Phân tích nhu cầu:

Một phần của tài liệu Xây dựng Kế hoạch E –Marketing cho Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm 2015 –VIFA EXPO (Trang 25 - 28)

Về nhu cầu đối với mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu, hiện nay, xuất khẩu đồ gỗ hiện đứng vị trí thứ 8 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (2012). Trên bình diện thế

giới, Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ sáu, vị trí thứ hai trong châu Á và thứ nhất Đông Nam Á (đồ thị 2).

Doanh số xuất khẩu năm 2012 của 70 nước đựơc CSIL nghiên cứu là 96,7 tỷ US$., thị phần của Việt Nam đạt mức 2.68%. Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong bối cảnh suy thoái toàn cầu (đồ thị 3).

Đồ thị 2: Thị phần xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

Nguồn: CSIL – số % trong đồ thị nầy được làm tròn Đồ thị 3: Minh họa kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

Đối với, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ trong nước, thị trường đồ gỗ Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã thông qua hội chợ trong nước tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng và các công trình xây dựng. Quy mô thị trường Việt Nam với dân số gần 90 triệu, tăng trưởng GDP 2011 tăng 5,89% và 2012 tăng 5,2%; bình quân tiêu dùng đồ gỗ trong 5 năm gần đây khoảng 2.25 tỷ USD (bảng 2), và khoảng 31.7 USD/người. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu:

− Nông thôn: 70% dân số, tiêu dùng đồ gỗ khoảng 30%

− Thành thị: 30% dân số, tiêu dùng đồ gỗ khoảng 30% cho hộ gia đình và 40% cho các công trình dự án mới (đồ thị 4).

Bảng 2: Tiêu thụ đồ gỗ nội địa

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tiêu thụ nội địa

(triệu US$) 1,642 1,942 2,613 2,761 2,381 2,161 1,700*

Nguồn – CSIL (* Dự báo). Số trong bảng được làm tròn.

Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, với quy mô xuất khẩu hàng năm vào khoảng 1,5 tỷ USD, chỉ chiếm 1,5% thị phần trên thị trường thế giới (khoảng 100 tỷ USD). Cơ hội đối với các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ là rất lớn. Các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu mạnh nhất của Việt nam hiện nay là gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, mây – tre – lá, khảm, sơn mài … Sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đang được nhiều nước Âu – Mỹ - Nhật quan tâm.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên hai thị trường đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, do quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, dù nhu cầu trong và ngoài nước là rất lớn, nhưng do thiếu cơ hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu, nên chỉ mới sản xuất và đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ rất hạn chế. Nhu cầu tiếp thị sản phẩm đối với thị trường trong và ngoài nước thông qua hội chợ triển lãm là cần thiết. Vừa tiết kiệm được chi phí tiếp thị cho doanh nghiệp lại được nhiều người biết; vừa tiết kiệm ngoại tệ để đi triển lãm nước ngoài; vừa thu hút khách; vừa tạo điều kiện phát triển dịch vụ. Triển lãm tại Việt Nam cũng có thế mạnh hơn các nước trong khu vực là doanh nghiệp nằm chung quanh thành phố trong phạm vi bán kính 50 km, rất thuận lợi để khách hàng đến tham quan, củng cố niềm tin để ra quyết định đặt hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng Kế hoạch E –Marketing cho Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm 2015 –VIFA EXPO (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w