Dự kiến đầu tháng 6/2000, Hải Phòng sẽ tiến hành bán đấu giá thí điểm DNNN đầu tiên. Phơng pháp bán đấu giá khi cổ phần hoá (CPH) và đa dạng hoá sở hữu DNNN đảm bảo tính công bằng, minh bạch và nhanh chóng. Phơng pháp này còn khắc phục những phức tạp trong quá trình định giá để chuyển đổi sở hữu tài sản thuộc sở hữu Nhà nớc vì giá trị tài sản đợc thông qua bán đấu giá. Đây cũng là một nội dung chính của Dự án thí điểm CPH DNNN Hải Phòng. Ban đổi mới quản lý DN Hải Phòng phối hợp với Dự án thí điểm CPH Hải Phòng vừa tổ chức tập huấn khảo sát 25 DNNN Hải Phòng để thực hiện chủ tr- ơng giao, khoán, bán, cho thuê theo NĐ 103/NĐ-CP và thí điểm bán đấu giá một số DNNN trong khuôn khổ Dự án thí điểm CPH DNNN tại Hải Phòng. Danh sách 25 DNNN đợc nêu ra trong QĐ số 383 của Chủ tịch UBND TP Trần Huy Năng. Đây là các DN nằm trong kế hoạch sau khi Chủ tịch UBND thành phố có cuộc họp nghe Thờng trực Ban đổi mới DN TP báo cáo về tình hình và kết quả công tác sắp xếp, CPH và kế hoạch triển khai NĐ 103 về giao, bán, khoán, cho thuê DNNN, Chủ tịch UBND TP đã kết luận cần tiến hành khảo sát ngay từ 20-25 DNNN để thực hiện phơng án bán DNNN theo NĐ 103.
Sẽ CPH khoảng 60 DNNN
Theo TS Phạm Vũ Câu, Phó trởng ban Ban đổi mới quản lý DNTP, Giám đốc Dự án thí điểm CPH DNNN Hải Phòng, đợt khảo sát này để truyền thông những chủ trơng, chính sách của Nhà nớc về công tác sắp xếp, CPH, những kết quả đã đạt đợc của một số DN đã thực hiện CPH và đa dạng hoá sở hữu, phơng hớng nhiệm vụ và nội dung công việc sẽ thực hiện trong thời gian tới, nhằm giúp các DN thực sự yên tâm khi thực hiện chuyển đổi sở hữu. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện phơng án sắp xếp DNNN Hải Phòng.
Dự án thí điểm cổ phần hoá DNNN Hải Phòng do UBND TP thực hiện với sự trợ giúp kỹ thuật của Công ty tài chính quốc tế-IFC- thuộc nhóm WB đợc Thủ tớng Chính phủ chính thức thông qua ngày 5/8/1999 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/10/1999. Nguồn tài chính thực thi Dự án đợc hỗ trợ bởi khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Australia -AusAID-với tổng trị giá 730.000 USD. Chơng trình nhằm cổ phần hoá khoảng 60 DNNN ở Hải Phòng, trong đó tập trung vào các DN nhỏ và vừa ở Hải Phòng, với số vốn đầu t từ 70.000 USD đến 200.000 USD, có quy mô khoảng 100 công nhân trở xuống. Các DN này chủ yếu là các DN hoạt động trong các lĩnh vực thơng mại, dịch vụ, cơ khí nhỏ, chế biến thực phẩm, xây dựng và thuỷ hải sản...Dự án đề ra mục tiêu tiến hành cổ phần hoá khoảng 60 DNNN ở Hải Phòng. Điểm đáng chú ý là trong số các DNNN này, sẽ tiến hành bán đấu giá một số DN đáp ứng đủ các yêu cầu.
Mục tiêu: thí điểm để có thể nhân rộng ra cả nớc
Mục tiêu của Dự án là xây dựng một phơng pháp bán đấu giá khi cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu DNNN để thúc đẩy chơng trình chuyển đổi sở hữu DNNN ở Hải Phòng. Tham vọng của Dự án là sau thành công ở Hải Phòng sẽ tìm cách nhân rộng ra cả nớc. Một cán bộ của Dự án cho biết, dự án đã gây đợc chú ý đối với các tỉnh, thành phố có điều kiện tơng tự và mong muốn thực hiện các phơng thức nh của Dự án Hải Phòng. Và mới đây, một dự án tơng tự nh dự án Hải Phòng đã đợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc thoả thuận với IFC để tiến hành ở địa phơng này. Dự án Đắc Lắc dự kiến có sự trợ giúp về kinh phí của Chính phủ Đan Mạch, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch- DANIDA. Ngoài ra, Dự án Hải Phòng cũng đa một mục tiêu là thông qua chơng trình Hải Phòng, thiết lập một hệ thống đấu giá làm thí điểm trong tiến trình thực thi việc chuyển đổi sở hữu của các DNNN ở Việt Nam.
Dự án đa ra 5 nhiệm vụ chính. Thứ nhất là lập một danh sách các DNNN sẽ thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu; hai là đa ra các cơ chế và trình tự tiến hành CPH thông qua đấu thầu công khai; ba là nâng cao năng lực cán bộ Nhà n- ớc tham gia vào tiến trình CPH và đa dạng hoá DNNN; bốn là đào tạo kỹ năng
quản trị DN cho các cán bộ quản lý DN thuộc diện Dự án thí điểm CPH và cuối cùng là tiến hành các chiến dịch truyền thông và quảng bá công chúng về CPH, đa dạng hoá DNNN, chuyển đổi sở hữu DNNN nói chung.
Bán đấu giá minh bạch, công khai và nhanh chóng
Các chuyên gia của Dự án khẳng định, tuy phơng thức bán đấu giá là mới mẻ ở Việt Nam nhng đã đợc áp dụng rộng rãi trong chơng trình t nhân hoá ở các nớc Trung và Đông Âu. Theo các cán bộ dự án, phơng thức này giúp giảm bớt quy trình đánh giá tài sản Nhà nớc tại DN hiện đang đợc coi là quá cồng kềnh, phức tạp. Thay vì cách xác định giá trị DN nh hiện nay, sẽ tiến hành phơng thức bỏ thầu đấu giá. Do vậy, dự đoán rằng phơng thức đấu thầu sẽ tăng tính minh bạch, công khai và nhanh chóng trong khâu đánh giá giá trị DN và chuyển đổi sở hữu DN. Mặt khác, đồng thời phơng thức này đợc xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho những ngời lao động và những đối tợng khác dễ dàng có đợc quyền sở hữu trong các DN CPH, qua đó huy động đợc các nguồn đầu t trong và ngoài nớc.