Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo L/C tại VCB HP

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng (Trang 43 - 53)

Chúng ta sẽ phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại VCB HP theo các nhóm chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của hoạt động này bao gồm: nhóm chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động, nhóm chỉ tiêu về rủi ro trong hoạt động TTQT theo L/C và nhóm chỉ tiêu về

mức độ sinh lời. Cụ thể:

2.2.2.1. Mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động

Mức độ tăng trưởng quy mô hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động này. Chỉ tiêu này được cụ thể hóa qua trị giá thanh toán L/C, số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, thị phần hoạt động trên địa bàn và sự phát triển của các tiêu chí này qua các năm. Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng tiêu chí cụ thể này để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo L/C của VCB HP.

a. Trị giá/số món thanh toán L/C

* Đối với thanh toán L/C nhập khẩu.

Từ năm 2008 – 2012 Đây là thời kỳ, thị trường sắt thép trong nước và trên thế giới sôi động. Các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép do VCB HP tài trợ vốn nhập khẩu nhiều dẫn đến doanh số thanh toán nhập khẩu tăng cao. Đây cũng là giai đoạn một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần thép Đình Vũ, Công ty cổ phần thép Vạn Lợi… triển khai nhập các dây truyền cán thép, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất với giá trị lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng tàu như Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, nhà máy đóng tàu Nam Triệu … đều đạt được tăng trưởng rất khả quan.

Bảng 2.8 : Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB HP giai đoạn 2008-2012

Đơn vị : Triệu USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số TT Trị giá mở 190 364.5 310.94 222.96 73.96 Số món 688 834 553 495 455 Tăng trưởng so

với năm trước(%) 91.84 -14.69 -28.29 -66.83

Trị giá TT 139 213.69 293.13 157.52 69.25

Số món 734 1,160.00 1,021.00 886 419

Tăng trưởng so

với năm trước(%) 53.73 37.18 -46.26 -56.04

Doanh Trị giá 173.42 253.2 384.47 192.49 117.61 Số món 1,264.00 2,006.00 2,046.00 1,668.00 1,661.00

số NK

Tăng trưởng so

với năm trước(%) 46.00 51.84 -49.93 -38.90

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2008-2012)

Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động thanh toán của VCB HP cũng không tránh khỏi sự sụt giảm. Trong năm 2009, thanh toán nhập khẩu giảm, đạt 157.52 triệu USD bằng 53% so với năm 2008. Nguyên nhân giảm chủ yếu do khủng hoảng kinh tế nên hầu hết các doanh nghiệp thương mại, sản xuất do VCB HP tài trợ XNK rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng trong suốt thời gian quý I, quý II/2009. Dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới Việt Nam trong đó có Hải Phòng làm hàng hoá ứ đọng, mất giá trầm trọng nhất là các mặt hàng sắt thép, xăng dầu, tàu biển, phân bón,.. kéo theo các dịch vụ vận tải đường biển quốc tế cũng không có doanh thu. Điều này đương nhiên dẫn đến trị giá thanh toán nhập khẩu của VCB HP sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, từ giữa năm 2010 đến cuối năm tỷ giá ngoại tệ bất ổn, giá chênh lệch ngoại tệ giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng quá lớn, việc cung ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu gặt rất nhiều khó khăn. VCB HP không có nguồn xuất khẩu nhiều nên không thể tự cân đối được, do đó giá trị thanh toán nhập khẩu cũng bị hạn chế.

* Đối với thanh toán L/C xuất khẩu:

Qua một thời gian hoạt động, đến nay các đối tác trong và ngoài nước đã tin cậy nhau nên họ đã chuyển sang thanh toán bằng hình thức chuyển tiền nên doanh số của các mặt hàng này giảm sút. Các mặt hàng xuất khẩu khác như mây tre, bột đá… có doanh số ổn định hơn nhưng giá trị nhỏ. Mặt hàng thuỷ sản được coi là thế mạnh của Hải Phòng nhưng cũng không phát huy được thế mạnh bởi các đơn vị xuất khẩu của Hải Phòng như Halong Simexco, Halong Canfoco, Công ty XNK thuỷ sản Hải Phòng… không khai thác được nguồn hàng ổn định. Bên cạnh đó, các sản phẩm xuất khẩu của các đơn vị này phải đạt được các tiêu chuẩn kiểm định gắt

gao khi thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật, EU, Mỹ … Trong khi đó, tại địa bàn Hải Phòng ngành công nghiệp chăn nuôi thuỷ sản chưa phát triển, nguồn nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng khai thác, đánh bắt trên biển. Do đó, doanh số của ngành hàng này rất bấp bênh. Một số mặt hàng xuất khẩu do các công ty liên doanh sản xuất tại các khu công nghiệp như hàng điện tử, linh kiện máy móc… là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhưng đều thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng liên doanh do Công ty mẹ chỉ định. Hiện nay, VCB HP không có mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại giá trị lớn. Điều này gây khó khăn cho Chi nhánh khi cân đối ngoại tệ phục vụ cho thanh toán L/C nhập khẩu.

Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB HP giai đoạn 2008-2012

Đơn vị : Triệu USD, món

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số XK theo LC Trị giá TB 8.79 6.2 70.46 6.3 2.36 Số món 121 118 99 62 31 Tăng trưởng so với năm trước(%) -29.47 1,036.4 5 -91.06 -62.54 Trị giá TT 5.26 3.05 10.54 3.59 0.98 Số món 88 90 63 66 21 Tăng trưởng so với năm trước(%) -42.02 245.57 -65.94 -72.70 Chiết khấu 3.12 0.07 0.58 0.19 0.11 Số món 29 1 1 7 3 Tăng trưởng so với năm trước(%) -97.76 728.57 -67.24 -42.11 Doanh số XK Trị giá 69.57 157.96 178.44 61.65 90.11 Số món 1,604.00 1,581 2,899.00 1,906.00 1,961.00 Tăng trưởng so với năm trước(%) 127.05 12.97 -65.45 46.16 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2006-2010)

Doanh số chiết khấu chứng từ thấp và liên tục giảm, số bộ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu của VCB HP

thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa ngân hàng Ngoại thương lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên VCB HP chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là do ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động chiết khấu, chính vì vậy nhiều khách hàng muốn chiết khấu chứng từ mà không được chấp nhận. Nhiều khách hàng đã chuyển sang xuất trình chứng từ ở các ngân hàng khác. Điều này dẫn tới sự sụt giảm trong thanh toán hàng xuất, làm doanh số thanh toán xuất khẩu của Chi nhánh khá thấp.

Bảng 2.10 : Tỷ trọng TTQT theo L/C VCB HP trong hệ thống VCB giai đoạn 2008-2012

Đơn vị : Triệu USD

Chỉ tiêu/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 VCB HP Trị giá 144.26 216.74 303.67 161.11 70.23 Tỷ trọng so với toàn hệ thống(%) 1.73 2.26 2.56 1.72 0.62 Toàn hệ thống VCB Trị giá 8,315.04 9,599.86 11,852.94 9,343.48 11,264.69

(Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2080-2012)

Trong chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, VCB HP được đánh giá là một trong những chi nhánh trọng điểm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đối với lĩnh vực thanh toán quốc tế, VCB HP là một trong những chi nhánh tiên phong trong hệ thống VCB với bề dày kinh nghiệm hoạt động. Hơn nữa, VCB HP nằm trên địa bàn Hải Phòng – nơi có cảng biển với các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu sôi động. Do đó, có thể nói doanh số xuất nhập khẩu hiện nay của VCB HP chưa tương xứng với vị trí và tiềm lực của Chi nhánh.

Bảng 2.11 : Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C tại VCB HP so với toàn hệ thống từ năm 2008-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 VCB HP Trị giá TT 144.26 216.74 303.67 161.11 70.23 Tăng trưởng so với năm trước (%) -19.57 50.24 40.11 -46.95 -56.41 Toàn ngành Trị giá 8,315.04 9,599.86 11,852.94 9343.48 11,264.69 Tăng trưởng so với năm trước(%) 8.79 15.45 23.47 -21.17 20.56

(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2008-2012)

Mức tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT bình quân toàn hệ thống Vietcombank khoảng 20%, chỉ riêng năm 2009 con số này sụt giảm 21.17% do tác động của khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu. Trong khi đó, nếu tính trung bình qua các năm thì hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của VCB HP có mức tăng trưởng âm.

b. Số lượng sản phẩm cung cấp.

Hiện nay, VCB HP phát hành chủ yếu loại L/C không huỷ ngang và L/C chuyển nhượng. Các loại L/C khác như: L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C xác nhận... rất ít được sử dụng.

Theo số liệu bảng 2.11 dưới đây, VCB HP chủ yếu sử dụng L/C không hủy ngang thông thường trong hoạt động thanh toán XNK bằng L/C. Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu loại L/C này chiếm tới 97% và đối với nhập khẩu chiếm 77%. Các loại L/C khác như L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C xác nhận chiếm tỷ lệ nhỏ. Đặc biệt đối với L/C xuất khẩu, VCB HP chưa thực hiện giao dịch xác nhận, chuyển nhượng nào.

Bảng 2.12: Loại hình L/C sử dụng trong TT XNK tại VCB HP năm 2006-2010 Đơn vị : cái Chỉ tiêu/ Loại L/C L/C thông thường LC chuyển nhượng LC tuần hoàn LC giáp lưng L/C xác nhận Tổng số XK Số lượng 319 3 0 6 0 328 Tỷ lệ % 97 1 0 2 0 100 NK Số lượng 3260 560 12 22 366 4220 Tỷ lệ % 77 13 0 1 9 100

(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2008-2012

Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do nhu cầu sử dụng các loại hình này từ phía khách hàng chưa nhiều, một phần là do VCB HP chưa mạnh dạn triển khai sử dụng các loại sản phẩm này. Đối với việc xác nhận L/C xuất khẩu, quy trình xác nhận do VCB TW quy định rất chặt chẽ, phải trình qua nhiều bộ phận quản lý nên mặc dù có một số khách hàng yêu cầu nhưng ngân hàng chưa đáp ứng được. Cụ thể theo quy trình VCB TW, một trong những điều kiện để xác nhận L/C là L/C phải cho phép đòi tiền bằng điện hoặc cho phép đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc là uỷ quyền ghi nợ tài khoản của ngân hàng phát hành tại ngân hàng ngoại thương.

Sản phẩm chiết khấu chứng từ L/C xuất khẩu cũng được thực hiện nhưng chỉ dừng lại ở chiết khấu có truy đòi với doanh số thực hiện dịch vụ rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngân hàng chưa mạnh dạn trong việc thực hiện chiết khấu chứng từ có truy đòi, thể hiện ở việc áp dụng quy trình xét duyệt chiết khấu chưa linh hoạt, qua nhiều khâu phức tạp, mất thời gian của khách hàng. Đối với sản phẩm chiết khấu chứng từ miễn truy đòi, hiện nay Chi nhánh chưa cung cấp sản phẩm này cho khách hàng.

c. Số lượng khách hàng.

Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế theo L/C của VCB HP khoảng 50 doanh nghiệp. Gắn liền với hoạt động tín dụng, cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán L/C cũng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành: vận tải biển, đóng tàu, kinh doanh sắt thép. Các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác như sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu thủy sản, hàng may mặc... chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cơ cấu khách hàng của VCB HP hiện nay phù hợp với đặc thù kinh tế Hải Phòng với thế mạnh là các ngành sắt thép, đóng tàu và vận tải biển. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào các ngành này khiến hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng có thể bị suy giảm lớn nếu một trong những ngành này bị ảnh hưởng. Trong khi đó, mảng khách hàng thuộc các ngành nghề ổn định hơn như hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu thủy sản, may mặc... thì chưa được chú ý phát triển. Đây là vấn đề mà VCB HP cần lưu ý trong việc xây dựng định hướng phát triển của chi nhánh trong tương lai.

d. Thị phần

Hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của VCB HP chiếm thị phần không lớn trên địa bàn và có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây. Đặc biệt trong hai năm 2009, 2010 doanh số thanh toán L/C của VCB HP xuống dưới

10% thị phần, cá biệt năm 2010 chỉ chiếm 3.24%.

Bảng 2.13 : Thị phần hoạt động TTQT theo L/C của VCB HP từ năm 2006-2010

Đơn vị : triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số TT L/C VCB HP 144.26 216.74 303.67 161.11 70.23 Doanh số TT L/C HP 1,540.00 1,755.55 1,987.37 1,964.03 2,168.22 Thị phần VCB trên địa bàn(%)

9.37(%) 12.35(%) 15.28(%) 8.20(%) 3.24(%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng TTQT năm 2006-2010)

Nguyên nhân của tình trạng này là do từ đầu năm 2009 có rất nhiều chi nhánh các ngân hàng TMCP được thành lập tại Hải Phòng. Đi kèm theo đó là các

chính sách ưu đãi về phí, về lãi suất tài trợ xuất nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng. Hiện nay, trên địa bàn Hải Phòng có khoảng 40 ngân hàng hoạt động. Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng cổ phần đã làm thị phần thanh toán của VCB HP bị chia sẻ, giảm sút rất nhiều.

2.2.2.2. Mức độ rủi ro trong thanh toán L/C

a. Số món bị lỗi thanh toán\ sai sót chứng từ\từ chối thanh toán

Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C, VCB HP luôn quản lý tốt rủi ro. Số bộ chứng từ xuất khẩu bị sai sót và trừ phí rất ít. Trong suốt quá trình hoạt động, VCB HP chưa có trường hợp nào bị từ chối thanh toán do chứng từ sai sót. Có được kết quả này là do VCB có một đội ngũ thanh toán có trình độ cao và dày dạn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Với bề dày truyền thống hoạt động trong lĩnh vực này, VCB HP luôn tư vấn cho khách hàng trong việc lập chứng từ xuất khẩu. Do đó, các bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình qua VCB HP luôn tuân thủ những điều khoản của thư tín dụng. Vì thế, hầu hết các bộ chứng từ xuất khẩu qua VCB HP luôn được thanh toán đúng hạn, tạo được uy tín đối với khách hàng trong nước và bạn hàng nước ngoài.

b.Số món cho vay bắt buộc.

Đối với hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu, VCB HP luôn quan tâm đến việc tư vấn cho khách hàng trong việc ký hợp đồng nhập khẩu với các điều kiện có lợi, cung cấp cho khách hàng các thông tin về thị trường, về ngân hàng nước ngoài. Do đó giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro trong thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, việc thu thập, phân tích thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khi xét duyệt mức ký quỹ mở L/C được thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, trong lịch sử thanh toán L/C tại VCB HP tới nay chưa phát sinh giao dịch nào phải cho vay bắt buộc.Việc thanh toán thư tín dụng luôn được thực hiện đúng hạn, rất hiếm khi xảy ra việc thanh toán chậm bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài, các rủi ro tác nghiệp hầu như không xảy ra, góp một phần đáng kể giúp cho Vietcombank liên tục đạt được danh hiệu Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w