NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠ

Một phần của tài liệu Từ và từ tiếng việt (Trang 25 - 27)

Đã có nhiều nguyên tắc phân loại nhưng nguyên tắc phân loại được Đỗ Hữu Châu chấp nhận là nguyên tắc ngữ nghĩa. Sự phân loại các từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra cơ chế ngữ nghĩa thống nhất trong những từ cùng thuộc một kiểu loại. Các tiêu chí như quan hệ, tính chất của hình vị, có thể được vận dụng nhưng chúng phải lệ thuộc vào nguyên tắc tổng quát nói trên.

- Bước thứ nhất: các từ sẽ được phân chia theo số lượng các hình vị tạo nên chúng. Kết quả ở bước này sẽ cho các từ đơn và các từ phức.

-Bước thứ hai: các từ phức sẽ được phân chia theo phương thức đã tạo ra chúng. Ở bước này, chúng ta có các từ láy và các từ ghép.

-Bước thứ ba: lần lượt các từ láy và từ ghéo được phân chia thành những kiểu nhỏ hơn tùy theo sự đồng nhất về kiểu loại hình thức và về cơ chế ngữ nghĩa chung cho những từ trong cùng kiểu nhỏ đó.

II. TỪ ĐƠN

Trong tiếng Việt, từ đơn là từ do một hình vị tạo nên.

Đặc điểm về ngữ pháp của chúng có thể dùng độc lập(độc lập về vị trí, độc lập về cú pháp). Vì hình thức ngữ âm của từ trong tiếng Việt không biến đổi, cho nên vấn đề đẳng nhất từ đơn không đặt ra.

Tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn yêu cầu tập hợp trong xác định từ đơn vì yêu cầu chủ yếu đặt ra trong lĩnh vực ngữ nghĩa. Ví dụ:

- Một âm tiết như “thượng” với ý nghĩa là “trên” hoặc “trèo lên, bước lên” chỉ một hình vị thuần túy biến hình, còn với cấu trúc biểu niệm tương đương với “đặt lên trên” lại là một từ đơn.

- Do hiện tượng đồng âm mà “sơn” có thể là hình vị điển hình mang nghĩa là “núi”, nhưng có thể là ba từ đơn “chất liệu để quét màu”, “làm cho chất liệu trên để phủ lên đồ vật”, “loại cây cho nhựa để chế tạo sơn ta, sơn thực vật”,…

Từ đơn có thể là một âm tiết, cũng có thể nhiều âm tiết. Ví dụ:

Từ đơn nhiều âm tiết có thể gốc Việt: “ ễnh ương”, “bồ hóng”, “ mồ hôi”,…,gốc các ngôn ngữ ít người sống ở Việt Nam như: “hầm bà làng” (Tày-Nùng), “thắng cố” Hmông, “xì dầu” Hoa,…

Một số từ đơn trong tiếng Việt nếu ta xét về nghĩa từ nguyên của chúng là từ ghép. Nhưng hiện nay chúng đã mất năng lực cấu tạo từ và mất nghĩa hay nói cách khác là mất tư cách là hình vị.

Về ngữ nghĩa, các từ đơn không lập thành những hệ thống ngữ nghĩa của những kiểu cấu tạo từ. Phần lớn chúng đều có khả năng trở thành hình vị để tạo hàng loạt những từ phức dưới tác động của các phương thức ghép và láy.

Khả năng hình vị hóa không chỉ xảy ra với các từ đơn một âm tiết mà còn với cả từ đơn nhiều âm tiết gốc Việt hoặc vay mượn: “tắc kè mí” (Eublepharis lichtenzelderi Mocquard), “tắc kè đốm” ( Gekko gekko), “tắc kè đốm” (Draco mutulatus),…

Các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái quát-đặc điểm này khiến cho chúng giống như các căn tố của các ngôn ngữ Ấn-Âu. Không kể các từ đồng âm, tính khái quát của các đơn thể hiện ở hai phương diện:

Một phần của tài liệu Từ và từ tiếng việt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w