thời gian trong tác phẩm văn học nghệ thuật cũng không hoàn toàn giống với thời gian thực. Nó không chỉ vận động theo chiều tịnh tiến mà có thể biến chuyển nhanh chậm theo nhiều chiều khác nhau. Đó có thể là thời gian lịch sử, thời gian gắn liền với đời tư con người, thời gian tâm lí hoặc thời gian trong nỗi nhớ, hoài niệm… Những dòng thời gian này đan xen vào nhau, tác động qua lại tạo thành nhịp điệu đời sống trong các tác phẩm.

Quay trở lại với thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, thời gian hiện lên trong thơ họ trước hết là thời khắc khách quan, khắc hoạ theo những cách riêng, mang cá tính, cảm xúc mỗi tác giả. Ở thơ lục bát hai tác giả này, chúng ta dễ nhận ra cách cảm nhận thời gian quen thuộc của những người dân quê. Người dân quê có thói quen lấy đời người với những tần tảo, lo toan làm thước đo thời gian riêng. Ta vẫn hay gặp những cách nói như: một đời người, cả đời người hay nửa đời người…để tính khoảng thời gian. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng đo thời gian theo cách ấy. Đó là thời gian được đo bằng cuộc đời của một người cha nơi chiến trận:

Ở đây có những con người Nửa đời Việt Bắc nửa đời Trường Sơn

(Người cha)

Ngoài cách đo đếm thời gian bằng đời người, chúng ta cũng gặp ở thơ Nguyễn Duy những cách đo đếm thời gian bình dị, những cách nói thường gặp ở cuộc sống đồng quê. Đó là cách đo “vài ba năm”, “bốn năm năm”, “bảy tám mùa xuân”…

Vài ba năm bốn năm năm Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già

Sốt nhiều mai mái nước da Cái thời con gái đi qua cánh rừng

Bằng giọng thơ trầm buồn của con người từng lăn lộn, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, Đồng Đức Bốn tỏ ra khá nặng nợ với đời quê. Thời gian trong thơ ông thường xuyên được đo bằng cảm quan của một đời từng trải.

Bạn bè chả có cho nhau Lầm than tới lúc bạc đầu mới hay

Đời gần tới phút chia tay Tỉnh ra mới biết trời này rỗng không

(Ở quán bán thịt chó về chiều) Những người dân lao động nông nghiệp là những người biết coi trọng, nâng niu quá khứ. Trong câu chuyện hàng ngày, họ vẫn thường nhắc tới và nâng niu quá khứ, ngày xưa, thuở trước. Trong thơ ca Việt Nam, đặc biệt là những bài thơ mang khí sắc hương đồng gió nội, thời trước, thời xưa đã trở thành một nguồn cảm hứng dạt dào. Nhà thơ Nguyễn Bính không ít lần sáng tác thơ theo cảm hứng này.

Tuổi thơ tóc để gáo dừa Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong

Hai ta cùng học vỡ lòng

Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh

(Tiền và lá)

Trong một bài thơ không làm theo thể lục bát, Nguyễn Duy không khỏi bồi hồi ngổn ngang nhớ về thời thơ ấu tràn đầy kỉ niệm. Trong giấc mơ tuổi thơ, nhà thơ đã gặp lại cánh cò trắng muốt, cánh đồng lúa nhiều hoa hoang cỏ dại:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng Cỏ và lúa, và hoa hoang cỏ dại Vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải Bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

(Tuổi thơ)

Không làm theo thể lục bát mà bài thơ vẫn giàu chất đồng quê. Đó là bởi quê mùa đã trở thành bản chất con người nhà thơ. Một hồn quê như thế, bắt

gặp thể thơ dân tộc, dân dã như thể lục bát, ắt hẳn sự thăng hoa và thành công là tất yếu. Hoài niệm về một thời, một thuở trong thơ lục bát Nguyễn Duy vì thế trở nên ý vị, ngọt ngào từ trong sâu thẳm.

Ngả bàn tay nhớ bàn tay

Hương thơm buổi ấy thoáng bay trở về Nói nhiều cũng chỉ mình nghe Nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình

(Sông Thao)

Một điều rất rõ rằng, kí ức, hoài niệm đẹp đấy, song nó thường gợi lên ngang trái, đau buồn trong hiện tại. Đến thơ lục bát Đồng Đức Bốn, sự tiếp nối ấy vẫn rất nổi bật. Những nỗi buồn hiện lên trong sự đối lập với quá khứ:

Em không còn như ngày xưa Cho nên kẻ bão người mưa tối ngày

(Em không còn như ngày xưa)

Là những người mang nguồn gốc quê mùa trong người, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn luôn đề cao lối sống tình cảm. Tất nhiên, thơ họ, đặc biệt là thơ lục bát sẽ bám rất chắc vào cái gốc rễ quê mùa ấy. Thời gian là thứ của cải quí báu, trong cuộc sống hiện đại, từng phút, từng giờ được con người đo đếm, sử dụng để làm sao có thể đạt hiệu suất công việc cao nhất, kiếm được nhiều tiền bạc nhất. Người ta đòi hỏi một cuộc sống ít sai lệch về thời gian. Từng phút, thậm chí từng giây phải chính xác. Với những chiếc đồng hồ hiện đại có ở khắp mọi nơi, cách đo đếm thời gian bằng tâm lí, bằng sự áng khoảng của người dân quê trở nên ít thông dụng hơn. Vì thế, nó trở thành thứ thời gian công nghiệp hoá, phần nào mang tính mục đích cao. Ở thời đại như thế, thời gian trong những bài thơ lục bát có tính gợi nhớ chất dân dã, quê mùa như của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là vô cùng quí giá. Ấy vậy nên, chúng ta cũng có thể xem thơ lục bát nói chung như một phương tiện hữu hiệu để gìn giữ những giá trị văn hoá cổ truyền.

Cũng như thế, Đồng Đức Bốn tiếp tục níu giữ lại những cách sống, lối sống quen thuộc. Mong giữ lại những giá trị truyền thống thân thuộc, quí giá.

Cho dù đó chỉ có thể là một thời khắc ngắn ngủi được sống trong sự thảnh thơi, bình dị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thôi thì em cho tôi xin

Một ngày để những cánh chim lạc về Một ngày nửa tỉnh nửa mê

Lại chuông Quán Thánh thành đê sông Hồng.

(Ở với mưa giông)

Trong cái thanh bình mộc mạc luôn ẩn chứa những cả nghĩ lo toan, cơ cực. Chỉ coi đây là những tìm hiểu mang tính chất bước đầu về thời gian trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, chúng ta cũng phần nào hiểu được lối sống, lối nghĩ quê mùa trong tâm hồn thơ hai tác giả này. Đó thực sự là những phẩm chất đáng quí của những người dân lao động kết tinh trong họ.

KẾT LUẬN

Từ những lí luận chung nhất về thể thơ lục bát dân tộc, chúng tôi đã đi vào khảo sát, tìm hiểu về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn để thấy rõ hơn đặc điểm, giá trị của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến những kết luận sau đây:

1. Kể từ khi ra đời vào khoảng thế kỉ XV, XVI, thể lục bát vẫn luôn khẳng định vai trò là thể thơ có nhiều ưu thế trong việc thể hiện điệu tâm hồn dân tộc. Trải qua bao biến cố thăng trầm, thể thơ này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn và được nhiều người yêu thơ Việt trân trọng. Từ chỗ là một thể thơ còn lỏng lẻo, xô bồ khi mới ra đời, lục bát dần trở nên hoàn thiện hơn qua

Truyện Kiều và qua thơ ca Việt Nam hiện đại. Sự tự hoàn thiện ấy diễn ra trên

nghệ thuật. Càng về sau này, lục bát càng cho thấy khả năng biến hoá linh hoạt vô cùng của nó.

Để thấy được bản sắc riêng của thể loại lục bát, chúng ta khó có thể bỏ qua chất đồng quê như một yếu tố tạo nên bí quyết sinh tồn cho thể loại. Nói cách khác, sở dĩ thơ lục bát được nhiều người dân Việt Nam yêu mến là bởi thể thơ này vốn mang hơi thở, giọng nói, điệu cảm xúc, tâm hồn của những con người xứ đồng. Lục bát hiện đại tuy có nhiều cách tân, đổi mới do sự ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng, văn hoá mới, đặc biệt là văn minh, văn hoá Âu châu, thế nhưng cái bản chất gốc rễ quê mùa của nó vẫn là nguồn mạch chính tạo nên sức sống mãnh liệt riêng. Hơn cả thế, nó còn là giá trị quí báu góp phần làm thanh bình tâm hồn người dân quê trước sự biến động, đổi thay chóng mặt của cuộc sống.

2. Như một định mệnh, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều tìm đến với thể lục bát để rồi nổi danh cùng những bài lục bát dung dị, mượt mà. Trong thơ họ nói chung, chất đồng quê giữ một vị trí đặc biệt. Nó thấm đượm ở hầu khắp các mảng thơ khác nhau mà đời thơ hai tác giả này có được. Tuy nhiên, xét về mức độ thì chất đồng quê ở mảng thơ lục bát vẫn sâu sắc, rõ nét hơn cả.

Chất đồng quê đã chi phối và tác động sâu sắc tới cả nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Họ đưa vào thơ những cảm quan cùng những cảnh vật đậm chất quê mùa.

Không gian, thời gian trong thơ cùng những khu vườn với cây cỏ, hoa lá, những con vật, các hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên luôn được khắc hoạ, cảm nhận dưới cái nhìn, sự suy ngẫm của con người xứ đồng. Những điều tưởng như nhỏ bé, tầm thường nhưng khi đi vào lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn lại mang ý nghĩa sâu sắc đến không ngờ. Bức tranh quê ấy còn được làm giàu thêm rất nhiều bởi hình ảnh những con người với tình cảm mộc mạc, chân thành: Những người bà, người mẹ, người chị, người ông, người cha, và đặc biệt là hình ảnh những cô gái quê mùa, những người tình- “Nàng Thơ” của thi sĩ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói của những con người ấy

luôn hiện lên gần gũi, thân thương thông qua những vần thơ lục bát ngọt ngào. Họ đồng thời cũng là những con người gắn bó sâu nặng với cuộc sống lao động, giàu tình nghĩa con người.

Khi xây dựng bức tranh quê bằng thơ lục bát, cả hai nhà thơ này đều kế thừa, tiếp thu rất nhiều những hình ảnh, giá trị đặc sắc của ca dao, thơ ca truyền thống. Đó là những ngôn từ, hình ảnh được mượn trực tiếp hay gián tiếp, những cách nói gần gũi ngôn ngữ đời thường đậm chất dân gian. Rồi giọng điệu than vãn, chòng ghẹo trong câu thơ, cách phối thanh, cách vận dụng những thế mạnh của thơ lục bát cổ truyền ở cả phạm vi bài thơ, khổ thơ, câu thơ…đều được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn phát huy, sử dụng nhuần nhuyễn. Họ thực sự là những người thợ thơ lục bát tài ba, cần mẫn “cấy cày” trên cánh đồng làng quê.

3. Bên cạnh những giá trị thơ lục bát giàu tính truyền thống, lục bát quê của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng có nhiều cách tân, đổi mới sáng tạo. Những hình ảnh, những cách tân của họ trước hết mang đậm các tính sáng tạo của mỗi người. Đó là hệ quả của cái chất bụi bặm nhẹ nhàng trong lục bát Nguyễn Duy hay nỗi buồn, sự ngang tàng trong lục bát Đồng Đức Bốn. Tiếp đến, sự mới mẻ của những vần lục bát ấy chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố thuộc cuộc sống, thời đại. Toàn xã hội đang trong quá trình hiện đại hoá, cuộc sống đô thị đã chi phối cảm xúc, tâm hồn của nhiều nhà thơ Việt. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng là những tác giả nằm trong số đó. Chính vì thế, chất đồng quê trong thơ họ cũng không còn cái vẻ thuần chất nguyên sơ. Nó ít nhiều đã mang một cảm quan lạ lẫm, mới mẻ hơn. Những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống con người vừa chân chất quê mùa, lại vừa nhuốm chút sắc màu của cuộc sống đô thị. Các hình thức nghệ thuật thể hiện cũng tỏ ra chịu sự chi phối không nhỏ của các yếu tố này. Ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ nghiêng nhiều hơn về điệu nói, đặc biệt là cách nói của người dân Việt trong cuộc sống hôm nay. Điệu than và điệu ghẹo trong thơ lục bát của họ cũng thể hiện rõ những tâm sự, những niềm vui, nỗi buồn của con người trong cuộc sống nhiều vần vũ, chìm nổi. Rồi qui mô, cấu trúc có nhiều cách tân mới lạ

của bài thơ, khổ thơ, câu thơ lục bát đều cho thấy xu thế chung của thơ lục bát Việt Nam hiện đại.

4. Cùng bắt nhịp vào dòng chảy của thơ lục bát Việt Nam hiện đại và cùng mang đậm chất đồng quê, song thơ lục bát Nguyễn Duy cũng có nhiều điểm khác biệt về cả nội dung và hình thức thể hiện. Đó cũng là điều tất yếu, bởi mỗi người đều có cá tính sáng tạo riêng.

Lục bát Nguyễn Duy nổi bật với cả hai mảng đề tài lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu chống Mĩ của dân tộc và mảng thơ lục bát lấy cảm hứng từ cuộc sống đời thường của nhà thơ. Hiện thực cuộc chiến gian lao, khắc nghiệt nhưng vẫn giàu chất lãng mạn đã đi vào lục bát Nguyễn Duy thật đặc sắc. Thiên nhiên, cuộc sống, con người trong lửa đạn được Nguyễn Duy khắc hoạ rõ nét đã giúp chúng ta hiểu hơn về một thời hào hùng của dân tộc. Trong sự khắc nghiệt ấy, hồn thơ lục bát Nguyễn Duy vẫn tràn trề nhựa sống, lòng yêu đời, yêu quê hương đất nước. Trở về với đời thường, nhà thơ vẫn cần mẫn sáng tác và cho ra đời những tài sản thơ vô giá. Nó là cảm xúc, tâm trạng và nghĩ suy sâu lắng, tinh tế của nhà thơ về cuộc sống mới đang trong quá trình đô thị hoá. Cuộc sống mới ấy tạo ra niềm vui sống cho nhà thơ, nhưng đôi lúc nó lại khiến tâm hồn quê mùa của tác giả bất an, lo lắng trước sự tan vỡ, biến dạng của những giá trị truyền thống.

Như một sự tiếp nối và phát huy, lục bát Đồng Đức Bốn hướng nhiều vào đề tài, cảm hứng từ cuộc sống làng quê hôm nay. Tâm hồn thơ ấy luôn hoang mang, buồn bã trước cuộc sống nhiều bon chen nhưng cũng luôn trong tư thế ngang tàng sẵn sàng đối đầu với những khó khăn do cuộc sống hiện đại nhiều xô lấn mang lại. Nhưng hơn hết, tấm lòng thi sĩ trong thơ là tấm lòng của con người xứ đồng. Yêu, sống đều hết mình. Lấy quê mùa làm gốc rễ và khởi nguồn cho sự sáng tạo. Ngay trong những bài thơ được tác giả làm ngay giữa phố thị cũng đậm đà hương sắc đồng nội. Cũng nhờ tấm lòng quê kệch này mà hồn thơ lục bát Đồng Đức Bốn không trở nên bi quan mà vẫn yêu đời đến lạ.

Nếu như Nguyễn Duy làm thơ từ cảm quan của cái tôi trữ tình vừa bước ra từ cái ta chung của dân tộc thì Đồng Đức Bốn lại đưa vào lục bát của mình một cái tôi nổi cộm, quay quắt của con người trong cuộc sống hôm nay. Cùng ngẫm ngợi sự đời nhưng cuộc sống, cuộc đời trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn đôi khi trở nên quay quắt, nặng nề hơn. Nó gợi ra cái buồn nhiều hơn lục bát Nguyễn Duy. Sự khác nhau của hai cái tôi trữ tình này đã tạo ra những sắc thái rất riêng cho thơ lục bát của mỗi người.

Về nghệ thuật thể hiện, tuy rằng cả hai cùng xuất phát từ nền tảng chung của thơ lục bát dân tộc và của cả thơ ca Việt Nam hiện đại nhưng họ lại có nhiều sáng tạo mang đậm cá tính riêng. Chẳng hạn, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ của hai nhà thơ này đều rất đa dạng, gần đời thường, gần gũi ca dao nhưng mỗi người lại có cách biểu hiện riêng. Người thì bụi bặm, dấm dẳn, người lại trúc trắc, táo bạo. Hay như trong giọng điệu thơ, Nguyễn Duy thiên

Một phần của tài liệu Chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại (qua thơ lục bát nguyễn duy và đồng đức bốn) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 148 - 156)