Hạt đơn bội kép của các dòng sau khi thu hoạch đã được sử dụng để trồng và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh của các dòng đơn bội kép trong điều kiện vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Kết quả theo dõi, đánh giá về sức sống của hạt và các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đơn bội kép được thể hiện chi tiết trong bảng 3.11:
Bảng 3.11. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của các dòng đơn bội kép trong điều kiện trồng tại Gia Lâm, Hà Nội
TT Kí hiệu dòng Ngày gieo Tỷ lệ nảymầm (%) G-TP (ngày) G-PR (ngày) Chênh lệch TP- PR (ngày) TGST (ngày) 1 CUA.1 x UH400 7/3/2014 100 57 60 3 98 2 CUA.2 x UH400 7/3/2014 100 56 57 1 98 3 D19 x UH400 7/3/2014 100 58 60 2 98 4 D26 x UH400 7/3/2014 100 60 61 1 98 5 D34.1 x UH400 7/3/2014 100 60 63 3 98 6 D34.2 x UH400 7/3/2014 100 57 60 3 98 7 D41 x UH400 7/3/2014 100 54 56 2 98 8 D56 x UH400 7/3/2014 100 57 60 3 98 9 M7 x UH400 7/3/2014 100 58 60 2 98 10 III.21.1 x UH400 7/3/2014 100 55 56 1 88 11 III.21.2 x UH400 7/3/2014 0 0 0 0 0
Qua bảng 3.11 cho thấy, kết quả sau khi gieo trồng trong điều kiện vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội cho thấy các dòng đơn bội kép thu được có sức sống khá cao (tỷ lệ hạt nảy mầm khi gieo đạt 100%) trừ dòng đơn bội kép được tạo ra từ dòng mẹ III.21.2 (tỷ lệ nảy mầm là 0%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Thời gian tung phấn - phun râu là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất của cây ngô. Sau khi bông cờ tung phấn thì bắp ngô bắt đầu phun râu, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu càng ngắn thì càng tốt cho quá trình hình thành hạt:
- Thời gian từ gieo đến tung phấn dao động trong khoảng 54-60 ngày. Trong đó dòng đơn bội kép của dòng mẹ D26 và D34.1 là dòng có thời gian từ khi gieo đến tung phấn dài nhất (60 ngày), dòng D41 có thời gian từ khi gieo đến tung phấn ngắn nhất (54 ngày).
- Thời gian từ gieo đến phun râu của các dòng dao động từ 56-63 ngày. Trong đó, thời gian từ gieo đến phun râu của dòng D34.1 là dài nhất (63 ngày) và ngắn nhất là của dòng D41 và III.21.1 (56 ngày).
- Chênh lệch thời gian giữa tung phấn và phun râu của các dòng đơn bội kép là tương đối ngắn, dao động trong khoảng từ 1-3 ngày. Khoảng cách này là tương đương so với kết quả thu được ở dòng bố UH400 và khoảng cách trung bình của các dòng mẹ. Khoảng cách ngắn nhất là của dòng D26 và III.21.1 với 1 ngày, khoảng cách dài nhất là của dòng CUA.1, D34 và D56 là 3 ngày. Tuy nhiên, đây vẫn là thời gian nằm trong khoảng chênh lệch cho phép có lợi cho việc tạo hạt, góp phần nâng cao năng suất của các dòng đơn bội kép.
Kết quả theo dõi cho thấy, trong điều kiện vụ Xuân 2014 ở miền bắc, tổng thời gian sinh trưởng trung bình của các dòng là như nhau với thời gian sinh trưởng là 98 ngày. Duy chỉ có dòng III.21.1 là dòng có thời gian từ khi gieo đến khi bắp chín là khá ngắn với 88 ngày. Thời gian sinh trưởng của các dòng đơn bội kép nằm ở giữa thời gian sinh trưởng của dòng bố UH400 (với trung bình 89 ngày) và các dòng mẹ (dao động trong khoảng từ 98-116 ngày). Sự sinh trưởng trong thời gian ngắn của các dòng đơn bội kép sẽ làm giảm công chăm sóc và chi phí sản xuất hơn so với các giống địa phương khác.