Các giải pháp xử lý ô nhiễm môitrường do thiên tai (bão, lũ, lụt)

Một phần của tài liệu Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường (Trang 31)

4.3.1.1. Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước do thiên tai (bão, lũ, lụt).

Thông thường, các giải pháp xử lý nước thải được áp đụng như sau;

- Tại đa số các lưu vực thoát nước độc lập trong đô thị, không có đủ diện tích để xâv dựng một trạm xử iý nước thải, mặt khác, việc bố trí các trạm xử íý nước thải

trong khu vực dân cư đông đúc cỏ thể gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến mỹ quan khu dân cư. ở những nơi này các công trình xử lý nước thài phải được xây dựng hợp khối có che chắn, đảm bảo vệ sinh và mỹ quan.

- Nước thải các khách sạn, công trình công cộng, bệnh viện, tại các khu du lịch, gần các nguồn nước sạch loại A, thường được xử lý sinh học hoàn toàn với các công trình kín và gọn.

- Nước thải các thị xã, thị trấn, thị tứ, các khu tập trung dân cư nông thôn được xử lý sinh học không hoàn toàn, sau đó có thể sử dụng để nuôi cá trong hồ sinh vật, tưới mộng trên các cánh đồng hoặc tiến hành khử trùng rồi xà ra sông, hồ gần đó.

Có thể ứng dụng các loại công trình xử lý nước thải sau đây cho các vùng bị tác động của thiên tai (bão, lụt, lũ):

- Các công trình cơ bản xử lý bậc I (xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học).

Các công trình xử lý bậc I, két hợp với xử lý bùn cặn

Các công trình xử lý bậc LI (xử lý sinh học hiếu khí theo nguyên lý bùn hoạt

tính).

Các công trình xử lý bậc II (xử lý sinh học hiếu khí theo nguyên lý lọc và dính bám vi sinh vật).

- Các công trình xử lý bậc II (xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên).

-C ác công trình Clo hóa hoặc ôdôn hóa nước thải. • Sử dụng thực vật nổi để xử lý nước thải hữu cơ.

Trong xử lý ô nhiễm nước thải, thực vật thủy sinh có vai trò to lớn trong việc làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ. Một số loài thực vật nổi thường gặp phổ biến ờ nước ta có thể sử dụng có hiệu quả trong mục đích này

Hiệu quả làm sạch COD, N tổng số và p tổng số trong nước thải ô nhiễm hữu cơ của bèo tây cao hơn .so với bèo cái. Hiệu suất xử lý trung bình với COD của bèo tây là 89,47%, với N tổng số là 53,37%, với p tổng số là 52,16%. Trong khi các hiệu suất này của bèo cái tương ứng là 78,75%, 37,72% và 37,24%.

Quy trình xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ bàng hệ thống thực vật nổi đã thu được kết quả tốt. Sau khi được xử lý lượng COD trong nước thải bị loại bỏ đến 93,13%, lượng N tổng số bị loại bỏ 50,52% và lượng p tổng số bị loại bỏ là 55,92%. Nước thải hữu cơ sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945-1995.

1271 CÓ 2 nhóm bãi lọc trồng cây chính:

+ Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm hay là bãi lọc ngầm trồng cây với dòng chảy ngang hay dòng chảy thẳng đứng.

+ Bãi lọc trồng cây ngập nước với các loại thực vật nổi, hoặc thực vật sống ngập hẳn trong nước, hoặc thực vật trồng trong nước nhưng thân và lá cây nhô lên khỏi mặt nước.

Thực vật trồng trong các bãi lọc thường là các loài thực vật thùy sinh, thân thào hoặc thân xốp, có rễ chùm.

• Sử dụng thực vật nước, làm sạch kim loại nặng trong nước.• o • • 7 • I • o o

Một số loài thực vật nước (thực vật thủy sinh) có khả năng làm sạch kim loại nặng trong nước ao, hồ, nước lụt. Sự có mặt của chúng trong nguồn nước tạo nên môi trường giầu oxy, làm tăng nhanh quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước.

Thực vật nước có khả năng loại bỏ các chất độc hại chứa trong nước bằng cách chuyển hóa các chất đó qua mô của chúng và tách các sản phẩm tạo nên khỏi môi trường nước. Các loài thực vật thường được sử dụng trong mục đích này là rong đuôi chó và bèo tấm.

• Xử lý nit<y - amôn trong nước ngầm.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nitơ trong nước ngầm, trong thời gian vừa qua một sổ công trình nghiên cứu đã được thực hiện. Xử lý nitơ - amôn trong nước ngầm bàng phương pháp lọc sinh học ngập nước được tiến hành theo 2 sơ đồ:

Sơ đồ 1: Nước thô sau xử lý Fe (II) —> Nitrát hóa —» Khử nitrát (+ hữu cơ) —* sục khí bổ sung —» Lọc —> Clo hóa.

Sơ đồ 2: Nước thô sau xử lý Fe (II) + nước tuần hoàn —► (1) Khử nitrát (+ hữu cơ) —»(2) Nitrát hóa (tuần hoàn về (1)) —> Lọc —► Clo hóa.

• Xử lý nước bị nhiễm phèn sắt.

ở một số địa phương, nước bị nhiễm phèn sắt, hàm lượng sẳt tan trong nước cao, vượt xa tiêu chuẩn cho phép. Nước có mùi tanh kim loại, không những không sử dụng được trong sinh hoạt mà khi dùng để giặt, quần áo bị ố vàng, nếu dùng để đun nước pha trà, nước có màu đen tím, mất hưqng vị trà mà còn có thể gây ra bệnh đường ruột.

• Sử dụng phương pháp sình học để xử lý ô nhiễm nước.

Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp xử lý nước thải bàng sinh học, chủ yếu là 3 nhóm dưới đây:

Phương pháp xử lý hiếu khí, bao gồm các phương pháp bùn hoạt tính, ao ổn định, lọc phun kèm theo các vi sinh vật cố định.

Phương pháp xử lý kỵ khí, bao gồm các phương pháp lên men axit, lên men methan, ao yếm khí, hệ xử lý UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket).

Phương pháp thiếu khí, chủ yếu dùng để phân giải nitrat.

• Diệt khuẩn trong nước bằng khí ô dôn (O3).

Cho đến nay, chúng ta đã sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để diệt vi khuẩn trong nước, như: sử dụng Clo và các hợp chất thẩm thấu của Clo, dùng màng siêu lọc 0,2 sử dụng tia cực tím, sử dụng hệ thẩm thấu nghịch R .o. Các công nghệ này có nhược điểm là bị nhiễm khuẩn trở lại khi nước di chuyển trong đường ổng và trong các bồn chứa.

Ô dôn là loại khí có màu lam nhạt, có đặc trưng là hấp thụ mạnh các tia tử ngoại, tan trong nước nhiều hơn ôxy. Ô dôn ( 0 3) tham gia oxy hóa trong tổng hợp hữu cơ hoặc khử trùng, diệt khuẩn, khử mùi, tẩy màu.

4.3.1.2. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, ủng phó, khắc phục ô nhiễm rác thải trong thiên tai (bão, lụt, lũ).

• Cải thiện chất lượng quản lý các bãi rác.

Khi lựa chọn các giải pháp phòng ngừa, khắc phục, ứng phó với ô nhiễm môi trường cho các bãi rác thải cần tính đến các yếu tố sau đây:

Điều kiện tự nhiên của vùng.

Điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của nhân dân trong vùng. Khả năng đáp ứng kỹ thuật cùa địa phương.

Khả năng đáp ứng về tài chính.

- Mức độ phù hợp với đặc điểm của rác tập trung vào bãi. Mức độ an toàn môi trường của từng biện pháp.

Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành hướng dẫn thiết kế kỹ thuật cụ thể cho từng loại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, vì vậy việc thiết kế các bãi chôn lấp rác cũng như quản lý, vận hành các bãi rác chỉ dựa trên những quy định rải rác đã cỏ ở các văn bản pháp lý đã ban hành.

1273

Nguyên tắc chung là ngăn ngừa việc lan tỏa tự do các chất thải từ các bãi rác ra môi trường chung quanh, đồng thời ngăn cản không cho các loài động vật dễ dàng tiếp xúc với các bãi rác.

Đối với các bãi rác mới xây dựng và đang hoạt động, cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

Hàng ngày rác phải được đổ theo đúng trình tự vận hành san gạt trên toàn bộ bề mặt ô rác, đảm bảo quá trình đầm nén rác.

Rác phải được phủ đất sau mỗi ngày làm việc. Trước khi phủ đất phải tiến hành phun hóa chất, thuốc diệt trùng hoặc rắc vôi bột.

Giảm thiểu tiếng ồn bằng cách cải tiến thiết bị thi công, thiết bị vận chuyển, giảm bớt tổc độ xe chạy.

Đảm bảo thi công và vận hành theo đúng kỹ thuật các thiết bị thu gom và thoát tán khí.

Duy trì độ ẩm cần thiết cho rác để giàm bớt lượng bụi phát sinh.

Có giải pháp nâng cao hoạt động các hệ sinh thái xung quanh bãi rác bằng cách xây dựng các đồi sinh thái. Tạo điều kiện phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường thuận lợi cho các loài động vật hoang dại và thực vật phát triển.

• Đối vói các bãi rác cũ đã đóng cửa.

Nên áp dụng các.kỹ thuật đơn giản, dễ làm để kịp thời ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm môi trường sau đây:

Phủ đất trên mặt: Dùng đất sét phủ một lớp dày lên trên bề mặt đống rác, khoảng 80 - 120cm. Đất sét làm giảm sự xâm nhập của nước mưa vào đống rác, làm giảm lượng, nước rác phát sinh và giảm nguy cơ gây ô nhiễm các n g u ồ n nước.

Phủ đất sét góp phần làm giảm nồng độ các chất hòa tan trong nước rác, do đất sét gồm những hạt mịn, những hạt này có khả năng trao đổi và hấp phụ lớn các chất.

• Tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đào tạo cán bộ quản lý rác.

Hoạt động bảo vệ môi trường đòi hỏi một số hiểu biết và thao tác, kỹ thuật chuyên môn nhất định, vì vậy cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nòng cốt tại cơ sờ để làm chỗ dựa cho phong trào nhân dân, mới có thể mang lại kết quà mong muốn.

• Xây dựng hệ thống văn bản ph áp lý, chính sách đảm bảo thực hiện

tốt công tác xử Lý các bãi chôn lấp rác.

- Xây dựng cơ chế bắt buộc các đơn vị tạo ra rác thải có các biện pháp đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích việc áp dụng các quy trình tái chế, sử dụng lại các phế liệu sản xuất. Khuyến khích việc giảm bớt khối lượng chất thải, có biện pháp quản lý và kỹ thuật xử lý chất thải tại nơi phát thải.

- Áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm minh đối với các đơn vị cố tình xả chất thải độc hại vào môi trường hoặc xả thải vượt quá khối lượng và chất lượng chất thải đã đăng ký.

- Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về các chỉ tiêu môi trường bắt buộc phải tuân thủ đối với việc thiết kế, thi công và vận hành các bãi chôn lấp rác.

- Quản lý hợp lý đội quân nhặt rác trong bãi thải.

Chất thải rắn nguy hại và công nghệ xử lý.

Các nhà khoa học đã thống kê được trong tổng lượng rác thải có 6,64% đến 16,64% rác thải công nghiệp, 1% đến 1,70% rác thải bệnh viện, rác thải sinh hoạt chiếm 58%. Trong tổng lượng rác thải, thì rác thải nguy hại chiếm 10 - 15%.

* Công nghệ xử lý rác thải nguy hại.

Nguyên tắc chung xử lý rác thải nguy hại. Đối với các chất thải nguy hại cần được ưu tiên xử lý trước trên các phương diện: làm giảm khối lượng, giảm tính chất độc hại, quay vòng sử dụng. Các phương án này thường được áp dụng trước hết đối với các chất rất độc, các chất quý hiếm, các chất có giá trị... Tuy nhiên, các phương án xử lý này thường là khó thực hiện do đòi hỏi nhiều kinh phí đầu tư, đòi hòi kỳ thuật thích hợp. Theo các tập đoàn xử lý chất thải ở một số nước như Ôxtralaya, áo, giá tiền xử lý chất thải nguy hại là 800 - 1200 ƯSD/tấn. Vì vậy, trong những điều kiện khó khăn, người ta thường áp dụng các phương pháp chôn lấp, đốt, bêtông hóa v.v...

Giảm th ể tích, kích thước rác thải nguy h ạ i: Thường được áp dụng bằng các kỹ thuật cơ học: máy nén, ép rác, máy cắt, máy nghiền.

Thiêu đốt: Đốt chất thải là quá trình oxy hóa chất thải bàng oxy của không khí ở nhiệt độ cao. Đây là khâu xử lý cuối cùng được ứng dụng cho một số chất thải nhất định, khi các chất thải này không thể tái chế, tái sử dụng được hoặc không đảm bảo lưu giữ an toàn tại các bãi chôn lấp. Phẩn tro sau khi đốt được chôn lấp.

127T>

* Công nghệ cố định, đóng rắn rác thải nguy hại.

- Công nghệ chemíìx (sử dụng xi măng để đông hóa). Công nghệ này thường dùng để xử lý loại rác thải có chứa kim loại nặng, chất phóng xạ. Xi măng được sử dụng là loại có độ axit cao. Nó chuyển phần lớn các hợp chất kim loại thành hydroxit kim loại không hòa tan.

- Công nghệ sử dụng vôi. Vật iiệu được dùng đổ đông tụ ià vôi, silic. Thường được sử dụng để xử lý các chất thải hữu cơ nguy hại.

- Công nghệ polyme hữu cơ: Trong công nghệ này, các polyme tạo thành chất bao là ureaformandehyt, polypropylen... Các mônôm trộn với xúc tác, sau đó trộn với chất thải. Đun nóng lên sẽ xẩy ra quá trình polyme hóa. Sau đó làm nguội, sẽ tạo thành khối rắn, các chất thải nguy hại bị polyme bao lại.

- Thủy tinh hóa. Chất thải nguy hại trộn với silicat, nung ở nhiệt độ cao, sau đó để nguội sẽ tạo thành một khối rắn như thủy tinh. Phương pháp này đắt tiền, nên chỉ dùng để xử lý chất thải nguy hại, nguy hiểm, chất rất độc, chất phóng xạ mạnh.

- Công nghệ dẻo nhiệt. Nhiều loại vật liệu được sử dụng trong công nghệ này, như: bitum, paraphin, polyetylen. Chất thải được trộn với bitum ở nhiệt độ cao, thường là trên 10000C. Khi làm lạnh, hỗn hợp này cứng lại. Thường được dùng để chôn lấp chất thải phóng xạ.

- Công nghệ bọc vỏ. Khối chất thải được bọc trong một lớp vỏ hoặc tài bằng vật liệu trơ. Sau khi khối chất thải này ổn định, người ta đem đi chôn lấp.

* Bãi chôn lấp an toàn:

Bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần được thiết kế theo đúng kỹ thuật quy định, và cần được vận hành đúng theo quy trình kỹ thuật. Đáy bãi phải được làm bằng lớp đất sét hoặc vật liệu xây dựng không thẩm thấu nước. Nền đáy bãi chôn lấp cần được phủ thêm một lớp vật liệu không thẩm nước. Nền cần được thiết kế có độ dốc để thoát nước và tránh nước đọng. Rác có thể chôn lấp theo cách đắp nổi hoặc đào sâu xuống đất.

1

4.3.1.3. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường không khỉ do thiên tai (bão, lũ, lụt).

Công nghệ giảm thiểu khí độc hại trong khí thải.

Các phương pháp làm sạch khí thải được thực hiện theo các cách sau đây: thiêu đốt, hấp thụ, hấp phụ, ngưng tụ, chuyển hóa sinh hóa - vi sinh.

Phương pháp này thường được dùng khi không thể tái sinh hoặc thu hồi khí thải. Phương pháp thiêu đốt có 2 dạng:

- Phương pháp hấp thụ.

Nguyên lý của phương pháp này là cho khí tiếp xúc với chất lỏng. Các khí độc hại hoặc được hòa tan vào trong chất lỏng hoặc biển đổi thành chất ít độc hại hơn.

Phương pháp hấp phụ.

Nguyên lý của phương pháp này là cho khí thải tiếp xúc với các chất hấp phụ dạng rắn và xẩy ra các phàn ứng trong quá trình tiếp xúc này. Quá trình xẩy ra có thể là các quá trình vật lý hoặc hóa học.

- Phương pháp ngưng tụ.

Trong các phương pháp ngưng tụ, được dùng phổ biến nhất là phương pháp làm giảm nhiệt độ (làm lạnh). Các chất hữu cơ bay hơi được làm sạch tới điểm sương, ngưng tụ lại và tách khỏi dòng khí thải, c ỏ thể làm lạnh trực tiếp hay làm lạnh gián tiếp.

Phương pháp chuyển hóa sinh hóa - vi sinh.

Cần bố trí các nguồn phát thải cách xa các khu dân cư với những khoảng cách vệ sinh phù hợp và cần tiến hành kiểm tra thường xuyên tình hình khuếch tán khí thải ô nhiễm trong không khí xụng quanh nguồn phát thải và áp dụng các biện pháp tổng

Một phần của tài liệu Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)