Tính thành ngữ:

Một phần của tài liệu Từ và từ tiếng việt (Trang 34)

- Các từ láy đôi thường tuân theo luật biến thanh một cách chặt chẽ Trừ một số trường hợp thanh điệu không theo hai quy tắc biến thanh cao (thanh hỏi, thanh sắc, thanh

3. Tính thành ngữ:

-Tính chặt chẽ về ý nghĩa thường được đồng nhất với tính thành ngữ.

-Một phức thể do các yếu tố A,B,C,.. tạo nên có tính thành ngữ khi các ý nghĩa s.1,s.2,s.3, …của chúng không thể giải thích được ý nghĩa S của toàn phức thể => Tính thành ngữ là tính quy ước, không có lý do, và những từ đơn một hình vị (trừ những trường hợp tượng thanh hay chuyển nghĩa) là có tính thành ngữ cao nhất.

-Tính thành ngữ gồm:

+ tính thành ngữ ý nghĩa ( tính thành ngữ miêu tả)

+ tính thành ngữ cú pháp (tính thành ngữ quan hệ) : chỉ xuất hiện khi quan hệ giữa các yếu tố không tham gia giải thích ý nghĩa S của nó.

-Tính thành ngữ có vấn đề về mức độ. Tính thành ngữ quan hệ cao là đặc điểm của quan hệ từ pháp.

- Cụm từ tự do và từ ghép khác nhau ở chỗ: trong cụm từ, quan hệ cú pháp-ngữ nghĩa giữa các từ tạo nên nó được ý thức và phải được ý thức, nếu không đúng thì sự lĩnh hội thông điệp trong đó có nó nhất định bị ảnh hưởng.

=> Khi đứng trước một cụm từ có thể được giải thích bằng nhiều quan hệ cú pháp-ngữ nghĩa cần phải chọn một trong những quan hệ có thể có mà thấy phù hợp nhất với nội dung thông điệp. Riêng trong từ ghép thì không được.

- Tính thành ngữ ý nghĩa và thành ngữ quan hệ là dấu hiệu cùa các từ ghép. Một tổ hợp có tính thành ngữ càng cao thì càng gần với từ, và ngược lại thì càng gần với cụm từ tự do.

- Cần phải so sánh tổ chức ngữ nghĩa của từ ghép khác với tổ chức ngữ nghĩa của các cụm từ tự do để phân biệt nó hơn.

Một phần của tài liệu Từ và từ tiếng việt (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w