Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, chống chịu vàn ăng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tạo DÒNG NGÔ đơn bội kép (DH) BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VIVO (Trang 37 - 39)

a) Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí không lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 20 m2. Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ (%) nhiễm sâu bệnh hại của các dòng kích tạo đơn bội theo tiêu chuẩn: 10TCN 556-2006. Song song với việc đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học, chỉ tiêu sâu bệnh, tiến hành tự thụ để duy trì dòng. Phương pháp duy trì các dòng kích tạo bằng tự phối, bao cách ly khi trỗ cờ, bao cách ly khi phun râu (bao sớm) thu phấn của cây nào thụ cho bắp của chính cây đó.

b) Các biện pháp kỹ thuật áp dụng:

- Làm đất, lên luống gieo trồng: Làm đất nhỏ và lên luống rộng luống 100cm, mật độ trồng 70 x 25 cm cho tất cả các ô thí nghiệm.

- Bón phân:

Lượng phân bón cho 1ha: 120 N + 70 P2O5 + 100 K2O - Cách bón:

+ Bón lót: 100% lân + 50% đạm + 30% kali + Bón thúc: Lần 1: Khi ngô 3-4 lá bón 20% đạm

Lần 2: Khi ngô 7-9 lá bón toàn bộ số phân còn lại - Chăm sóc:

Xới vun, làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình thâm canh ngô của Viện Nghiên cứu Ngô.

c) Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

- Theo dõi, đánh giá đặc điểm nông sinh học, chống chịu, năng suất và yếu tố tạo thành năng suất của dòng kích tạo UH400 tại Gia Lâm, Hà Nội trong vụ Xuân năm 2013.

- Theo dõi tất cả các cây trên các chỉ tiêu sau:

¾ Tỷ lệ nảy mầm (%):

¾ Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 27  + Tung phấn: Ngày có 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính.

+ Phun râu: Ngày có 50% số cây có râu nhú dài từ 2-3 cm.

+ Thời gian sinh trưởng: Thời gian từ khi gieo đến khi có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen .

¾ Đặc điểm nông sinh học:

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của tất cả các cây vào giai đoạn chín sữa.

+ Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của tất cả các cây vào giai đoạn chín sữa.

+ Số lá thật: Cắt đánh dấu lá thứ 5 và lá thứ 10 để tiện cho việc đếm lá cuối cùng.

¾ Khả năng chống chịu đồng ruộng:

+ Chống đổ: Đếm số cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch.

Đặc điểm Đánh giá (điểm)

Tốt: <5 % cây gãy 1

Khá: 5-15% cây gãy 2

Trung bình: >15-30% cây gãy 3

Kém: >30-50% cây gãy 4

Rất kém: >50% cây gãy 5

+ Chống chịu sâu bệnh hại: theo dõi các bệnh hại phổ biến là rệp cờ, sâu đục thân và bệnh đốm lá nhỏ.

Đặc điểm Đánh giá (điểm)

Không bị bệnh: <5% cây nhiễm 1

Nhẹ: 5-15% cây nhiễm 2 Vừa: >15-25% cây nhiễm 3 Nặng: >25-35% cây nhiễm 4 Rất nặng: >35% cây nhiễm 5

¾ Đặc điểm bắp và hạt:

+ Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của tất cả các cây lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 28  + Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm): Đo ở giữa bắp của tất cả các cây lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất.

+ Số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của tất cả các cây khi thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu (một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất).

+ Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất.

+ Khối lượng 100 hạt (gam) ở độ ẩm 14% (để khô sau 2 tuần thu hoạch ở tủ sấy). Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 50 hạt, nếu hiệu số giữa 2 lần cân (mẫu nặng/mẫu nhẹ) không chênh lệch quá 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tạo DÒNG NGÔ đơn bội kép (DH) BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VIVO (Trang 37 - 39)