0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

NGƯỜI QUÊ, TÌNH QUÊ

Một phần của tài liệu CHẤT ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN) LUẬN VĂN THS VĂN HỌC 60 22 32 PDF (Trang 74 -112 )

Người quê, tình quê trong thơ Việt Nam hiện đại

Nhìn chung về thơ ca Việt Nam, những bài thơ nói về con người thuần chất Việt, tình cảm thuần Việt vẫn là những thi phẩm để lại ấn tượng cho người đọc. Những con người lam lũ trên mảnh đất mang nền văn hoá nông nghiệp lúa nước khi đi vào thơ ca ân tình và đẹp biết chừng nào. Những người ông, người bà, người cha, người mẹ, người chị…trong thơ gần gũi với tình cảm tươi sáng, cao đẹp lạ thường.

Khắc hoạ hình ảnh một người mẹ quê tiễn con gái đi lấy chồng, nhà thơ Nguyễn Bính đã thể hiện thế mạnh về tâm hồn chân quê trong thơ mình. Như bao người mẹ khác, người mẹ ấy bên ngoài tỏ ra cứng cỏi, từng trải nhưng sâu

tận đáy lòng là một nỗi buồn và tình yêu con vô hạn(Lòng mẹ). Hay hình ảnh

người cha, người mẹ của chính nhà thơ đang cảnh quạnh hiu, đơn vắng. Những công việc ngày mùa cũng không làm họ vơi đi nỗi buồn. Nó cứ được tiến hành đều đều, lặng lẽ trong nỗi nhớ con da diết.

Con đi quạnh cửa quạnh nhà Cha già đập lúa, mẹ già rũ rơm

(Thư gửi thầy mẹ)

Bài thơ cũng là nỗi lòng thương cha, nhớ mẹ, sự day dứt của một đứa con xa quê chưa đền đáp được công sinh thành.

Người vợ quê cũng để lại nhiều cảm xúc cho thi sĩ. Họ vừa là người vợ tốt, vừa là người mẹ hiền. Những người vợ vẫn kế tục được nhiềù đức tính, đức hạnh từ truyền thống. Chịu mọi cơ cực, lao đao vì chồng vì con.

Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau

Vì tằm tôi phải chạy dâu Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay

(Thời trước)

Nhà thơ Bằng Việt, khi đi xa quê vẫn nhớ về bếp lửa cùng hình ảnh người bà đầm ấm. Ngọn lửa nhỏ và tình cảm bà cháu dưới mái tranh nghèo hiện lên trong tâm trí nhà thơ, tiếp thêm sức mạnh cho ông vững bước trên đường đời. Đó là hình ảnh người bà của riêng thi sĩ nhưng thật gần, thật thân thương với mỗi chúng ta.

Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

(Bếp lửa)

Nhà thơ Tế Hanh yêu tha thiết những con người quê hương, những con người mang dáng vẻ đặc trưng riêng của một làng chài ven biển.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

(Quê hương)

Không chỉ trong thơ của thi sĩ đồng quê, ngay thơ ca cách mạng, thế giới thơ ca tưởng như chỉ dành riêng cho những người chiến sĩ, những người lính mang lí tưởng cứu nước cao cả thì hình ảnh những người quê vẫn mộc mạc, đời thường. Những người lính ra đi chiến đấu vì quê hương đất nước thực ra vẫn là những con người dân dã. Họ rời làng quê, bỏ lại phía sau gia đình, người thân, giếng nước gốc đa, mong tìm lại cho quê hương cuộc sống thanh bình. Cùng có xuất thân quê kệch, nghèo khó nên những người lính dễ gắn bó, thành những người đồng chí, đồng đội sát cánh chiến đấu, sống chết có nhau.

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

(Đồng chí- Chính Hữu)

Những người bà, người mẹ tuy không trực tiếp ra trận chiến đấu nhưng luôn là chỗ dựa vững chắc để những người chồng, người con yên tâm ngoài trận tuyến. Là nơi những người lính tạm dừng chân tiếp thêm sức mạnh, uống bát nước mát lành trên con đường hành quân. Tố Hữu, nhà thơ cách mạng tiêu biểu đã khắc hoạ được không ít hình ảnh những con người như thế trong thơ ca của mình. Đó là hình ảnh một người bầm chân lấm tay bùn giữa ruộng cấy mùa đông hiện lên thân thương trong tâm trí người con nơi chiến trận.

Con đi trăm núi ngàn khe Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

(Bầm ơi)

Những người mẹ, người bầm ấy khi cần thiết lại trở nên mạnh mẽ phi thường. Họ sẵn sàng xả thân vì đất nước, vì quê hương, vì những người con thân yêu. Trước họng súng quân thù, người mẹ vẫn hiên ngang, mang tầm vóc

cao đẹp vượt lên trên tội ác man rợ của quân xâm lược. Trong bài thơ Bà má

Hậu Giang, Tố Hữu đã dựng lên bức tượng đài bằng thơ về người mẹ Việt

Nam anh hùng. Người mẹ quê nghèo khó, gầy gò, run rẩy như tàu lá chuối khô mà dáng đứng vững vàng, mạnh mẽ tới không ngờ. Vì sự sống còn của những đứa con chiến đấu, mẹ anh hùng, sẵn sàng hy sinh cả thân mình.

Má hét lớn lũ bay đồ chó Cướp nước tao cắt cổ dân tao

Tao già không sức cầm dao Giết bay có các con tao trăm vùng

Những con người làng quê và những tình cảm ấm áp, trong lành đã mang lại cho thơ ca Việt Nam những giá trị đặc sắc. Chúng ta có thể điểm danh và tập hợp đầy đủ các khuôn mặt, hình ảnh những người dân lao động của làng quê trong thơ Việt Nam hiện đại. Những người ông, người bà, người cha, người mẹ, những cô thôn nữ, những anh trai làng, những chị, những em… Ở mỗi tác giả, mỗi hình ảnh đó đều mang một dáng vẻ đặc sắc khác nhau. Nhưng dù thế nào chăng nữa, khi bắt gặp những hình ảnh như thế, chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ về cuộc sống nơi làng quê Việt dân dã.

2.2. Người quê, tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn

2.2.1. Tấm lòng đối với làng quê

Quê hương rất gần gũi, mến thương đối với con người, nhưng quê hương cũng khó định hình. Nó vừa cụ thể, vừa chung chung. Ở ngay cạnh chúng ta nhưng không dễ gì định nghĩa được nó. Quê hương đã gợi hứng cho biết bao thi phẩm đặc sắc. Nó là nỗi nhớ, niềm thương của mỗi nhà thơ. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những người yêu thương quê hương rất mực. Những cảm xúc với quê hương của họ đã thăng hoa vào thơ lục bát, ngân lên thàmh những tiếng quê mùa mượt mà, mộc mạc.

Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn yêu hơn cả là cái làng quê cụ thể, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước đây, nhà thơ Nguyễn Bính sau nhiều năm xa quê trở về thôn cũ là để tìm lại những năm tháng thanh bình, yên ả:

Anh về quê cũ thôn Vân Sau khi đã biết phong trần ra sao

Từ nay lại tắm ao đào

Rượu đâu mà cất, thuốc lào nào phơi

(Anh về quê cũ)

Lòng yêu quê chân thành cùng những cảm nhận tinh tế cũng đã giúp Nguyễn Duy nhận ra những vẻ đẹp vốn không dễ gì nhận ra. Cũng nhờ điều đó, Nguyễn Duy mới có thể khắc hoạ nên những bức tranh quê tuyệt đẹp

trong thơ lục bát của mình. Phải yêu quê vô ngần, khi trở về làng, Nguyễn Duy mới bồi hồi, xúc động khi được ngắm nhìn, đón nhận những gì xa cách bấy lâu. Nhà thơ thấy mình được tắm lại những cảm giác ngọt ngào một thuở.

Làng ta ở tận làng ta Mấy năm một bận con xa về làng

Gốc cây hòn đá cũ càng

Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay

(Về làng)

Cùng là những đứa con xa quê trở về quê cũ, nhưng Nguyễn Bính và Nguyễn Duy có sự khác nhau về tư thế. Nguyễn Bính xa quê để nếm trải những phong trần cuộc đời giang hồ tha hương. Còn Nguyễn Duy trở về làng khi đã trải qua cuộc chiến cam go của dân tộc. Làng quê trong thơ lục bát của ông vì thế cũng có nét khác với làng quê trong thơ Nguyễn Bính. Nó không chỉ là miền quê thanh bình, mộc mạc cùng những cơ cực nữa mà đã nhuốm màu đau thương của lửa đạn. Nhìn quê hương trong đau thương, nhà thơ không khỏi xót xa, đau đớn.

Chiến tranh như trận cháy làng Bà con ta trắng khăn tang trên đầu

Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

(Về làng)

Cùng nguồn cảm hứng như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn thẳng thắn khẳng định, giữa bao thứ “bùa mê”, bao điều lôi cuốn ở đời, có gì đáng mến, đáng quí bằng quê nhà. Tình yêu quê nhiều khi tha thiết chứa chan, quặn thắt cõi lòng thi sĩ.

Bao nhiêu là thứ bùa mê

Cũng không bằng được nhà quê của mình

Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn và những nhà thơ đồng quê khác, đều yêu quê bằng tấm chân tình mộc mạc. Thật khó mà có thể xác định, trong số họ, ai yêu thương quê hương nhiều hơn ai. Chỉ có thể biết rằng, cách yêu quê của mỗi người một khác, không ai giống ai. Họ yêu cái miền quê nơi họ đã sinh ra, yêu cả những miền quê Việt mà họ từng đi qua. Những nơi ấy đều là một phần không thể thiếu của làng quê Việt Nam nói chung. Nguyễn Duy yêu xứ Huế, yêu Đồng Tháp Mười, yêu mũi Cà Mau…, yêu những làng quê mà ông từng qua. Hay nói một cách chung nhất, ông yêu quê, yêu tất cả những làng thôn trên mảnh đất Việt Nam này. Đồng Đức Bốn đâu chỉ biết yêu riêng cái làng Moi ở Hải Phòng. Ông yêu Lào Cai, yêu xứ Huế, yêu Đà Lạt… và yêu quê bằng cảm xúc chung của mọi người dân xứ Việt.

Lúa mùa chin chín trong sương Chơi vơi giữa một trời hương tiếng gà

Chuông chùa đếm giọt mưa sa Thơ tôi nhặt cái người ta vẫn buồn

(Nhà quê)

Khi ở giữa làng quê, biểu hiện tình cảm của thi sĩ dành cho quê nhà là sự yêu mến, gắn bó. Xa quê rồi, tình cảm đó sẽ chuyển hoá ngay thành nỗi nhớ da diết không nguôi. Nhớ quê thực ra cũng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu mến quê nhà. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn luôn phải sống xa quê. Trong những thời khắc ấy, làng quê luôn hiện lên chan chứa trong họ. Cảm xúc dành cho quê nhà đã bật lên thành những vần lục bát xúc động lòng người. Nhà thơ Nguyễn Duy đã khái quát thành một triết lí sâu sắc về bóng hình quê nhà trong lòng mỗi người quê:

Có gì lạ quá đi thôi Khi gần thì mất, xa xôi lại còn

(Thơ tặng người xa xứ)

Người lính Nguyễn Duy trong những cuộc hành quân qua khắp các miền tổ quốc, đã mang theo nỗi nhớ quê nhà thiết tha. Nỗi nhớ ấy in sâu nơi trái tim

thi sĩ. Nó cứ lẩn quất, vương vấn không nguôi. Lúc man mác, nhẹ nhàng, khi lại dâng trào, ứ nghẹn.

Nghe rừng í ới gọi nhau Nhớ ơi buổi sớm đẫm màu mạ non

Nhạt lưng cơm nhớ mảnh vườn Xanh lam rau muống xanh rờn mùng tơi

(Người con trai)

Quê nhà hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê ở nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Những gì đẹp nhất, ấn tượng nhất luôn là hành trang trên bước đường đời mỗi người. Khi xa quê, có ai lại không nhớ, không thương, không chạnh lòng về một điều gì đó. Nó như nguồn mạch ngầm chảy sâu dưới đáy tâm hồn mỗi người. Nguyễn Duy là người đi nhiều. Từng là người lính hành quân trên những chặng đường khác nhau. Rồi lại được sống trong thời bình, thời hiện đại, đi thăm mọi vùng miền của tổ quốc. Đặc biệt, nhà thơ còn được đi tới nhiều đất nước. Vì thế, quê hương, đất nước trong thơ lục bát của ông còn được nhìn từ phía xa, trên một đất nước khác. Nét cảm xúc này ở nhà thơ chân quê trước đây quả là chưa có.

Dù ở đâu Tổ Quốc trong lòng Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ

(Nhìn từ xa…Tổ Quốc)

Khi đi xa tổ quốc, khi đi ra ngoài địa phận mảnh đất hình chữ S, nỗi nhớ làng quê đã hoà chung làm một với nỗi lòng thương nhớ đất nước. Bài thơ tuy để lại nhiều tranh luận cho giới phê bình, nhưng nổi bật lên trên hết vẫn là tấm lòng yêu nước, yêu quê của nhà thơ. Nỗi nhớ, tâm trạng ấy bật lên từ đáy lòng thi sĩ, nhưng cũng là mạch cảm xúc bắt nguồn từ trong ca dao.

Quê hương trong nỗi nhớ của Đồng Đức Bốn cũng tự nhiên, trong sáng. Những vần thơ lục bát được cất lên ngọt ngào, êm ái, có cả cay đắng lẫn ngọt bùi là tiếng lòng của một thi sĩ mang nhiều tâm sự, duyên nợ với làng quê. Không thể hiện trong thơ mình nỗi nhớ quê nhà của người lính xông pha nơi chiến trận, cũng không nhớ quê từ một đất nước xa xôi nào đó nhưng nỗi

niềm của nhà thơ đâu thiếu phần sâu sắc. Nỗi nhớ đồng quê của Đồng Đức Bốn thật đặc biệt:

Khi xa thì nhớ, đứng trông lại buồn Tôi sinh ra có ngọn nguồn Làm sao mưa lũ cứ tuôn đổ về

(Cuối cùng vẫn còn dòng sông)

Yêu quê, nhớ quê, Đồng Đức Bốn thấy ở làng quê những giá trị bền vững nuôi sống tâm hồn, đưa ông vượt qua những giông bão cuộc đời.

Cũng nhờ mái rạ mái rơm Mà tôi vượt khỏi ngàn cơn bão lòng

(Đứng trong cơn bão mà trông)

Đồng Đức Bốn sống và đi lại giữa các miền quê khác nhau. Khi thành thị, lúc lại nông thôn. Ông có chịu ở yên một chỗ bao giờ. Theo như lời bạn bè nhà thơ nhận xét: Ông sống ở Hải Phòng, nhưng có tuần nào ông lại không lên Hà Nội, nơi đô thị trung tâm của cả nước để được thăm thú bạn bè, thoả thú phiêu du. Xa quê có khi chỉ trong chốc lát, song nhà thơ vẫn nhớ quê đến lạ. Cho dù bao “bùa mê” lôi cuốn, nhà thơ vẫn không quên gốc gác của mình.

Cho dù đấy có là sao Thì đây vẫn cứ gai rào ngõ quê

(Gai rào ngõ quê)

Cũng lạ rằng, cứ về quê, Đồng Đức Bốn lại nhớ da diết nơi đô thị mà mình vừa tạm biệt. Tuy nhiên, cảnh vật, cuộc sống đô thị hiện lên trong nỗi nhớ của ông thường không ồn ào mà man mác, nhẹ nhàng sắc quê. Tiếng chuông chùa Quán Sứ, hương đại, hương sen Tây Hồ rồi cơn mưa rào trên phố Huế…khiến người ta liên tưởng tới nhà quê nhiều hơn là thành thị. Nói một cách khác, Đồng Đức Bốn đã nhớ thành thị (Đặc biệt là Hà Thành) bằng cảm quan, tâm sự của một người làng quê. Vì thế, những cảnh vật ấy cũng mang chất đồng quê mộc mạc, mượt mà. Những gì là ồn ào, là xô bồ nơi đô thị dường như đã được hồn quê và điệu thơ lục bát chắt lọc, làm cho trong trẻo, dung dị.

Chuông chùa Quán Sứ khi gần khi xa

(Chuông chùa Quán Sứ)

Thường thì người ta chỉ nhớ quê khi có sự ngăn cách nhất định về không gian. Vậy nhưng, các thi sĩ với tâm hồn tinh tế còn nhớ cái làng quê đã xa cách với họ về thời gian. Ở Đồng Đức Bốn, nỗi nhớ đó càng da diết. Nhà thơ nhớ những gì đã qua, đã lùi sâu vào quá khứ. Nhà quê lúc này đã mang ý nghĩa khái quát, biểu trưng cho những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, của làng quê xưa kia. Nỗi nhớ này thường bao hàm cả sự tiếc nuối, bâng khuâng, day dứt.

Thế là trời đổ mưa ngâu Cơn mưa mãi đẩu mãi đâu mưa về

Từ trong méo nắn lệch kê

Tôi ngồi thương nhớ đồng quê một mình

(Nhà quê)

Những giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc xa xưa đang đứng trước nguy cơ bị biến mất, bị lấn chỗ bởi hiện thực đời sống hiện đại nhiều khi ồn ào, xô bồ. Phải ghi nhận rằng, cuộc sống hiện đại đã mang lại cho đất nước một bộ mặt mới. Đời sống của đất nước, của nhân dân đang dần được cải thiện từng ngày. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta không khỏi lo ngại trước sự cám dỗ ghê gớm của vật chất. Sự xâm nhập của đời sống kinh tế hiện đại đang làm cho dời sống làng quê biến dạng.

Tôi đi tìm những lời ru Bắt đầu từ một mùa thu cúc vàng

(Đi tìm những lời ru) Trong văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng, đã có biết bao câu thơ hay về quê hương. Những tiếng lòng ấy, khi ngân lên khiến cho mỗi chúng ta xao xuyến, bồi hồi. Tiếp nối những dòng cảm xúc ấy, thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã tạo cho mình một vị trí xứng đáng trong làng

Một phần của tài liệu CHẤT ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN) LUẬN VĂN THS VĂN HỌC 60 22 32 PDF (Trang 74 -112 )

×