Nâng cao trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Trang 100)

nghiệp vụ (vì hiện nay chỉ có học phí theo quy định);

- Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhằm động viên khuyến khích CBQL, giáo viên kịp thời tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác;

- Tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các trường THPT, đối với những CBQL giỏi có thành tích xuất sắc được cử đi tham quan, du lịch, học tập ở các trường trong nước và nước ngoài;

- Phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, xây nhà tình thương cho đội ngũ CBQL có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện.

- Sở Giáo dục đào tạo phối hợp Sở tài chính để tham mưu UBND tỉnh về các phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi như giáo viên trực tiếp giảng dạy, đồng thời cần phải ban hành các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể cho đội ngũ CBQL.

- Cần có chính sách để thu hút nhân tài, các CBQL giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.

- Đảm bảo có kinh phí thường xuyên để bồi dưỡng nâng cao trình độ. CBQL về nghiệp vụ công tác.

- Sở GD&ĐT cần tham mưu với UBND tỉnh có chính sách khuyến khích đãi ngộ CBQL công tác tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc…đặc biệt quan tâm đối với CBQL nữ, trẻ, có năng lực, chịu khó học tập để nâng cao trình độ.

- Có chế độ chính sách về chi phí tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước để CBQL có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn.

- Chế độ chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc. Vì vậy, trong việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện và đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ “Chúng ta phải quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ với quyền lợi, lý tưởng với lợi ích, kết hợp việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đòi hỏi sự gương mẫu hy sinh với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, công bằng, coi đây là động lực, là quy luật trong công tác cán bộ hiện nay” .

- Trong quá trình thực hiện xây dựng, hoàn thiện đổi mới chế độ, chính sách, cần tiến hành đồng bộ tất cả các khâu từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đến lựa chọn, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ với những giải pháp cụ thể sau:

+ Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên ưu tú thành CBQL giỏi.

Bổ sung thêm nguồn đầu tư ngân sách nhà nước về kinh phí của các tổ chức Đảng, đoàn thể và các lực lượng xã hội khác tham gia vào quản lý nhà trường. Có chính sách “khuyến học” cho CBQL nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý. Cử cán bộ quy hoạch nguồn, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đi đào tạo ở nước ngoài để tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến, giúp người CBQL mở mang trí tuệ, cập nhật thông tin. Gắn đào tạo với sử dụng, với tiêu chuẩn hóa, khuyến khích tự học tập, tự đào tạo, có sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Đảm bảo chế độ chính sách và lợi ích vật chất, tinh thần cho CBQL

- Thực hiện tốt chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý có thẩm quyền tiếp tục cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương theo hướng khắc phục những bất cập hiện có. Kiên quyết xóa bỏ mọi khoản bao cấp ngoài lương như nhà cửa, xe cộ, phân phối điện, nước sinh hoạt, hoặc bao cấp với đối tượng này, không bao cấp với đối tượng khác, tạo nên sự phân hóa và mặc cảm trong nội bộ CBQL.

- Vừa thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương, vừa tiếp tục nghiên cứu, đề xuất kịp thời những bất hợp lý của chế độ tiền lương giúp các cấp có thẩm quyền kịp thời có biện pháp điều chỉnh hệ số thang, bậc lương, nới rộng khoảng cách thang, bậc lương; gắn thang, bậc lương với trình độ chuyên môn được đào tạo và phù hợp với mức sống chung của xã hội, nhất là tạo được sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ của các cán bộ.

Việc thực hiện, xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chế độ tiền lương phải nhằm mục đích xây dựng được một chế độ tiền lương thực sự là thước đo giá trị - sức lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, là nguồn thu nhập chủ yếu, thực sự trở thành đòn bẩy khuyến khích người CBQL trường THPT làm việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện chế độ tiền lương, cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất nhằm xây dựng, hoàn thiện, mở rộng việc cải cách hệ thống chính sách khuyến khích, kích thích với các đối tượng và các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đội ngũ CBQL trường THPT.

- Cần phải có chính sách của tỉnh, huyện để khuyến khích, thu hút đối với những CBQL giỏi đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, hoặc những trường có những vấn đề phức tạp, cần đến sự tập trung trí lực của đội ngũ CBQL giỏi

- Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần, kịp thời biểu dương, khen thưởng những CBQL giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm đối với những CBQL vi phạm khuyết điểm, sai lầm.

Phải xem quản lý là một nghề. Vì vậy, cần được đào tạo và quan tâm như những nghề khác. Đào tạo trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm gắn với quyền lợi và trách nhiệm và cần có chính sách thỏa đáng.

Động viên khuyến khích kịp thời vào các dịp lễ, tết, ngày truyền thống của ngành về cả vật chất và tinh thần để tạo động lực, tinh thần cho đội ngũ CBQL.

Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT là nhằm vào tất cả các khâu: lựa chọn, quản lý, sử dụng và đãi ngộ. Vừa động viên, thúc đẩy, kích thích, vừa có yếu tố ngăn chặn, răn đe, vừa gắn quyền lợi và trách nhiệm của CBQL với công việc, vừa thể hiện mục đích chính trị và ý nghĩa nhân đạo cao cả của chế độ xã hội ta. Việc thực hiện xây dựng, hoàn thiện, đổi mới chế độ, chính sách là một công cụ tác động và điều tiết mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT.

- Bên cạnh đó, các địa phương, các nhà trường cũng cần xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý.

Trong xã hội ngày nay, thông tin và tri thức là cơ sở cho việc ra quyết định và hành động. Chất lượng của các quyết định, hiệu quả của các hành động phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của thông tin. Sử dụng nhiều thông tin và tri thức trong quá trình thực hiện công việc sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả tốt hơn. Thông tin có vai

trò rất quan trọng trong sản xuất, trong quản lý, điều hành, cũng như trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Thông tin là cơ sở tri thức. Thông tin được con người xử lý, tiếp thu, nhận thức thì biến thành tri thức.

- Thông tin giúp CBQL làm việc khoa học hơn. - Thông tin giúp CBQL có những dữ liệu như sau: + Các dữ liệu khoa học về giáo dục;

+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống giáo dục có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp và lưu giữ các dữ liệu giáo dục;

+ Các yếu tố vật chất và kỹ thuật (phần cứng, phần mềm…) tham gia vào quá trình thông tin (ICT)…

+ Các phần tử này có quan hệ và thống nhất theo những chế định của Nhà nước, của các chủ thể quản lý, nhằm cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản lý trong một hệ thống giáo dục.

3.3. Tổ chức thực hiện

3.3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT cần phải thực hiện nhiều giải pháp. Tổ hợp 5 giải pháp kể trên có nội dung quan hệ biện chứng với nhau, tương hỗ lẫn nhau, không xem thường giải pháp nào. Nếu tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng CBQL và chất lượng giáo dục toàn diện. Mối tương tác giữa các giải pháp trên có thể cụ thể hoá trong sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ biểu diễn giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL

Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL

Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Mối quan hệ mật thiết hữu cơ của 5 nhóm giải pháp. Các giải pháp trên được kết nối với nhau một cách chặt chẽ cùng hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của các trường THPT.

3.3.2. Khai thác các yếu tố thực hiện

3.3.2.1. Yếu tố bản thân CBQL

Như vậy các giải pháp nêu trên muốn phát huy được hiệu lực để đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung cần phải coi trọng các yếu tố bên trong đó là yếu tố bản thân của CBQL. Mỗi CBQL phải tự rèn luyện, phấn đấu để hoàn thiện mình, tự đánh giá đúng về mình, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân.

3.3.2.2. Các yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố mang ý nghĩa chủ quan, để các giải pháp quản lý đã nêu thực hiện một cách đồng bộ, có tính khả thi cao cần phải khai thác các điều kiện khách quan. Đó là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và trực tiếp là Sở GD&ĐT Đồng Nai, các tổ chức chính trị, xã hội cùng cán bộ, viên chức trong ngành GD&ĐT, các tầng lớp nhân dân địa phương.

3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL

Chất lượng đội ngũ CBQL

Trường THPT

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sàng lọc, thuyên chuyển đội ngũ CBQL

Đảm bảo các chế độ, chính sách và các điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL

CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

3.4.1. Khảo sát sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết của các giải pháp nâng cao chất lượng CBQL các trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã nêu ở trên, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội giáo dục, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu với 45 người, bao gồm: cán bộ cốt cán (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các Tổ trưởng chuyên môn) các trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để kiểm chứng (về mặt nhận thức) với 5 giải pháp nêu trên. Kết quả thu được qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

TT Các giải pháp

Tổng số khảo

sát

Mức độ cần thiết của các giải pháp Ghi chú Rất cần thiết (1) Cần thiết (2) Ít cần thiết (3) Không cần thiết (4) Không trả lời (5) Tổng % của (1) và (2) SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 45 19 42,2 17 37,8 3 6,6 5 11,1 1 2,3 80,0

2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai một cách khoa học 45 23 51,1 20 44,4 2 4,5 0 0 0 0 95,5 3

Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức,

chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 45 22 48,9 20 44,5 3 6,6 0 0 0 0 93,4 4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, thuyên chuyển, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 45 25 55,6 15 33,3 5 11,1 0 0 0 0 88,9 5 Đảm bảo chế độ chính sách và các điều kiện để nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

3.4.2. Khảo sát tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng CBQL các trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã nêu ở trên, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội giáo dục, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu với 45 người, bao gồm: cán bộ cốt cán (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các Tổ trưởng chuyên môn) các trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để kiểm chứng (về mặt nhận thức) với 5 giải pháp nêu trên. Kết quả thu được qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

TT Các giải pháp

Tổng số khảo

sát

Mức độ khả thi của các giải pháp

Tổng % của (1) (2) Rất khả thi (1) Khả thi (2) Ít khả thi (3) Không khả thi (4) Không trả lời S L TL % S L TL % S L TL % S L TL % S L TL % 1 Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT 45 12 26,7 26 57,8 5 11,1 2 4,4 0 0 84,5

huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai một cách khoa học 45 19 42,2 22 48,9 4 8,9 0 0 0 0 91,1 3

Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 45 15 33,3 20 44,4 8 17,8 2 4,5 0 0 77,7 4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, thuyên chuyển, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 45 20 44,4 22 48,9 3 6,7 0 0 0 0 93,3

5

Đảm bảo chế độ chính sách và các điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 45 11 24,4 29 64,4 5 11,2 0 0 0 0 88,8

Tóm lại, tất cả các giải pháp đưa ra trưng cầu ý kiến đều được khẳng định về sự cần thiết và tính khả thi. Mặc dù số ý kiến đánh giá ở các giải pháp không đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng có ít nhiều chênh lệch, song tổng hợp lại cả 5 giải pháp trên đều đảm bảo sự cần thiết và tính khả thi trong vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trước yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Việc đề xuất các giải pháp nêu trên là hoàn toàn cần thiết (có giải pháp nhiều nhất là 100%, giải pháp ít nhất là 80% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đã nêu trên đều cần thiết và rất cần thiết). Các giải pháp tăng cường các điều kiện thuận lợi, thực hiện tốt chế độ chính sách cho CBQL, xây dựng quy hoạch đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w