Hiệu chỉnh bản đồ theo chiều dài cạnh, diện tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập nhật biến động đất đai ở Việt Nam (Trang 87 - 91)

3.3.2.1. Hiệu chỉnh bản đồ theo trị đo mới.

Một số địa phương bản đồ được đo vẽ và lập từ thời kỳ trước như bản đồ giải thửa, bản đồ đo vẽ từ ảnh hàng không, bản đồ đo đất lâm nghiệp, rừng, thổ canh… do được thành lập với công nghệ lạc hậu nên loại bản đồ này có độ chính xác thấp nhưng vẫn được đưa vào sử dụng trong cơ sở dữ liệu địa

chính của các địa phương. Hiện nay, do yêu cầu sử dụng và một số thửa đất chuyển đổi mục đích sử dụng sang loại đất có giá trị. Một số thửa đất cần đo lại, cập nhật bổ sung để nâng cao độ chính xác, phục vụ công tác quản lý và cấp GCNQSDĐ. Tùy thuộc vào yêu cầu có thể chỉ có một số cạnh thửa cần đo lại với độ chính xác cao, diện tích thửa đất có thể đo hệ tọa độ giả định, đo động bằng công nghệ GPS… Sau đó, lấy các giá trị cạnh thửa, diện tích đo mới cập nhật vào bản đồ để làm tăng độ chính xác của bản đồ trong cơ sở dữ liệu địa chính hiện tại.

Luận án xây dựng công cụ hiệu chỉnh bản đồ theo trị đo mới, thực nghiệm với thửa đất như sau:

Đo mới cạnh 1-2 với chiều dài S12=10.6m, cạnh 4-5 với S45=11.0m

Hình 3.15. Cạnh thửa trước khi hiệu chỉnh

Hình 3.16. Cạnh thửa hiệu chỉnh theo trịđo mới Bảng 3.8. Số hiệu chỉnh và tọa độcác đỉnh sau khi hiệu chỉnh theo cạnh đo mới

Đỉnh Tọa độ X Tọa độ Y Đỉnh Tọa độ X Tọa độ Y Dx Dy

1 2040928.850 535585.590 5 2040928.842 535585.589 -0.008 -0.001 2 2040939.380 535586.650 6 2040939.388 535586.651 0.008 0.001 3 2040935.340 535607.980 7 2040935.378 535607.986 0.038 0.006 4 2040924.540 535606.340 8 2040924.502 535606.334 -0.038 -0.006

Giải pháp áp dụng phương pháp hiệu chỉnh bản đồ theo điều kiện chiều dài và diện tích giúp chuẩn hóa số liệu giữa bản đồ và hồ sơ địa chính một cách đồng bộ đã giải quyết vấn đề xã hội quan tâm trong việc quản lý đất đai, là công cụ để làm mới bản đồ theo các trị đo.

3.3.2.2. Hiệu chỉnh bản đồ theo hồ sơ địa chính

Khi đo đạc lại hoặc đo chỉnh lý bản đồ địa chính, nhất là ở thành phố đất đô thị thường có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cạnh mặt tiền thửa đất. Các cạnh này thường được đo với độ chính xác cao, có cạnh được đo bằng thước thép, chiều dài cạnh mặt tiền được quan tâm và ưu tiên, giữa các chủ sử dụng và cơ quan quản lý đã công nhận với nhau về chiều dài cạnh và diện tích. Bản đồ đo mới một số trường hợp cạnh không khớp với cạnh đã được công nhận trước đó, diện tích đo mới không khớp với diện tích đã cấp GCNQSDĐ. Do đó, số liệu này khó thuyết phục người dân chấp nhận để giải quyết vấn đề này ta hiệu chỉnh các cạnh này về cạnh thửa đã được công nhận với sai số trong hạn sai cho phép.

Thửa đất số 218 và 216 được trích đo để cấp GCNQSDĐ với số liệu như (Bảng 3.9) Bảng 3.9. Số liệu đo thửa đất Hình 3.17. Sơ đồ thửa trích đo Đỉnh Tọa độ X Tọa độ Y 1 1534929.570 581126.240 - Diện tích thửa 1 S216 = 686.452 m2 - Diện tích thửa 2 S218 = 521.526m2 - Cạnh 8-5 D85 =11.441 m 2 1534946.610 581127.540 3 1534940.689 581144.519 4 1534943.740 581155.626 5 1534943.003 581168.651 6 1534924.300 581169.300 7 1534958.460 581133.760 8 1534954.444 581168.651

Thửa đất số 216 và 218 có diện tích được ghi trên hồ sơ như sau: 1 2 7 8 5 4 3 6 Thửa 216 Thửa 218

S216 = 686 m2 ; S218 = 522 m2 và chiều dài cạnh 8-5 là chiều dài cạnh được cố định D85 = 11.5 m. Như vậy ta thấy diện tích thửa 216 và 218 đo mới và diện tích cũ lệnh nhau. Phải hiệu chỉnh thửa 216 và 218 về đúng diện tích, chiều dài cạnh ghi trên hồ sơ. Luận án xây dựng công cụ hiệu chỉnh bản đồ theo cạnh và diện tích thửa đất trên hồ sơ để dữ liệu được đồng nhất.

Hình 3.18. Đồng nhất dữ liệu bản đồ và hồsơ

Bảng 3.10. Bảng tọa độđỉnh thửa sau hiệu chỉnh

+ Diện tích thửa 216, 218 và cạnh 8-5 sau khi hiệu chỉnh cho kết quả mong muốn như sau: S216 = 686.0 m2 ; S218 = 522.0 m2; D85 = 11.5 m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập nhật biến động đất đai ở Việt Nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)