Hình 2.3. Các lớp đối tượng bản đồ
Bản đồ địa chính ngoài đối tượng thửa đất là đối tượng chính còn thêm lớp đối tượng khác như lớp nhà, lòng đường, thủy hệ, các ký hiệu địa vật, ghi chú… Các đối tượng này bao gồm đối tượng đồ họa như điểm, đoạn thẳng, đường tròn, văn bản… Để quản lý và biểu thị đầy đủ các thông tin về các đối tượng này cần phải thiết kế bảng cấu trúc dữ liệu về các lớp đối tượng để lưu trữ một cách đầy đủ gồm các thuộc tính của mỗi đối tượng như:
+ Chỉ số của đối tượng: Mỗi đối tượng trong bản vẽ được gán chỉ số duy nhất để quản lý.
+ Loại đối tượng: Mỗi đối tượng thuộc loại đối tượng như điểm, đoạn thẳng, đa giác...
+ Lớp đối tượng: Các đối tượng trong bản vẽ được phân lớp để quản lý và biểu thị. Mỗi lớp có thuộc tính của lớp gồm tên lớp, màu sắc, kiểu nét vẽ...
Lớp nhà
Các đối tượng này liên kết với bảng lớp đối tượng trong bản vẽ thông qua chỉ số lớp đối tượng.
+ Kiểu đối tượng: Ngoài các thuộc tính của lớp đối tượng thì mỗi đối tượng trong bản vẽ được thiết kế có kiểu biểu thị đi kèm ứng với mỗi loại đối tượng như kiểu đối tượng điểm có cỡ điểm, màu sắc, nét vẽ...; kiểu đối tượng đường thẳng có nét vẽ, độ rộng, màu sắc, kiểu tô...; kiểu đối tượng văn bản có cỡ chữ, phông cữ, kiểu chữ, góc xoay... Các đối tượng trong bản vẽ liên kết với các kiểu đối tượng thông qua chỉ số kiểu vẽ đối tượng.
Trong CSDL địa chính các lớp đối tượng công trình trên thửa đất như lớp nhà, lớp lòng đường sẽ gắn chặt vào lớp thửa đất chứa đối tượng thông qua chỉ số thửa đất để khi thực hiện hiệu chỉnh tọa độ các đỉnh thửa thì các lớp đối tượng này sẽ được hiệu chỉnh theo.
Các thành phần của cấu trúc bảng dữ liệu về các lớp đối tượng của bản đồ được mô tả ở (Bảng 2.5)
Bảng 2.5. Cấu trúc bảng dữ liệu các lớp đối tượng bản đồ
Tên trường Kiểu dữ liệu Ghi chú
DoiTuongID Số nguyên Chỉ số của đối tượng
LoaiDoiTuong Số nguyên Chỉ số phân biệt loại đối tượng LopId Số nguyên Chỉ số lớp đối tượng
KieuId Số nguyên Chỉ số kiểu vẽ của đối tượng
TrangThai Số nguyên Đối tượng được vẽ, được chọn, xóa ThuaID Số nguyên Chỉ số thửa đất chứa đối tượng
2.2. Xây dựng cấu trúc dữ liệu thuộc tính
Ngoài dữ liệu không gian thửa đất, CSDL địa chính còn có dữ liệu thuộc tính đi kèm. Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và các
nguồn dữ liệu thuộc tính địa chính khác có liên quan [5], [9]. Thông tin thuộc tính thường chia ra các nhóm dữ liệu: Nhóm dữ liệu về người; Nhóm dữ liệu về thửa đất; Nhóm dữ liệu về tài sản; Nhóm dữ liệu về quyền; Nhóm dữ liệu về Thủy hệ; Nhóm dữ liệu về Giao thông; Nhóm dữ liệu về Biên giới, địa giới; Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao; Nhóm dữ liệu về quy hoạch; Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú [7], [8].
Dữ liệu thuộc tính được thiết kế theo mô hình dữ liệu quan hệ với các trường thuộc tính và các bảng dữ liệu theo nhóm. Các bảng dữ liệu được thiết kế gồm tên trường dữ liệu, kiểu dữ liệu, mỗi bảng có khóa ngoại, khóa nội để liên kết với nhau, đối tượng chính trong bảng có khóa là chỉ số duy nhất trong một đơn vị hành chính.
Mỗi đối tượng được thiết kế thành bảng riêng biệt để tránh việc dư thừa, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
Người sử dụng và các chương trình ứng dụng có thể sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL để tương tác với cơ sở dữ liệu. Câu lệnh SQL có thể sử dụng cho cả việc truy vấn thông tin và thao tác với dữ liệu như tạo, cập nhật, truy cập, lưu trữ, bảo mật và phân tích dữ liệu [21], [46], [47].
2.2.1. Mô hình quan hệ giữa các bảng dữ liệu thuộc tính
- Bảng (Table): Là một cấu trúc dữ liệu, được sử dụng để tổ chức lưu trữ dữ liệu cho một chủ đề thông tin nào đó. Nó bao gồm một tập các mục dữ liệu có liên quan với nhau, được tổ chức dưới dạng một ma trận dữ liệu, với số lượng cột (column) và dòng (row/record) xác định.
- Cột (Column) hay còn gọi là trường (field): Được thiết kế để chứa tập
dữ liệu, mô tả cùng một thuộc tính cụ thể, của mỗi thực thể trong bảng.
- Dòng (Row): Một dòng, hay còn gọi là một bản ghi (record), là một tập các trường trong một bảng.
- Khóa chính (Primary Key): Một bảng thường có một cột, hoặc nhiều cột kết hợp với nhau, mà dữ liệu chứa ở đó định danh duy nhất mỗi bản ghi trong bảng. Các cột này được gọi là khóa chính của bảng và chịu trách nhiệm thực thi tính toàn vẹn dữ liệu của bảng.
- Khóa ngoại (Foreign Key) hay còn gọi là khóa tham chiếu: Trong CSDL quan hệ, khóa ngoại được sử dụng để tạo ràng buộc tham chiếu dữ liệu giữa hai bảng với nhau. Trong trường hợp này, khóa ngoại chính là cột/các cột trong bảng tham chiếu, mà nó khớp với cột/các cột khóa chính trong bảng được tham chiếu. Khóa ngoại được sử dụng để liên kết dữ liệu trên nhiều bảng. Trong một bảng có thể có nhiều khóa ngoại, điều này giúp nó có thể tạo tham chiếu đến nhiều bảng khác nhau [21], [27].
- Mối quan hệ là mối liên kết giữa các bảng gồm: quan hệ 1-1 (một - một); quan hệ 1-N (một - nhiều); quan hệ N-N (nhiều - nhiều)
- Quan hệ 1-1 (một - một): là quan hệ giữa hai bảng trong đó mỗi thực thể của bảng cha chỉ có thể liên kết với nhiều nhất một thực thể của bảng con, và ngược lại.
- Quan hệ 1-N (một - nhiều): là quan hệ giữa hai bảng trong đó mỗi thực thể của bảng này có thể liên kết với nhiều thực thể của bảng còn lại.
- Quan hệ N-N (nhiều - nhiều): là quan hệ giữa hai bảng trong đó một thực thể của bảng này có thể liên kết với 0, 1 hoặc nhiều thực thể của bảng kia, và ngược lại [27], [46], [47].
2.2.2. Cấu trúc các bảng dữ liệu thuộc tính
- CSDL địa chính thiết kế theo mô hình CSDL quan hệ, mỗi nhóm đối tượng thiết kế ở các bảng dữ liệu khác nhau để đảm bảo tránh dư thừa và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Các bảng dữ liệu trong CSDL địa chính có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, liên kết với nhau thông qua các chỉ số của các bảng cần liên kết. Mối liên kết giữa các bảng dữ liệu có thể theo mối quan hệ
một: một, một: nhiều, nhiều: nhiều. Trong luận án phân tích một số thành phần và mối quan hệ cơ bản giữa các bảng dữ liệu chính để thiết kế dữ liệu thuộc tính kết hợp với dữ liệu không gian tạo thành CSDL địa chính hoàn chỉnh.
- Bảng đơn vị hành chính: ĐVHC được phân cấp theo xã, huyện, tỉnh, mỗi đơn vị xã sẽ thuộc một huyện, một đơn vị huyện thuộc một đơn vị tỉnh. Các bảng đơn vị hành chính liên kết với nhau thông qua các khóa liên kết. Bảng đơn vị hành chính tỉnh thì mã tỉnh (TinhID) làm khóa chính. Bảng đơn vị hành chính huyện lấy mã huyện (HuyenID) làm khóa chính. Do một tỉnh có nhiều huyện nên bảng đơn vị hành chính huyện lấy khóa TinhID làm khóa ngoại ở mỗi thực thể để liên kết đến bản đơn vị hành chính tỉnh. Bảng đơn vị hành chính xã lấy mã xã (XaiD) làm khóa chính. Mỗi huyện có nhiều xã nên bảng đơn vị hành chính xã lấy khóa HuyenID làm khóa ngoại ở mỗi thực thể để liên kết đến bảng huyện. Các bảng dữ liệu thửa đất, chủ sử dụng... cần thông tin đơn vị hành chính chỉ cần lấy XaID để liên kết đến bảng đơn vị hành chính.
Hình 2.4. Sơ đồ mô hình quan hệ giữa các bảng đơn vị hành chính
- Bảng mục đích sử dụng đất chứa thông tin gồm: ký hiệu, tên mục đích sử dụng, thời hạn gắn với mỗi mục đích sử dụng, mã bảng màu biểu thị... Khi thành lập, biên tập bản đồ thì gán và biểu thị ký hiệu mục đích sử dụng; khi đăng ký sử dụng đất dùng ký hiệu mục đích sử dụng, sổ địa chính, sổ mục kê thể hiện ký hiệu mục đích, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng... Do đó, bảng mục đích sử dụng đất thiết kế
với khóa chính là chỉ số của mỗi mục đích sử dụng đất (MDSDID). Các bảng dữ liệu như bảng đa mục đích sử dụng, bảng thửa đất dùng khóa MDSDID làm khóa ngoại để liên kết đến bảng mục đích sử dụng đất.
Bảng 2.6. Cấu trúc bảng dữ liệu mục đích sử dụng đất
Tên trường Kiểu dữ liệu Rỗng Khóa Ghi chú
MDSDID Số nguyên Không Nội Chỉ số mục đích sử dụng
KhMDSD Ký tự Không Kí hiệu mục đích sử dụng
TenMDSD Ký tự Không Tên mục đích sử dụng
ThoiHanMDSD Ký tự Có Thời hạn sử dụng đất
- Tương tự như bảng mục đích sử dụng bảng đối tượng sử dụng đất gồm: ký hiệu đối tượng, tên đối tượng, được thiết kế với khóa chính là chỉ số mỗi loại đối tượng sử dụng đất (DTSDID). Bảng dữ liệu chủ sử dụng liên kết đến bảng đối tượng sử dụng thông qua khóa DTSDID.
Bảng 2.7. Cấu trúc bảng dữ liệu đối tượng sử dụng đất
Tên trường Kiểu dữ liệu Rỗng Khóa Ghi chú
DTSDID Số nguyên Không Nội Chỉ số đối tượng sử dụng
KhDTSD Ký tự Không Kí hiệu đối tượng sử dụng
TenDTSD Ký tự Không Tên đối tượng sử dụng đất
- Bảng nguồn gốc sử dụng đất gồm: ký hiệu nguồn ngốc, tên nguồn gốc với khóa chính là chỉ số mỗi nguồn gốc (NguongocID). Bảng dữ liệu đa mục đích sử dụng liên kết đến bảng nguồn gốc thông qua khóa NguongocID.
Bảng 2.8. Cấu trúc bảng dữ liệu nguồn gốc sử dụng đất
Tên trường Kiểu dữ liệu Rỗng Khóa Ghi chú
NguonGocID Số nguyên Không Nội Chỉ số nguồn gốc sử dụng KhNguonGoc Ký tự Không Kí hiệu nguồn gốc sử dụng
- Bảng thửa đất gồm thông tin về thửa đất như: số hiệu thửa, số hiệu tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích,... Mỗi thửa đất trong bảng CSDL có chỉ số duy nhất (chỉ số này thường kết hợp mã xã, số tờ bản đồ, số hiệu thửa) làm khóa. Khóa này dùng để liên kết đến CSDL không gian, liên kết đến bảng đa mục đích sử dụng. Địa danh thửa đất thường là tên xứ đồng đối với đất nông nghiệp, tên tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư đối với đất ở. Do đó dữ liệu địa danh sẽ được thiết kế thành bảng dữ liệu riêng để tránh dư thừa dữ liệu. Bảng thửa liên kết với địa danh thông qua chỉ số địa danh (DiaDanhID). Mỗi thửa đất cần quản lý theo đơn vị hành chính do đó trong bảng thửa chứa mã đơn vị hành chính cấp xã (XaID). Một thửa đất thuộc một hoặc nhiều chủ sử dụng do đó bảng thửa không liên kết trực tiếp đến bảng chủ sử dụng mà thông qua bảng đăng ký sử dụng đất. Một thửa đất có một hoặc lớn hơn hai mục đích sử dụng (thửa đa mục đích sử dụng) do đó bảng thửa không liên kết trực tiếp với bảng mục đích sử dụng mà liên kết thông qua bảng đa mục đích sử dụng.
Bảng 2.9. Cấu trúc bảng dữ liệu thông tin thuộc tính của thửa đất
Tên trường Kiểu dữ liệu Rỗng Khóa Ghi chú
ThuaID Số nguyên Không Nội Chỉ số thửa đất
SHBando Số nguyên Không Số hiệu tờ bản đồ
Shthua Số nguyên Không Số hiệu thửa đất
DiaChi Ký tự Có Địa chỉ thửa đất
DienTich Số thực Không Diện tích thửa
DienTichPL Số thực Có Diện tích pháp lý
DiaDanhID Số nguyên Có Ngoại Chỉ số địa danh thửa đất XaID Số nguyên Không Ngoại Đơn vị hành chính xã
- Bảng chủ sử dụng đất gồm thông tin như: số quản lý, họ tên, địa chỉ, năm sinh, giới tính, số giấy tờ... của người sử dụng, đồng sử dụng. Mỗi chủ sử dụng có chỉ số chủ làm khóa chính (ChuID) để quản lý, chỉ số này duy nhất
trong CSDL địa chính. Mỗi chủ sử dụng có hộ khẩu thường trú thuộc đơn vị hành chính do đó trong bảng chủ sử dụng chứa mã đơn vị hành chính xã (XaID) để quản lý. Chủ sử dụng liên kết với thửa đất thông qua bảng đăng ký sử dụng đất.
Bảng 2.10. Cấu trúc bảng dữ liệu thông tin chủ sử dụng đất
Tên trường Kiểu dữ liệu Rỗng Khóa Ghi chú
ChuDatID Số nguyên Không Nội Chỉ số chủ sử dụng đất DTSDID Số nguyên Không Ngoại Chỉ số đối tượng sử dụng
SoQuanLy Số nguyên Không Số quản lý
Ten Ký tự Không Tên chủ sử dụng
HoDem Ký tự Không Họ đệm
NamSinh Số thực Có Năm sinh
SoCMND Ký tự Có Số chứng minh nhân dân
NgayCap Thời gian Có Ngày cấp CMND
NoiCap Ký tự Có Nơi cấp CMND
GioiTinh Lôgic Có Giới tính
DiaChi Ký tự Có Địa chỉ số nhà, ngõ
QuocTichID Số nguyên Không Ngoại Quốc tịch
XomID Số nguyên Không Ngoại Thôn, tổ dân phố
XaID Số nguyên Không Ngoại ĐVHC chủ sử dụng
HGD Lôgic Không Hộ gia đình
SoDKHK Ký tự Có Số đăng ký hộ khẩu
NgaySoDKHK Thời gian Có Ngày đăng ký hộ khẩu
NoiSoDKHKID Số nguyên Có Ngoại ĐVHC nơi đăng ký HK
HoTen2 Ký tự Có Họ tên vợ (chồng)- chủ 2
DiaChi2 Ký tự Có Địa chỉ chủ 2
SoCMND2 Ký tự Có Số CMND chủ 2
NgayCap2 Thời gian Có Ngày cấp CMND chủ 2
NoiCap2 Ký tự Có Nơi cấp CMND chủ 2
QuocTich2ID Số nguyên Không Ngoại Quốc tịch chủ 2 Xa2ID Số nguyên Không Ngoại ĐVHC chủ sử dụng 2 Xom2ID Số nguyên Không Ngoại Thôn, tổ dân phố chủ 2
- Bảng đăng ký sử dụng đất gồm: Thông tin về đơn đăng ký sử dụng đất như ngày đăng ký, đủ điều kiện cấp GCN, tranh chấp.... Mỗi đơn đăng có chỉ số đăng ký sử dụng đất làm khóa chính (DKSDDID). Bảng đăng ký sử dụng liên kết đến bảng chủ sử dụng thông qua khóa (ChuID), liên kết đến thông tin về thửa đất đăng ký thông qua bảng đa mục đích sử dụng, liên kết đến thông tin về quyền sở hữa thông qua bảng giấy chứng nhận.
Bảng 2.11. Cấu trúc bảng dữ liệu đăng ký sử dụng đất
Tên trường Kiểu dữ liệu Rỗng Khóa Ghi chú
DKSDDatID Số nguyên Không Nội Chỉ số đăng ký sử dụng ThuaID Số nguyên Không Ngoại Chỉ số thửa đăng ký ChuDatID Số nguyên Không Ngoại Chỉ số chủ đất
NgayDK Thời gian Có Ngày đăng ký
GiayCNID Số nguyên Có Ngoại Chỉ số giấy chứng nhận
DuDieuKien Lôgic Có Đủ điều kiện
- Bảng đa mục đích sử dụng gồm: Thông tin về thửa đất được đăng ký như các mục đích sử dụng của thửa đăng ký, diện tích chung, riêng, nguồn gốc sử dụng đất... Mỗi một mục đích sử dụng của thửa đất được đăng ký sẽ có khóa gọi là chỉ số đa mục đích sử dụng (DaMDSDID). Thông qua bảng đa mục đích sử dụng thì một thửa đất sẽ có thể được đăng ký với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (thửa đa mục đích sử dụng). Bảng đa mục đích sử dụng