Nguyên tắc cơ bản của điều trị khe hở môi và vòm miệng

Một phần của tài liệu Giáo trình răng hàm mặt, khoa răng hàm mặt đại học y Huế (Trang 75)

I. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

4.1.Nguyên tắc cơ bản của điều trị khe hở môi và vòm miệng

2. CƠ CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH SINH 1 Nh ắc lại khái niệm bào thai học

4.1.Nguyên tắc cơ bản của điều trị khe hở môi và vòm miệng

Trong việc điều trị các bệnh nhân khe hở bẩm sinh hàm mặt, phải phối hợp nhiều chuyên khoa. Do đó, ngày nay có danh từ “Phức hợp điều trị bệnh nhân”. Trong đó chú ý cách thức điều trị, thời gian điều trị và sử dụng những kiến thức khoa học hiện đại nhất, phức hợp điều trị gồm: 4.1.1. Thời gian điều trị thích hợp

Việc “điều trị phức hợp” này kéo dài từ khi mới sinh, đến tuổi trưởng thành 20 - 25 tuổi, việc điều trị phẫu thuật có thể can thiệp vào lúc vài tháng tuổi, đến 1- 2 tuổi đối với khe hở môi và 2 - 5,6 tuổi đối với khe hở vòm miệng. Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào từng trường hợp lâm sàng và thểđịa của bệnh nhân

4.1.2. Điều trị chỉnh hình

Có nghĩa là săn sóc và điều chỉnh để mang lại khớp cắn bình thường, qua các giai đoạn phát triển xương hàm. Điều trị này còn có tác dụng làm thay đổi 1phần vẻ mặt và tiếng nói của bệnh nhân.

4.1.3. Điều trị phát âm

Là công việc khó khăn và phức tạp, bắt đầu từ lúc biết nói, trước lúc điều trị phẫu thuật. Sau điều trị phẫu thuật cần thiết phải tiếp tục điều trị phát âm cho đến tuổi trưởng thành

4.1.4. Điều trị phẫu thuật

Chủ yếu là các phương pháp mổ tạo hình môi và vòm miệng. Theo thời gian, phương pháp mổ khe hở môi và vòm miệng ngày càng phát triển và hiện nay các phương pháp mổđã được cải tiến hoàn chỉnh như phương pháp Millard, Tennison, Barsky. Với các phương pháp này có thể đem lại cho bệnh nhân một vẻ thẩm mỹ khá hoàn hảo, tránh được phần nào sự mặc cảm về dị tật của người bệnh đối với xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình răng hàm mặt, khoa răng hàm mặt đại học y Huế (Trang 75)