Các thông số lý hóa

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam phiêu sinh ở lưu vực sông la ngà (Trang 47 - 53)

Các thông số lý hóa của môi trường nước sông La Ngà được đo đạc và phân tích từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005 tại các điểm S1 đến S7. Nước sông La Ngà mỗi năm có thể có hai lần lũ bắt đầu vào tháng 7, tháng 8, phù hợp với hai lần mưa lớn do gió từ tây nam và đông nam mang đến [18]. Nhưng trong thời gian khảo sát, một hiện tượng khá đặc biệt ở con sông này là không có lũ lớn như những năm trước đó và sau này, vì vậy các số liệu đo được hầu như không thay đổi đáng kể do dòng chảy ít biến đổi.

Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước chảy thường thay đổi theo mùa và theo thời gian trong ngày. Nhiệt độ, ánh sáng và những chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và diễn thế của phiêu sinh thực vật [129]. Trong suốt thời gian nghiên cứu, nhiệt độ của nước dao động từ 22-33,5oC, trung bình cao nhất vào tháng 5 (30oC) là thời điểm nóng của khu vực này và thấp nhất vào tháng 12 (26,2oC). Nhiệt độ trung bình trong năm tại các điểm thu mẫu phù hợp với nhiệt độ của khu vực và có chiều hướng tăng dần từ thượng nguồn xuống hạ

nguồn. Theo đó điểm S1 có nhiệt độ trung bình trong năm thấp nhất (25,3oC) và cao nhất là điểm S7 (29,7oC) (hình 3.1a).

pH

pH đo được dao động từ 6,2-8,3, trung bình ở các điểm khảo sát từ 6,8-7,5 (hình 3.1b), trung bình các tháng từ 6,5-7,3. Tuy nhiên, vào các tháng mùa mưa giá trị pH thấp hơn các tháng mùa khô. Giá trị pH tại các điểm khảo sát trên sông không thay đổi nhiều. So với trong hồ thì pH ở sông (trung bình 6,9) thấp hơn trong hồ

triển của VKL. Nhiều nghiên cứu về VKL nước ngọt đã chỉ ra rằng sự đa dạng và

ưu thế của chúng cao nhất khi giá trị pH cao, mặc dù các lý giải cho hiện tượng này vẫn chưa được rõ ràng [131] và VKL hoàn toàn vắng mặt ở pH dưới 4 [117]. Trong nghiên cứu này số loài và số tế bào VKL luôn cao ở các điểm khảo sát về phía hạ

nguồn, nơi mà pH luôn có giá trị cao.

0.95% confidence limits Site T em pe rat ure (o C ) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 22 2 4 26 28 3 0 32 34 0.95% confidence limits Site pH S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 6. 5 7. 0 7. 5 8. 0

Hình 3.1: Giá trị trung bình của nhiệt độ và pH tại các điểm khảo sát

Độđục

Độđục của nước đo được dao động rất lớn, từ 0 đến 214NTU, trong đó khác biệt lớn giữa tháng 6 và các tháng còn lại xảy ra tại 2 điểm S5 và S6 (tương ứng là 160 và 214NTU). Độđục của nước vào các tháng mùa mưa cao hơn các tháng mùa khô (trung bình 39,52 vào mùa mưa so với 20,82 vào mùa khô). Trên dòng chảy của sông, độ đục có khuynh hướng tăng dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn. Giá trị

trung bình thấp nhất của độđục (3,97NTU) là ởđiểm S1. Hai điểm có độđục cao ở

phía hạ nguồn là S5 (50,84NTU) và S6 (48,7NTU). Trong hồ, độđục cũng rất thấp (trung bình 6,92NTU) (hình 3.2a).

Độ đục của nước gây ra do các vật liệu lơ lửng trong nước. Vì vậy độ đục

được sử dụng để đo lường gián tiếp tổng các chất rắn lơ lửng trong nước. Vào các tháng mùa mưa, sông La Ngà nhận một lượng lớn nước chảy tràn từ hai bên bờ

mang theo những chất hữu cơ làm cho độđục của nước vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Ngược lại nước mưa cũng mang các chất bị rửa trôi làm cho pH giảm đáng kể.

0.95% confidence limits Site T u rbi di ty (N T U ) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 0 2 04 06 0 8 0 0.95% confidence limits Site EC (µ S/ cm ) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 0 204 06 08 0 1 00 12 0 Hình 3.2: Giá trị trung bình của độđục và EC tại các điểm khảo sát Độ dẫn điện (EC)

EC phụ thuộc vào tổng chất rắn hoà tan trong nước. Nước tinh khiết như

nước cất sẽ có EC thấp, trong khi nước biển sẽ có EC cao. Nước mưa thường hòa tan nhiều khí và bụi ở trên không, vì vậy thường có EC cao hơn nước cất.

EC trung bình giữa các tháng không thay đổi nhiều, dao động từ 36,5- 49,2µS/cm. Ở các điểm khảo sát trên sông, EC tăng dần theo dòng chảy từ thượng nguồn xuống hạ nguồn và cao nhất ở điểm S6 (67,5µS/cm). Trong hồ, EC trung bình là 43,2µS/cm (hình 3.2b).

Ôxy hòa tan (DO)

Kết quả đo đạc cho thấy DO trung bình giữa các tháng dao động trong khoảng 6,4-7,3mg/l, giữa các điểm khảo sát dao động trong khoảng 6,2-7,5mg/l (hình 3.3a).

DO là hàm lượng oxy hòa tan trong nước. DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của dòng chảy. DO thường được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ. Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng và các xáo trộn bề mặt thường giúp nâng cao giá trị DO.

0.95% confidence limits Site DO (m g /l) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 56 7 8 0.95% confidence limits Site CO D ( m g/ l) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 0 5 10 15

Hình 3.3: Giá trị trung bình của DO và COD tại các điểm khảo sát TCVN

Nhu cầu ôxy hóa học (COD)

Giá trị COD cao trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 (trung bình các tháng này là 6,3mg/l), còn từ tháng 11 đến tháng 4 COD rất thấp (2,3mg/l). So sánh giữa các điểm trên sông từ S1 đến S6 nhận thấy giá trị COD tăng dần (từ 2,7 đến 5,7mg/l) (hình 3.3b).

Nitrat

Tại các điểm khảo sát, hàm lượng nitrat trung bình trong khoảng 0,039-0,069 mg/l (hình 3.4a), có khuynh hướng tăng dần từ điểm S1 đến S6. Trung bình ở các tháng là 0,021-0,101mg/l, cao nhất vào tháng 6 (0,101mg/l) và thấp nhất vào tháng 2 (0,021mg/l) (phụ lục 1). Trong hồ giá trị nitrat cũng thấp nhất vào tháng 2 (0,21mg/l) và cao nhất vào tháng 5 (0,151mg/l). 0.95% confidence limits Site N- NO 3 ( m g/ l) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 0.00 0.05 0. 10 0.15 0.95% confidence limits Site N- NH4 ( m g/ l) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 0.00 0.02 0. 04 0. 06 0.08 0. 10 0.95% confidence limits Site P- PO 4 ( m g/ l) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 0 .00 0. 0 2 0.04 0. 06 0.08 0 .10 0.95% confidence limits Site ch lo ro phy ll a ( m g/ l) S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7(A) S7(B) S7(C) 05 10

Hình 3.4: Giá trị trung bình của nitrat, ammonium, phosphat và chlorophyll a tại các điểm khảo sát

TCVN

a b

Ammonium

Ammonium hoà tan được phát hiện ở hầu hết các điểm khảo sát trong suốt thời gian nghiên cứu với giá trị trung bình trong khoảng 0,01-0,059 mg/l. Cũng như

nitrat, giá trị ammonium có khuynh hướng tăng dần từđiểm S1 đến S4 (hình 3.4b). Giá trị trung bình các tháng dao động trong khoảng 0,017-0,093mg/l. Trong các đợt thu mẫu, chỉ có tháng 6 giá trị ammonium cao vượt trội tại 2 điểm S5 và S6 trùng hợp với độđục tháng này cũng cao tại hai điểm này.

Phosphat

Giá trị phosphat đo được trong suốt thời gian nghiên cứu ở các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,001-0,151mg/l. Trung bình các tháng từ 0,05-0,59 mg/l. Duy chỉ có tháng 1 năm 2005, giá trị của phosphat cao nhất so với các tháng còn lại, và cao ở tất cả các điểm khảo sát, dao động từ 0,34-0,78mg/l. Trong các điểm khảo sát thì điểm S4 và S5 có giá trị phosphat cao nhất (0,024mg/l) so với trung bình chung là 0,016 mg/l (hình 3.4c).

Qua kiểm chứng bằng phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA-single factor) cho thấy có sự khác biệt giữa các điểm khảo sát đối với các yếu tố nhiệt độ

(F=12,2; p<0,05), pH (F=5,6; p<0,05), độ đục (F=11,1; p<0,05), DO (F=3,6; p<0,05), EC (F=9,8; p<0,05), phosphat (F=5,22; p<0,05) và nitrat(F=5,18; p<0,05), trong khi đó không có sự khác biệt với COD (F=2,05; p=0,06) và ammonium (F=1,42; p=0,18). Còn giữa các đợt khảo sát thì có sự khác biệt đối với các yếu tố

như pH (F=4,68; p<0,05), độ đục (F=2,28; p<0,05), COD (F=9,3; p<0,05) và N- NH4 (F=7,62; p<0,05) nhưng lại không có sự khác biệt đối với các yếu tố nhiệt độ

(F=1,93; p=0,055), DO (F=1,33; p=0,25), EC (F=0,35; p=0,95), phosphat (F=0,77; p=0,59) và nitrat(F=1,62, p=0,15).

Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An là nguồn nước quan trọng và có tính nhạy cảm [34]. Do vậy các chỉ tiêu DO, COD và một số chỉ tiêu khác luôn luôn được quan trắc thường xuyên. Tiêu chuẩn Việt nam về chỉ tiêu DO cho nước loại A (nước sinh hoạt) là > 6mg/l, cho COD là <10mg/l, cho ammonium là 0,05mg/l. So với tiêu

chuẩn này thì hầu hết các điểm khảo sát đều có DO và COD đáp ứng yêu cầu cho nước sinh hoạt. Còn với ammonium thì chỉ có điểm S4 có giá trị trung bình của ammonium trên ngưỡng cho phép. Các điểm khác tuy giá trị trung bình của các đợt khảo sát đều ở dưới ngưỡng cho phép nhưng chỉ có điểm S1 và S2 là có giá trị

ammonium luôn nhỏ hơn 0,05mg/l. Các điểm còn lại giá trị ammonium trong một sốđợt khảo sát đều cao hơn 0,05mg/l, tập trung vào các tháng mùa mưa.

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam phiêu sinh ở lưu vực sông la ngà (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)