II. GIỚI THIỆU
3. Hiệp định thương mại tự do so với Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
Việt Nam vẫn đang cân nhắc những lợi ích (lợi thế và bất lợi) khi ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU. Việt Nam hiện đang được hưởng lợi từ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với EU, nhưng không giống với một FTA được ký kết song phương, các chế độ ưu đãi GSP được tái xem xét trên cơ sở định kỳ. Ví dụ, GSP với Việt Nam đã được điều chỉnh vào năm 2008 và một số sản phẩm khác nhau như là giày dép của Việt Nam - những mặt hàng mà trước kia đã được hưởng lợi từ cơ chế này – đã không còn đáp ứng được các điều kiện cần thiết.
Nhìn chung, một FTA bao gồm một lịch trình dỡ bỏ thuế quan trong đó có những dòng thuế được dỡ bỏ ngay cho các sản phẩn phi nhạy cảm, và dỡ bỏ dần dần cho các sản phẩm nhạy cảm. Thuế quan có thể vẫn được giữ nguyên cho một số lượng hạn chế các sản phẩm rất nhạy cảm (lên đến 10% giá trị thương mại, theo giải thích thực tế trong định nghĩa của WTO về “phần quan trọng của thương mại” là ít nhất 90% của thương mại song phương). Nói chung, quá trình dỡ bỏ phải được hoàn tất trong khoảng thời gian là 10 năm.
4Ai Cập, Jordan, Lebanon, Libya, Ma-rốc, Tunisia, Israel, và Chính quyền Palestin.
5
Các cuộc đàm phán này bao gồm các quốc gia và khu vực sau: Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Syria,
Ukraine, Belarus, Trung Quốc, Iran, Iraq, Kazakhstan, Nga, Serbia, Việt Nam, và Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN), Trung Mỹ, nhóm Andean Pact, Mercosur, và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.
Do đó, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ tạo cho Việt Nam việc tiếp cận miễn thuế và/hoặc tiếp cận ưu đãi hơn vào thị trường EU hơn là những gì mà cơ chế GSP hiện đang mang lại, tuy nhiên, FTA sẽ áp dụng sự trao đổi có đi có lại giữa hai bên và buộc Việt Nam phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa nhập khẩu EU. Bên cạnh đó, một số yếu tố quyết định khác cũng phải được tính đến khi đàm phán FTA.
Những tác động về hội nhập khu vực ASEAN, cái mà sẽ bị cản trở chỉ khi có một vài nước quyết định FTA, do hiện tượng tái xuất;
Tính chất đơn phương của GSP; Các khía cạnh chính trị.
Trong trường hợp các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam không đi đến thống nhất cuối cùng thì giải pháp thay thế duy nhất cho Hiệp định thương mại tự do mà được WTO cho phép đó là duy trì cơ chế GSP được áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển. Mà, về mặt đơn phương, EU trong tương lai có thể quyết định hạn chế, thắt chặt việc tiếp cận GSP đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Để cung cấp thêm thông tin cho các nhà đàm phán/các nhà hoạch định chính sách FTA của Việt Nam, trong những chương tiếp theo chúng tôi nhằm vào việc so sánh suất bảo hộ và biểu thuế quan áp dụng đối với ba chế độ thương mại chính mà EU áp dụng. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng một cuộc thảo luận về bảo hộ thuế quan và tầm quan trọng của mức thuế leo thang, bao gồm việc so sánh biểu thuế nhập khẩu áp dụng tại các giai đoạn chế biến khác nhau đối với ba chế độ thương mại khác nhau.
3.1 Đánh giá mức độ bảo hộ thuế quan
Suất bảo hộ danh nghĩa (NRP) trên bất kỳ hàng hóa nào là sự khác biệt tỷ lệ tương ứng giữa giá trong nước và giá quốc tế của hàng hóa đó, phát sinh từ các chính sách thương mại đang được nói đến. Các chính sách này có thể bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, giới hạn định lượng (các yêu cầu giấy phép, cấm nhập, quy tắc xuất xứ, các yêu cầu đối với việc mua bán tại địa phương, v.v…) và các “ưu đãi” khác như là trợ cấp và hoàn thuế.
Suất bảo hộ hữu dụng (ERP) là một thước đo đánh giá hiệu ứng tổng thể của toàn bộ cơ cấu thuế quan về giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị đầu ra đối với mỗi ngành công nghiệp, khi mà cả hàng hóa trung gian và sản phẩm cuối cùng đều phải nhập khẩu. ERP được sử dụng để đo lường mức độ bảo hộ thực được dành cho một ngành sản xuất cụ thể qua thuế nhập khẩu, biểu thuế, hoặc các hạn chế thương mại khác.
Suất bảo hộ hữu dụng được sử dụng để đánh giá sự bảo hộ thực sự dành cho các nhà sản xuất trong nước tại mỗi giai đoạn, công đoạn sản xuất, tức là họ cần phải tính thêm bao nhiêu tiền mà vẫn có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Nếu tổng giá trị của thuế quan đánh vào vật tư nguyên liệu đầu vào có thể nhập khẩu được vượt quá tổng giá trị của thuế đánh vào sản phẩm đầu ra, thì có nghĩa là mức bảo hộ hữu dụng ở mức âm, có nghĩa là ngành công nghiệp đó bị phân biệt đối xử trên sự so sánh với sản phẩm nhập khẩu. Trong bối cảnh này, cho dù sản phẩm cuối cùng hay nguyên liệu đầu vào đã được sử dụng để làm ra nó thực sự có được nhập khẩu hay không cũng không là vấn đề. Điều quan trọng là chúng có thể nhập khẩu được. Nếu vậy, cần phải đưa vào các loại thuế vừa nêu trong các công thức bên trên, bởi vì, ngay cả khi hàng hóa không thực sự được nhập khẩu thì sự tồn tại của thuế quan đã làm cho giá cả mặt hàng đó tăng cao trong thị trường trong nước bằng một giá trị tương đương.
24
Suất bảo hộ hữu dụng cho thấy hiệu ứng vô cùng bất lợi về các mức thuế quan leo thang từ các mức thuế suất thấp đánh vào các nguyên liệu thô, lên mức cao hơn đánh vào các nguyên liệu đầu vào trung gian, và các mức cao hơn nữa đánh vào thành phẩm, trong thực tế, biểu thuế quan của hầu hết các nước là như vậy. Các nước kém phát triển phàn nàn rằng các biểu thuế quan như vậy cản trở lớn tới cho việc tiếp cận của họ tới thị trường các nước phát triển.
Thuế quan theo lang: Có một số lý do cơ bản cho sự tồn tại của các mức thuế suất cao hơn đánh vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Phổ biến nhất đó là để bảo vệ ngành công nghiệp chế biến trong nước, và do đó, duy trì sản xuất giá trị gia tăng và công ăn việc làm ở thị trường trong nước. Điều này có thể đạt được thông qua việc áp dụng “biểu thuế quan theo thang”, theo đó mức thuế suất thấp được áp dụng cho các mặt hàng nguyên liệu thô và mức thuế cao hơn được áp dụng cho các sản phẩm chế biến từ đó. Cơ cấu thuế quan này rất phổ biến ở các nước đang phát triển, như là châu Á (bao gồm cả Việt Nam). Ở các thị trường đã phát triển như Mỹ, EU và Nhật Bản, biểu thuế leo thang tồn tại ở một số lĩnh vực nhất định.
Do đó, chế độ thuế quan leo thang ưu tiên việc nhập khẩu nguyên liệu thô và không khuyến khích việc chế biến tại địa phương nước xuất khẩu. Biểu thuế quan leo thang có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, bởi vì khi cố gắng tăng thêm giá trị cho hàng nông sản và cố gắng khai thác khoản thu lớn hơn từ các hàng hóa gia tăng giá trị đó, thì chế độ biểu thuế quan leo thang lại không có lợi cho các nỗ lực trong việc tiếp cận các thị trường sản phẩm chế biến đang phát triển nhanh chóng.
Biểu thuế quan thể hiện rõ rệt nhất trong nông nghiệp, với các nông sản chế biến thường chịu mức thuế suất cao hơn hẳn so với sản phẩm nông nghiệp thô. Việc các chế độ thuế quan của các nước phát triển bảo hộ cho thị trường sản phẩm chế biến nhiều hơn là cho các sản phẩm nguyên thủy được coi là một trở ngại cho việc phát triển công nghiệp và kinh tế của các nước6đang phát triển. Thuế quan leo thang có trong cả các hàng hóa thực phẩm cơ bản lẫn các sản phẩm nhiệt đới và các sản phẩm trồng vườn. Thông thường, ngũ cốc và lạc là các mặt hàng duy nhất ít khi bị đánh thuế theo biểu thuế quan leo thang. Trường hợp có áp dụng thuế nhập khẩu theo thang trong các sản phẩm này thì mức thuế suất có xu hướng khá thấp, và trong nhiều trường hợp thuế suất lại tiết giảm, tức là việc bảo hộ quan thuế giảm đi với sản phẩm chế biến. Đối với vật nuôi và thịt (gia súc, cừu, lợn), đường và đậu tương thì mức thuế suất là rất khác nhau giữa các nước, song chế độ thuế quan leo thang là phổ biến.