Tăng sức đề kháng của răng

Một phần của tài liệu Giáo trình răng hàm mặt, khoa răng hàm mặt đại học y Huế (Trang 98)

III. NỘI DUNG CỦA CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG BAN ĐẦU

2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG

2.2. Tăng sức đề kháng của răng

Để tăng cường sức đề kháng của răng đối với các tác nhân gây sâu răng, chúng ta có thể sử dụng rộng rãi Fluor và các chất trám bít hố rãnh.

2.2.1. Sử dụng Fluor

Hiện nay Fluor được dùng rộng rãi trên thế giới để phòng ngừa bệnh sâu răng. Fluor là một chất dinh dưỡng giúp cho sự tăng trưởng, Fluor biến hydroxyapatit của men răng thành fluoroapatit giúp răng khó hòa tan trong acit, tăng tái khoáng hóa, ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn... Fluor diệt vi khuẩn sâu răng đặc biệt ở pH thấp (pH < 5,5) Fluor có trong thực phẩm như cá, trà, bia... Fluor tác dụng tốt trên bề mặt láng của men răng. Fluor có thể sử dụng dưới nhiều hình thức:

- Toàn thân (ăn uống)

Fluor dùng toàn thân có lợi cho răng đang hình thành và răng đã mọc, Fluor ngấm vào men răng đồng thời vào máu và tiết qua các tuyến nước bọt, dịch nướu để tẩm các mặt răng. Để cung cấp fluor toàn thân ta có thể chọn 1 trong 4 cách sau:

+ Fluor hóa nước máy (0,7 - 1 ppm) chi phí thấp, hiệu quả cao, an toàn, là một biện pháp sức khỏe cộng đồng công bằng nhất, không đòi hỏi sự hợp tác có ý thức của người được hưởng. + Fluor hóa nước uống tại các trường học gấp 4 lần Fluor nước máy, sử dụng ở các trường ngoại ô nơi không có nước máy.

+ Muối Fluoride: 250mg/1kg muối

+ Viên Fluor (Sodium Fluoride: NaF hoặc Acide lated, Phosphate, Fluor: APF) được dùng ở những vùng có nồng độ fluor trong nước thấp hơn 0,3 ppm và uống từ lúc mới sinh đến 6 tuổi với liều lượng 0,05mg/kg/ngày hoặc:

0 - 2 Tuổi : 0,25 mg/ngày 3 Tuổi : 0,5 mg/ngày 4 Tuổi : 0,75 mg/ngày 5 - 6 Tuổi : 1 mg/ngày

Viên fluor được nhai trong vòng 30 giây để cho tiếp xúc với mặt răng rồi nuốt hoặc ngậm cho tan dần trong miệng.

- Tại chỗ

Fluor dùng tại chỗ có tác dụng hữu hiệu cho người lớn và trẻ em trên răng đã mọc và có nhiều dạng sử dụng:

+ Súc miệng với nước NaF 0,2 % 1 tuần 1 lần + Thoa hoặc đeo máng có Gel Fluoride + Kem đánh răng có Fluor

2.2.2. Trám bít hố rãnh

Đây là một phương pháp để dự phòng sâu răng ở hố rãnh, vì Fluor chỉ có tác dụng ngừa sâu răng ở mặt láng của răng, do đó để làm giảm sâu răng ở hố rãnh, người ta phủ một loại vật liệu có tính chất bám dính tốt lên các trũng và rãnh của răng để làm mất đi yếu tố lưu giữ thức ăn. Tốt nhất là cho tất cả trẻ em, nhưng do giá thành cao nên chúng ta chỉ chọn những em có nguy cơ sâu răng và những răng có trũng, rãnh sâu, chủ yếu cho các răng cối sữa ở trẻ 3 - 4 tuổi và răng cối lớn (hàm) thứ 1 ở trẻ 6 - 7 tuổi, răng cối nhỏ thứ 1, 2 và răng cối lớn thứ 2 ở trẻ 11 - 13 tuổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình răng hàm mặt, khoa răng hàm mặt đại học y Huế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)