II. GIỚI THIỆU
6. FDI, FTA và thương mại thực phẩm chế biến
Mối quan hệ giữa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng khi tìm hiểu tác động của rào cản thương mại đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến. Không giống như hàng hóa nông nghiệp mà ở đó việc thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như chỉ diễn ra thông qua thương mại, các nhà sản xuất thực phẩm chế biến có thể lựa chọn hoặc là kinh doanh thực phẩm, đồ uống chế biến trên thị trường quốc tế, hoặc là sản xuất trực tiếp trong một thị trường nước ngoài.
Kết quả là, tác động của tự do hóa thương mại (như là qua việc triển khai một hiệp định thương mại tự do) đối với ngành thực phẩm chế biến khó đánh giá hơn. Nếu mức đầu tư nước ngoài là cao hơn nhiều so với các dòng chảy thương mại thì nó có thể ngụ ý rằng những cải cách thương mại sẽ có ảnh hưởng rất ít trong lĩnh vực này. Mặt khác, các rào cản thương mại có thể buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và đầu tư trong các lĩnh vực mà không nhất thiết phải là có hiệu quả chi phí cao nhất, và do đó, tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy hiệu quả và sự đồng vận trong sản xuất. Thật vậy, các rào cản thương mại cao có thể khuyến khích FDI “nhảy thuế”, tức là sản xuất trong nước để tránh thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt khác việc tự do hóa thuế quan có xu hướng khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài do những ưu đãi thị trường hoặc hiệu quả gia tăng có thể có.
Những rào cản thương mại, mặc dù là một yếu tố quan trọng, không hẳn là động lực chính cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các thị trường được bảo hộ. Trong hầu hết trường hợp, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cấu phần của một chiến lược kinh doanh tổng thể, trong đó quy mô của thị trường và tiềm năng tiết kiệm chi phí qua việc sản xuất tại địa phương quan trọng hơn so với các hàng rào thuế quan. Chỉ trong trường hợp mà mức thuế quan rất cao thì các rào cản thương mại mới là một động lực trực tiếp cho đầu tư. Các rào cản thương mại có thể tác động đến các quyết định đầu tư và thương mại đối với các nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống chế biến bằng việc làm cho các hãng chấp nhận chiến lược có rủi ro cao hơn khi là một bên đối tác với một công ty nước ngoài trước khi đánh giá tiềm năng thị trường đích thực về một sản phẩm. Nói cách khác, các rào cản thương mại có thể đẩy nhanh thời gian ra nhập vào một thị trường nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong trường hợp thuế quan khuyến khích việc sản xuất có giấy phép một sản phẩm nước ngoài và có nhu cầu mạnh mẽ về sản phẩm như vậy, điều này có lẽ dẫn đến việc sản xuất thực tế trong thị trường nước ngoài đó.
Những mối quan hệ phức tạp này rất khó để đánh giá tác động tổng thể của việc tự do hóa thương mại hơn nữa (ví dụ như thông qua một Hiệp định thương mại tự do) đối với lĩnh
44
vực thực phẩm và đồ uống chế biến. Thật vậy, việc tự do hóa thương mại tăng cường về thực phẩm chế biến cũng có thể làm giảm lượng đầu tư nước ngoài của các công ty thực phẩm được lợi từ thương mại. Mục đích của việc duy trì cải tiến công nghệ trong hậu cần, thương mại điện tử và phân phối, kết hợp với nhu cầu người tiêu dùng hài hòa hơn nữa về các thực phẩm tiện dụng – sẽ buộc các công ty phải hợp lý hóa hệ thống sản xuất và phân phối nhằm giảm chi phí, do đó phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung sản phẩm toàn cầu từ các khu vực có sản xuất hiệu quả nhất.
Tự do thương mại còn có thể giúp thúc đẩy một cách tiếp cận khu vực hơn về thâm nhập thị trường nước ngoài, do đó sự tự do hóa thương mại tăng cường (ví dụ như như thông qua một Hiệp định thương mại tự do) sẽ dẫn đến sự gia tăng trong cả xuất khẩu lẫn sản xuất nước ngoài.
Do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam là nhỏ (chiếm <1% tổng vốn FDI) nên rất khó có thể nói rằng liệu việc tự do hóa thương mại hơn nữa thông qua ký kết và triển khai một hiệp định thương mại tự do với EU sẽ làm tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam. Một yếu tố quan trọng đó là sự tiến hóa của tự do hóa thương mại giữa EU và các nước ASEAN khác. Nếu một Hiệp định thương mại tự do giữa khu vực ASEAN và EU được triển khai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU rốt cuộc sẽ được rót vào quốc gia thành viên nơi có các điều kiện đầu tư tốt nhất (về chi phí, tiện ích, cơ sở hạ tầng, cung ứng, nhu cầu, tạo thuận lợi, thuế má, vv), do đó không nhất thiết là Việt Nam. Ngược lại, trong trường hợp không có một hiệp định FTA, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng hơn nhắm tới các thị trường địa phương lẫn khu vực (ASEAN).