a) Chỉ số điểm, tọa độ X, Y
Từ tập hợp các cạnh của thửa đất là các đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng lấy tọa độ điểm đầu, điểm cuối để được bảng tập hợp điểm. Mỗi điểm được đánh chỉ số và loại bỏ điểm trùng nhau sao cho trong CSDL mỗi điểm có chỉ số duy nhất, thuộc tính quan trọng nhất của đối tượng điểm là tọa độ X, Y.
Trên thế giới việc quản lý, thể hiện thửa đất có đường bao là đường cong được chuyển về các cung tròn tiệm cận nhất với đường cong đã được thực hiện, do đó bản đồ địa chính được thể hiện mang tính thẩm mỹ và chính xác cao hơn [53]. Bản đồ địa chính ở Việt Nam thửa đất có đường bao là đường cong đều được đưa về các đoạn thẳng nối tiếp nhau để biểu thị và quản lý [6]. Cách lấy gần đúng này sơ đồ thửa đất sẽ có quá nhiều đỉnh thửa trên chỗ đoạn cong làm cho khó thể hiện chính xác kích thước các cạnh, trình bày bản đồ mang tính thẩm mỹ kém. Chính vì vậy, luận án thiết kế cấu trúc dữ liệu để lưu trữ, quản lý cung tròn để biểu diễn thửa đất khi có đường bao là đường cong. Nếu cạnh thửa đất là cung tròn thì ngoài điểm đầu, cuối còn thêm điểm tâm của cung tròn sẽ được đưa vào bảng điểm để lưu trữ và được đánh dấu để phân biệt điểm đỉnh thửa hay điểm tâm cung tròn.
Một điểm sẽ thuộc vào nhiều nửa cạnh của thửa đất, nhưng ở đây chỉ cần lưu chỉ số của một nửa cạnh bất kỳ chứa điểm này.
c) Giá trị số hiệu chỉnh
Biến động không gian thửa đất chính là biến động của các đỉnh thửa. Tại mỗi đỉnh thửa sau mỗi lần biến động sẽ có giá trị số hiệu chỉnh theo X và Y.
d) Cấu trúc bảng dữ liệu điểm
Bảng 2.1. Cấu trúc bảng dữ liệu điểm
Tên trường Kiểu dữ liệu Ghi chú
DiemID Số nguyên Chỉ số của điểm
X Số thực Tọa độ X
Y Số thực Tọa độ Y
CanhID Số nguyên Chỉ số của 1 nửa cạnh liên quan Tam Lôgic Điểm này là tâm cung tròn
vX Số thực Giá trị số hiệu chỉnh theo tọa độ X nhận được sau khi bình sai
vY Số thực Giá trị số hiệu chỉnh theo tọa độ Y nhận được sau khi bình sai