Trình độ quản lý:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Trang 72)

chuẩn hóa phục vụ cho nhu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Việc tuyển chọn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chưa được chú ý. Có lúc chưa thực sự khách quan, chưa đúng đối tượng, còn mang tính cảm tính. Chưa chú trọng đến cơ cấu độ tuổi, giới tính và đặc thù vùng miền.

Chưa có sự phối hợp và liên hệ giữa đơn vị cử người đi học với cơ sở đào tạo, dẫn đến khó nắm bắt được hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Việc điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú ý.

Việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT huyện Long Thành hiệu quả chưa cao. Nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một số CBQL trường THPT tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chỉ nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa, mà chưa xuất phát từ nhu cầu công việc hàng ngày. Chưa thực sự gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn công tác.

Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị còn phụ thuộc nhiều ở cấp trên, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Huyện chưa có một chương trình đào tạo riêng cho đội ngũ CBQL trường THPT, việc đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu dựa vào kế hoạch của Sở GD&ĐT và bản thân các cán bộ tự đi học.

Bảng 2. 14: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBQL năm học 2012-2013

Trìnhđộđộđộđộđộ độ Tổng số Thạc Đại học Cao đẳng Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C S L % SL % SL % SL % SL % SL % NN 11 0 0 2 18,2 0 0 6 54,5 3 27,3 0 0 Tin Học 11 0 0 0 0 0 0 8 72,7 3 27,3 0 0

(Nguồn: Trường THPT huyện Long Thành, Đồng Nai)

2.3.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc, thuyên chuyển đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ CBQL trường THPT hầu hết là những giáo viên đã đạt chuẩn, giáo viên giỏi theo quy định trong điều lệ trường phổ thông và đạt các tiêu chuẩn khác theo quy

định của Nhà nước và địa phương. Việc kiểm tra, đánh giá, sàng lọc, thuyên chuyển CBQL trường THPT huyện Long Thành đã được các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục, có sự phối hợp giữa quản lý ngành và sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, sàng lọc, thuyên chuyển sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường. Qua đó xây dựng về lối sống, có trí tuệ, có tinh thần trách nhiệm và có năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, cơ quan quản lý của đội ngũ CBQL trường THPT hiểu rõ hơn, chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý tốt đội ngũ CBQL trường THPT của ngành.

Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá, thuyên chuyển, sàng lọc đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành chưa thực sự chú ý. Các tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu các tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, chưa dựa vào hiệu quả công việc, chưa căn cứ vào từng vị trí nên chưa khuyến khích được sự tự chủ, sáng tạo lao động của họ. Việc đánh giá, cho điểm, xếp loại CBQL còn hình thức, mang tính chất động viên, cào bằng.

Việc bổ nhiệm, bố trí CBQL có lúc còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của của cấp trên, chưa phát huy được vai trò chủ động của cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường.

Các tiêu chuẩn bổ nhiệm CBQL còn có lúc nặng về bằng cấp, về lý lịch chính trị, về cơ cấu, nên chưa chọn được những người giỏi nhất vào vị trí lãnh đạo, quản lý, chưa chú trọng đánh giá về hiệu quả thực tế công tác của cán bộ, chưa kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đức và tài của người CBQL.

Việc thuyên chuyển CBQL cũng chưa thực sự được chú ý (trong 10 năm trở lại đây chỉ có 2 trường hợp được thuyên chuyển).

Công tác sàng lọc chưa thực sự được quan tâm, chưa kiên quyết thực hiện miễn nhiệm, thay thế những CBQL trường THPT thiếu năng lực, thiếu nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác.

Bảng 2.15: Số liệu CBQL được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thuyên chuyển trường THPT huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Năm học Số CBQL được bổ nhiệm lần đầu Số CBQL được bổ nhiệm lại Số CBQL bị miễn nhiệm Số CBQL được thuyên chuyển Số CBQL về hưu 2007-2008 1 1 0 0 0 2008-2009 0 0 0 0 0 2009-2010 0 2 0 0 0 2010-2011 0 6 0 2 0 2011-2012 1 0 0 0 1

( Nguồn: Phòng TCCB-Sở GD&ĐT Đồng Nai )

2.3.4.5. Việc đảm bảo các điều kiện, chế độ chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Long Thành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, trong đó các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ CBQL trường THPT trong huyện đã được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Việc bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần thông qua việc thực hiện tốt chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp khác. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CBQL THPT được đảm bảo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định và phát triển đội ngũ, phát huy được vai trò, tiềm năng, thế mạnh của CBQL.

Song việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành vẫn còn bộc lộ sự bất hợp lý, chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ và nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục hạn chế, yếu kém.

Hệ thống chính sách đãi ngộ chưa chú ý kết quả và năng lực thực hiện chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến nảy sinh tư tưởng quân bình.

Chưa có các chế độ khuyến khích CBQL trường THPT tự học, tự nâng cao năng lực khiến cho không ít CBQL trường THPT ít chịu tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, việc cung cấp hỗ trợ các điều kiện, phương tiện giúp CBQL trường THPT tự học, tự nghiên cứu và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn còn hạn chế.

Kinh phí chi cho công tác quản lý nhà trường còn thấp. Kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ CBQL hầu như không có. Chế độ công tác, định mức lao động của đội ngũ CBQL các trường còn bất cập (như việc thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần) có chỗ chưa hợp lý.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng không đáp ứng được yêu cầu chỉ tiêu phân bổ cho các đơn vị còn quá ít, ngoài ra không có kinh phí để CBQL tham quan các điển hình về giáo dục trong nước và ngoài nước.

Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật còn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích. Vì vậy, ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục CBQL trường THPT.

Hệ thống chế độ chính sách còn chắp vá, bị động, thiếu đồng bộ chưa tạo được động lực để tập hợp, thu hút nhân tài, thu hút những người làm việc có hiệu quả. Một số chế độ chính sách không đảm bảo nhu cầu cần thiết tối thiểu của đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đảm bảo vật chất mới chỉ dừng lại ở các chế độ do Nhà nước quy định, huyện chưa có một khoản kinh phí nào dành riêng cho việc ưu đãi đội ngũ CBQL và giáo viên.

Các điều kiện về tinh thần cũng chưa được chú ý, việc gặp gỡ, thăm hỏi, động viên vào các dịp lễ, tết, ngày truyền thống của ngành chủ yếu mang tính tập thể và khối THPT ít được quan tâm.

Cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán cần được hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung để có ý nghĩa thiết thực với đội ngũ CBQL trường THPT, đem lại hiệu quả quản lý cao hơn.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng

2.4.1. Nguyên nhân của thành công

Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thể hiện trong những năm gần đây đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng liên quan đến chủ trương xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đồng thời có những chính sách thích hợp đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đại đa số nhà giáo và CBQL giáo dục nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, đóng góp sức lực vào sự nghiệp phát triển giáo dục.

Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ:

+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã được cụ thể hóa trong chương trình mục tiêu quốc gia; đội ngũ cán bộ trẻ và cán bộ nữ được quan tâm hơn.

+ Nhà nước đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập.

+ Chính sách sử dụng, đãi ngộ, chính sách lương và phụ cấp lương đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng được quan tâm giải quyết nhằm khuyến khích giáo viên và CBQL học tập nâng cao trình độ.

UBND tỉnh, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Long Thành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

Trong thời gian dài, tư duy về quản lý giáo dục của ngành GD&ĐT chậm đổi mới; chưa chú trọng đến việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để ngang tầm với vị trí, chức năng nhiệm vụ. Sự đổi mới trong chỉ đạo của ngành và hiệu quả trong quản lý còn hạn chế, trong đó có nguyên nhân bệnh thành tích trong giáo dục; chưa có một tổ chức chuyên trách để tham mưu, theo dõi và tổ chức triển khai việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Do đó việc quản lý, chỉ đạo thiếu tính chuyên nghiệp và không có điều kiện để chăm lo cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

Công tác quy hoạch và kế hoạch đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của huyện, của các nhà trường còn yếu, chưa được chú trọng đúng mức, chưa bám

sát nhu cầu sử dụng của địa phương và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chưa được chú trọng, thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.

Với cơ chế quản lý cán bộ hiện nay, chỉ cần được bổ nhiệm là có tư tưởng an tâm với cương vị công tác bởi chỉ khi nào cán bộ vi phạm kỷ luật rất nặng thì mới bị cắt chức. Hầu như chưa có cán bộ quản lý phải rời khỏi vị trí quản lý vì lý do về năng lực quản lý yếu kém. Thực tế này đã kìm hãm sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ quản lý. Thêm vào đó là chính sách đãi ngộ “dàn hàng ngang” không sàng lọc theo kết quả và năng lực quản lý nên tư tưởng trung bình chủ nghĩa càng có dịp phát triển: hạn chế về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ vẫn không bị bãi chức, miễn nhiệm nên không cần cố gắng. Việc thiếu các quy định bắt buộc cán bộ phải tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một lý do làm cho cán bộ quản lý không hăng hái tự học và rèn luyện. Mặt khác chưa có chế độ khuyến khích riêng đối với cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ, nên đội ngũ cán bộ quản lý có nguy cơ ngày càng bị giảm sút về trình độ và năng lực quản lý.

Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục còn nặng về lý thuyết, chưa sát với thực tế, chưa trang bị cho người học những kỹ năng cụ thể, cần thiết và có thể ứng dụng trong thực tiễn. Các tài liệu bồi dưỡng còn đơn điệu, nghèo nàn, tài liệu tham khảo còn hạn chế; các bài giảng còn mang tính hàn lâm, nhiều nội dung mang tính chủ trương đường lối, học thuyết, không hấp dẫn người học. Chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chu kỳ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, phương pháp bồi dưỡng còn nhiều yếu kém. Phần lớn cán bộ quản lý ít có điều kiện để cập nhật kiến thức và phương pháp quản lý hiện đại.

Các quy định về đào tạo bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục chưa được coi là điều kiện cần cho việc trở thành cán bộ quản lý giáo dục. Cũng không có các quy định bắt buộc hoặc các chính sách khuyến khích CBQL tự học tập nâng cao trình độ để đáp

ứng yêu cầu công việc. Một số CBQL chưa tập trung trong quá trình học tập nhằm nâng cao trình độ mà chỉ đi học để có bằng với mục đích đảm bảo vị trí công tác hay chuyển ngạch lương... nên không có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả công tác.

Nguyên nhân khác từ phía bản thân cán bộ quản lý; Sức ỳ do thói quen, do sự thiếu các quy định bắt buộc, các chính sách khuyến khích và tâm lý ngại thay đổi của một số đông cán bộ quản lý cao tuổi đã hạn chế việc học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý. Làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, các kiến thức được bồi dưỡng ít được vận dụng hoặc khó vận dụng vào thực tiễn.

Đời sống của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều khó khăn, lương và thu nhập chưa thực sự làm cho họ chuyên tâm với công việc, còn phải lo làm thêm để tăng thu nhập, ít dành thời gian để tự học, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ. Các điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ chưa được chú ý.

Việc phân cấp quản lý giáo dục hiện nay còn chưa thống nhất, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục trong công tác quản lý, bổ nhiệm cán bộ QLGD còn hạn chế. Ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục chưa được coi trọng trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ QLGD, ảnh hưởng đến chất lượng của công tác xây dựng cán bộ QLGD.

Công tác thuyên chuyển cán bộ chưa thực sự mạnh dạn, chưa xác định rõ bước đi, lộ trình cụ thể, chưa được sự thống nhất cao của địa phương.

Công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ còn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ, xử lý chưa kịp thời, có nơi, có lúc chưa nghiêm. Việc miễn nhiệm, thay thế các cán bộ năng lực yếu chưa thực sự mạnh dạn.

Chiến lược phát triển giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL nói riêng của huyện chưa được chú ý, chưa có những ưu đãi dành riêng cho giáo dục, cho đội ngũ CBQL, các điều kiện về CSVC có những nơi chưa được đảm bảo, còn thiếu… nên khó phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Long Thành là một huyện trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đang dần dần trở thành một huyện công nghiệp theo hướng hiện đại. Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, GD&ĐT của địa phương không ngừng mở rộng về quy mô và từng bước nâng cao chất lượng.

2. Đội ngũ CBQL trường THPT huyện Long Thành tuy có nhiều cố gắng nhưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Trang 72)