0
Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ HỆ HỖ TRỢ GIẢI MỘT SỐ LỚP BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT (Trang 53 -55 )

V cua ch_CO2 la 4.48l;

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1 Kết luận

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và cải tiến mô hình COKB nhằm áp dụng vào việc xây dựng mô hình cơ sở tri thức cho lĩnh vực Hóa vô cơ và ứng dụng giải 1 số lớp bài toán trong chương trình THPT.

Với mục tiêu trên, khóa luận này đã kết thúc với những kết quả như sau:

- Về mặt khoa học, khóa luận đã đề ra 2 cải tiến mới trên mô hình COKB. Một là cải tiến về kiểu thuộc tính của đối tượng C-Object, bổ xung thêm kiểu dữ liệu

tập hợp/danh sách các đối tượng khác (số thực, các đối tượng cơ bản và các đối tượng được định nghĩa thêm trong mô hình). Hai là cải tiến về quan hệ tính toán, bổ xung thêm khái niệm “quan hệ tính toán phụ thuộc” để biểu diễn các quan hệ tính toán liên quan tới các thuộc tính có kiểu mới vừa đề xuất ra. Với 2 cải tiến trên, mô hình C-Object có khả năng áp dụng vào nhiều miền tri thức hơn và miền tri thức Hóa vô cơ trong khóa luận này là một ví dụ cụ thể.

- Về mặt ứng dụng, khóa luận đã áp dụng những cải tiến mớivào xây dựng mô hình cở sở tri thức cho Hóa vô cơ trong chương trình THPT và thuật giải suy diễn hỗ trợ tìm lời giải cho 1 số lớp bài toán Hóa vô cơ THPT. Sản phẩm demo đã giải quyết được 1 số lượng bài toán tương đối được lấy từ sách giáo khoa, trong các đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi vào Đại học Cao đẳng khối A,B từ năm 2007 tới nay.

- Về mặt kĩ thuật, khóa luận đã kết hợp sử dụng nhiều ngôn ngữ và kĩ thuật lập trình bao gồm:ngôn ngữ lập trình Maple phiên bản 15 mới nhất, kĩ thuật lập trình C# sử dụng Window form trên .NET framework 4.0

Bên cạnh đó, khóa luận đã đóng gói toàn bộ sản phẩm demo thành gói package Chemistry viết bằng Maple 15 để tái sử dụng lại sau này. Gói này sẽ có đầy đủ tri

gồm: đọc đề bài, lấy đáp án bài toán, lấy cách giải tổng quát/chi tiết, truy vấn 1 số thông tin tri thức Hóa Vô cơ.

5.2 Hạn chế

Đề tài chưa biểu diễn được toàn bộ tri thức Hóa vô cơ mà chỉ tập trung vào tri thức hỗ trợ giải bài toán. Trong khi đó, bài tập về Hóa vô cơ có nhiều dạng phong phú khác như: nhận biết, tìm chuỗi phản ứng, điều chế, tách chiết và các câu hỏi lý thuyết

mà khóa luận chưa giải quyết được.

Đề tài chỉ đưa ra lời giải theo quy trình, chưa nhận biết và tìm ra lời giải thông minh trong các trường hợp bài toán đặc biệt, bài toán yêu cầu sự nhạy bén trong lập luận thay vì giải theo quy trình cũ, chưa giải quyết các bài toán biện luận nhiều trường hợp và tìm công thức hóa học của chất.

5.3 Hướng phát triển

Hướng phát triển tiếp theo là mở rộng cơ sở tri thức đã có để biểu diễn được toàn bộ lý thuyết Hóa vô cơ và thử áp dụng vào lĩnh vực Hóa hữu cơ.

Tiếp tục nghiên cứu giải quyết các vấn đề mới như nhận dạng các loại bài toán khó và sử dụng chiến thuật giải dành riêng cho các bài đó dạng đó.

Nghiên cứu các giải pháp suy luận mới, giải và biện luận các bài toán phức tạp nhằm giúp chương trình giải được nhiều dạng bài toán hơn. Góp phần vào việc xây dựng thành một phần mềm hỗ trợ học tập hoàn chỉnh.

Phát triển công cụ hỗ trợ người dùng nhập bài toán dễ dàng hơn, thân thiện và gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên hơn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ HỆ HỖ TRỢ GIẢI MỘT SỐ LỚP BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT (Trang 53 -55 )

×