Bảo hộ thuế quan của EU

Một phần của tài liệu BÁO CÁO BẢO HỘ THUẾ QUAN, TRỢ CẤP THỰC PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (Trang 30 - 47)

II. GIỚI THIỆU

4. Bảo hộ thuế quan của EU

Trong biểu thuế quan của EU, mức thuế suất thuế nhập khẩu được thể hiện qua:

 Thuế nhập khẩu theo tỉ lệ, tương đương với một phần trăm của giá trị sản phẩm  Thuế nhập khẩu tuyệt đối trên đơn vị trọng lượng/khối lượng/số lượng đơn vị  Một sự kết hợp của thuế nhập khẩu theo tỉ lệ và thuế nhập khẩu tuyệt đối

6

Theo các mục tiêu phát triển của nó, các cuộc thương lượng vòng đàm phán Do-ha WTO giải quyết vấn đề biểu thuế quan leo thang.

Liên minh châu Âu áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chế biến, mà mức thuế suất phụ thuộc vào hàm lượng các thành phần (ví dụ như: mức thuế suất áp dụng cao hơn khi mà đường là một thành phần của sản phẩm); mức thuế suất đối với trái cây và rau quả phụ thuộc vào giá nhập khẩu cố định hàng ngày và mùa vụ (áp dụng thuế suất thấp hơn trong thời gian trái vụ); và duy trì biên độ ưu đãi đối với ngũ cốc và gạo.

4.1 So sánh suất bảo hộ danh nghĩa của một số sản phẩm thực phẩm thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

Để so sánh mức độ bảo hộ áp dụng của Việt Nam và Liên minh châu Âu đối với một số sản phẩm, chúng tôi đã tính toán thuế nhập khẩu tương đương với mức thuế tuyệt đối, sử dụng Bản đồ Thương mại (Trade Map) và Bản đồ Tiếp cận thị trường (Market Access Map) của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC – International Trade Centre)

(http://www.macmap.org/trademap). Các sản phẩm để phân tích đã được chọn ra cùng với các chuyên gia của Bộ Công Thương Việt Nam. Đây là các sản phẩm có tiềm năng lớn để xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, ngoài các sản phẩm xuất khẩu truyền thống là cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo.

Mức thuế mà EU áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp xuất khẩu có xuất xứ tại Việt Nam là không cao lắm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo (cà phê, hạt điều, hạt tiêu và chè) có thể vào thị trường miễn thuế EU, trong khi đó một mức thuế nhập khẩu tuyệt đối quy đổi tương đương 5,7% được áp dụng đối với gạo. Các mức thuế trung bình <15% được áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến, hoặc sơ chế (các loại rau quả như dưa chuột, cà chua, hành khô, thịt), hoặc là tiêu dùng cuối cùng (nước sốt cà chua, nước táo ép, dăm bông). Mức thuế suất cao hơn - nhưng <30% - được áp dụng cho sữa bột, xúc xích, rau quả tươi, mì, nước ép trái cây và rau quả, bột mì, và bánh quy. Riêng đối với đường thô (không phải là đường tinh luyện) thì mức thuế áp dụng là rất cao, tới trên 50%.

Đối với một số các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp, mức thuế suất mà Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ EU nhìn chung là cao hơn so với mức mà EU áp dụng đối với các sản phẩm từ Việt Nam (xem Bảng 1). Điều này chủ yếu là do thực tế rằng EU đưa ra chính sách tiếp cận ưu đãi đơn phương cho một số sản phẩm nhất định đến từ Việt Nam theo chế độ GSP, trong khi Việt Nam áp dụng các mức thuế nhập khẩu MFN đối với các sản phẩm của EU

26

Bảng 1: Mức thuế nhập khẩu tuyệt đối quy đổi (ước tính) và giá trị thương mại của một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp – ngũ cốc (bột mì), rau quả (dưa chuột), thịt (thịt gà và thịt lợn)

Mã HSN

Mô tả Hàng VN xuất sang 27

nước châu Âu Hàng 27 nước châu Âu xuất sang Việt Nam Thuế NK theo tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 Thuế NK theo tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 Phần trăm Triệu USD Phần trăm Triệu USD

Chuỗi bánh quy

1001 Lúa mì và meslin 15.31 % 0,02 1.25 % 38,5 1101 Bột mì và bột meslin 23.30 % 0,1 15.00 % 0,03 1701 Đường mía hoặc đường củ cải và đường hóa học sucrose

tinh khiết, ở dạng thể rắn 59.43 % 0,00 25.00 % 2.2 1905 Bánh mì, bánh ngọt, bánh bao, bánh quy và các lại bánh

khác, có hay không chứa ca cao; bánh kem xốp, bánh kem xốp niêm phong, bánh đa nem, bánh tráng và các sản phẩm tương tự

17.51 % 19,7 27.24 % 4,2

Chuỗi rau quả bảo quản

0707 Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh 17.32 % 0,00 20.00 % 0,00 0711 Rau được bảo quản tạm thời, nhưng không thích hợp cho

tiêu dùng luôn

8.58 % 6,3 27.89 % 0,01 2209 Dấm và chất thay thế dấm làm từ a-xít a-xê-tíc 3.87 % 0,01 20.00% 0,2 200110 Dưa chuột và dưa chuột ri, được chế biến hoặc bảo quản

bằng dấm hoặc a-xít a-xê-tíc 14.10 % 7,0 40.00 % 0,01

Chuỗi thịt chế biến

0105 Gia cầm sống, như là gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây 14.28 % 0,00 3.28 % 1,5 0203 Thịt heo dạng tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 12.52 % 0,00 21.87 % 1,9 0207 Thịt và phụ phẩm sau giết mổ ăn được của gia cầm thuộc

nhóm đầu số 0105, dạng tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 12.24 % 0.01 21.65 28,22 0208 Thịt khác và phụ phẩm sau giết mổ ăn được, dạng tươi

ướp lạnh hoặc đông lạnh

5.20 % 5,00 8.15 % 0,1 1601 Xúc xích và các sản phẩm tương tự, làm từ thịt, nội tạng

hoặc tiết; các chế phẩm dựa trên các sản phẩm này 16.16 % 0,02 39.00 % 0,1 1602 Các loại thịt, phụ phẩm sau giết mổ hoặc tiết chế biến

hoặc bảo quản khác 20.45 % 0.02 30.66 % 1,2

4.2 Thuế quan leo thang áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU

Thuế quan leo thang có thể gây ra trở ngại cho các nước đang phát triển trong việc thâm nhập vào thị trường châu Âu. Các chính sách thương mại nông nghiệp châu Âu – được dựa trên Chính sách nông nghiệp chung (CAP) – bị chỉ trích vì chúng đưa vào các cơ cấu thuế quan có lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng thô, chưa chế biến hơn là các mặt hàng nông sản chế biến. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng thuế quan leo thang có những tác động khác nhau giữa các nước, cũng như giữa các ngành hàng khác nhau.

Những kết quả này cần được xem xét lại trên phương diện những sửa đổi, điều chỉnh quan trọng EU thực hiện gần đây hướng tới việc mở cửa ưu đãi lớn hơn và giảm thuế quan leo thang mạnh mẽ hơn. Có hai sự sửa đổi chính cần được đề cập ở đây đó là: các hiệp định Lomé đã được mở rộng qua các hiệp định EPA và việc mở rộng về Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho các nước kém phát triển qua sáng kiến “Mọi thứ trừ vũ khí” (EBA). Trong bối cảnh của các EPA và EBA, tất cả các sản phẩm đều được miễn thuế.

Để đưa ra cái nhìn sâu hơn về mức độ và tác động của chế độ thuế quan leo thang đối với các cơ hội của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu, chúng tôi sẽ cố gắng lượng hóa mức độ thuế quan leo thang trong cơ cấu nhập khẩu của EU đối với một số danh mục sản phẩm nông nghiệp và đưa ra ước tính về tác động của thuế quan leo thang đối với hàng hóa nhập khẩu của Liên minh châu Âu như một chỉ số về ảnh hưởng của việc bảo hộ về ngành công nghiệp chế biến7

của Liên minh châu Âu.

Danh mục sản phẩm được lựa chọn để trả lời cho các câu hỏi có công thức bên trên đó là các sản phẩm (được chế biến và chưa qua chế biến từ): bột mì, dưa chuột, cà chua, đường và thịt. Việc lựa chọn các sản phẩm này được quyết định qua sự tham khảo ý kiến với chuyên gia của Bộ Công Thương Việt Nam. Lý do cho việc lựa chọn này đó là các sản phẩm này là những mặt hàng có tiềm năng lớn về xuất khẩu của Việt Nam (cũng như là các mặt hàng nhập khẩu có thể thay thế một phần sản xuất trong nước); đồng thời các mặt hàng này lại là hàng hóa nhập khẩu nông nghiệp quan trọng của Liên minh châu Âu. Các nước đang phát triển thường lên án thuế quan leo thang mà các nước phát triển áp dụng, cho đó là một trở ngại cho sự phát triển ngành công nghiệp chuyển đổi của họ. Tình trạng này đặc biệt thấy rõ trong các sản phẩm thực phẩm và nông nghiệp về mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc đã được Liên minh châu Âu đàm phán tại WTO. Tuy nhiên, các thị trường châu Âu khá thông thoáng cho các nước đang phát triển nhờ vào nhiều hiệp định ưu đãi mà EU đã ký kết với các đối tác của mình (GSP, EPA với các nước ACP, FTA với không thuộc ACP, v.v.).

Nhìn vào những hiệp định ưu đãi này, việc phân tích của chúng tôi cho thấy rằng trong năm 2010, hiện tượng đánh thuế lũy tiến của EU đối với các nước đang phát triển là không áp dụng cho các EPA, và tương đối đối với cho các nước đang phát triển khác, với các nước được hưởng lợi từ GSP chịu mức thuế cao hơn những nước được hưởng lợi từ các hiệp định FTAs phi-EPA (xem Bảng 2)

Biểu thuế leo thang EU áp dụng đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có tồn tại, dù có vẻ không lớn, và dù gì cũng không nặng nề như mức thuế leo thang mà Việt Nam áp

7

Các dữ liệu và số liệu thuế quan đã thu được bằng cách sử dụng các công cụ International Trade Centre Market, tương ứng là Trade Map và Market Access Map và công cụ UN ComTrade (đều được truy cập qua internet vào tháng Sáu và tháng Bảy, năm 2011.

28

dụng trên các sản phẩm tương tự được nhập khẩu từ EU. Hơn nữa, mức thuế leo thang của EU áp dụng đối với các sản phẩm sơ chế dường như cao hơn các sản phẩm thực phẩm thành phẩm, trong khi Việt Nam áp mức thuế leo thang cao hơn vào các sản phẩm thực phẩm cho tiêu dùng cuối cùng.

Trong chuỗi bột ngũ cốc, mức thuế nhập khẩu mà EU áp dụng đối với bột mì là cao hơn đối với bánh quy (tương ứng là 23% và 18%), và cà chua sơ chế là cao hơn nước sốt cà chua (tương ứng là 14% và 7%), tuy nhiên, mức thuế leo thang áp dụng lại cao hơn đối với các sản phẩm thành phẩm hơn là bán các sản phẩm sơ chế trong chuỗi chế biến dưa chuột và thịt (lần lượt là 9% và 14% đối với dưa chuột, 13% và 20% đối với thịt).

Khi so sánh các mức thuế nhập khẩu mà EU áp dụng đối với các đối tác thương mại với mức độ tiếp cận ưu đãi khác nhau, bên cạnh những lợi thế rõ ràng của EPA và EBA (mà các mức thuế các thành viên thiết lập là bằng không) thì có vẻ như hàng hóa xuất khẩu từ các nước đã ký kết hiệp định FTA với EU được hưởng ưu đãi hơn vào thị trường EU so với hàng hóa xuất khẩu từ các nước được hưởng lợi từ chương trình GSP đơn phương. Đặc biệt, khoảng cách ưu đãi là tương đối lớn đối với một số (nhưng không phải là tất cả) các sản phẩm sơ chế (như là cà chua sơ chế, một số loại thịt) và thực phẩm chế biến (mì, nước trái cây, nước sốt) và nhìn chung cho tất cả các loại rau quả tươi hoặc ướp lạnh. Tuy nhiên, không có việc tiếp cận ưu đãi giữa một FTA phi-EPA và GSP đối với các loại hàng hóa xuất khẩu truyền thống của Việt Nam (cà phê, các loại hạt, hạt tiêu, gạo, và chè), sản phẩm ngũ cốc (lúa mì, bột), đường và các loại thịt chế biến.

Bảng 2: Mức thuế nhập khẩu tuyệt đối quy đổi (AVE) (ước tính) được EU áp dụng vào hàng hóa nhập khẩu từ các khu vực ưu đãi

ACP (PNG) & EBA FTA song phương (Ma-rốc) GSP (Việt Nam) Khoảng cách giữa Ma-rốc & Việt Nam HSN Mô tả % thuế AVE % thuế AVE % thuế AVE % thuế AVE

Các mặt hàng XK chính của Việt Nam

090111 Cà phê xanh 0 % 0 % 0 %

090121 Cà phê, dạng rang, nhưng chưa khử chất ca-phê-in 0 % 0 % 0 % 080131 Hạt điều, dạng nguyên vỏ, tươi hoặc khô 0 % 0 % 0 % 080132 Hạt điều, dạng không vỏ, tươi hoặc khô 0 % 0 % 0 %

0902 Chè 0 % 0 % 0 %

0904 Hạt tiêu và ớt 0 % 0 % 0 %

1006 Gạo 0 % 5.67 % 5.67 %

1902 Mì sợi & mì 0 % 15.93 % 19.61 % 3.68 % 2009 Nước ép trái cây & rau quả, dạng chưa lên men 0 % 17.48 % 24.80 % 7.32 %

Chuỗi bánh quy

040210 Sữa bột không quá 1,5% béo 0 % 18.56 % 18.56 % 1001 Lúa mì và meslin 0 % 15.31 % 15.31 % 1101 Bột mì và bột meslin 0 % 23.30 % 23.30 % 1701 Đường mía hoặc đường củ cải và đường hóa học

sucrose tinh khiết, ở dạng thể rắn 0 % 59.43 % 59.43 % 170191 Đường tinh luyện 0 % 12.02 % 12.02 %

170111 Đường thô 0 % 60.49 % 60.49 %

1905 Bánh mì, bánh quy, bánh kem xốp, bành ngọt 0 % 17.32 % 17.51 % 0.19 % 190531 Bánh quy ngọt 0 % 17.32 % 17.51 % 0.19 %

Chuỗi rau quả bảo quản

0707 Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh 0 % 5.27 % 17.32 % 12.05 0711 Rau được bảo quản tạm thời, nhưng không thích

hợp cho tiêu dùng luôn 0 % 7.96 % 8.58 % 0.62 2209 Dấm và chất thay thế dấm làm từ a-xít a-xê-tíc 0 % 3.87 % 3.87 %

200110 Dưa chuột và dưa chuột ri, được chế biến hoặc bảo

quản bằng dấm hoặc a-xít a-xê-tíc 0 % 9.40 % 14.10 % 4.70 % 0702 Cà chua, dạng tươi hoặc ướp lạnh 0 % 9.92 % 18.62 % 8.70 %

070320 Hành khô 0 % 9.30 % 9.30 %

2002 Cà chua, dạng chế biến hoặc bảo quản 0 % 7.20 % 14.40 % 7.20 % 200950 Nước cà chua ép 0 % 8.20 % 12.90 % 4.70 % 200971 Nước táo ép 0 % 14.50 % 14.50 % 210320 Nước sốt cà chua 0 % 0 % 6.70 % 6.70 % Chuỗi thịt chế biến 0105 Gia cầm tươi sống 0 % 14.28 % 14.28 % 010391 Thịt lợn tươi sống 0 % 8.55 % 8.55 % 0203 Thịt heo, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 % 12.52 % 12.52 % 0207 Thịt và phụ phẩm sau giết mổ ăn được của gia cầm,

dạng tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 % 12.20 % 12.24 % 0.4 % 0208 Thịt khác và phụ phẩm sau giết mổ ăn được, dạng

tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 % 0 % 5.20 % 5.20 % 1601 Xúc xích và các sản phẩm tương tự, làm từ thịt, nội

tạng hoặc tiết; các chế phẩm dựa trên các sản phẩm này

0 % 16.16 % 16.16 %

160241 Dăm bông thịt lợn 0 % 10.36 % 10.36 % 1602 Các loại thịt, phụ phẩm sau giết mổ hoặc tiết chế

biến hoặc bảo quản khác 0 % 20.45 % 20.45 %

30

4.3 Thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trường chính khác

Một cuộc phân tích sâu hơn đã được tiến hành nhằm so sánh các mức thuế nhập khẩu được áp dụng bởi các đối tác thương mại chính đối với các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp của Việt Nam để kiểm chứng xem liệu các mức thuế có phải là một tác động chính trong việc xác định dòng chảy xuất khẩu đối với các đối tác thương mại khác nhau hay không (xem Bảng 3).

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là gạo (79% giá trị thực phẩm nông nghiệp xuất khẩu trong năm 2010), với cà phê đứng thứ hai (với tỷ lệ 5%). Tuy nhiên, ASEAN áp dụng mức thuế nhập khẩu tương đối cao trên cả gạo (11%) và cà phê (7%), và cao hơn các mức thuế mà các đối tác thương mại khác như EU, Mỹ và Hàn Quốc đang áp dụng. Dòng chảy thương mại dường như thực sự chịu tác động của khoảng cách địa lý (các thị trường ASEAN là gần hơn so với EU và Mỹ) và tình hình thị trường, bao gồm cung-cầu và thói quen tiêu dùng (ASEAN là các nước truyền thống tiêu thụ gạo lớn) hơn là các mức thuế này.

Nguồn:UN ComTrade

Xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang ASEAN, 2010

Hạt điều 1% Bột mì 1% Cà phê tươi 5% Hạt tiêu 1% Các loại khác 13% Gạo 79%

Hàng thực phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu là cà phê (39% giá trị thực phẩm nông nghiệp xuất khẩu trong năm 2010) và hạt điều (36%), với mặt hàng hạt tiêu đứng thứ ba với tỷ lệ 6%. Xuất khẩu bánh bích quy chiếm thêm 2%, và với mỗi mặt hàng là mì sợi, chè và gạo cộng thêm 1% vào tổng giá trị. Mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam nhìn chung là thấp, thậm chí ở

Một phần của tài liệu BÁO CÁO BẢO HỘ THUẾ QUAN, TRỢ CẤP THỰC PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)