Bộ CHROOCOCCALES Westtein
Đơn bào hay tập chủng; tập chủng giả hay sợi giả có hình dạng không nhất định, không có mao tản, không có dị bào và bì bào tử; sinh sản chủ yếu bằng sự phân đôi, tế bào phân chia ở một, hai, hoặc nhiều mặt phẳng vuông góc, sự hình thành exocyte và nanocyte không bắt buộc [67], [88].
Họ Merismopediaceae Elenkin 1933
Chi Aphanocapsa Našgeli 1849
Aphanocapsa incerta (Lem.) Cronberg et Komárek 1994 (bảng ảnh 1, hình A) Tên đồng vật gốc: Polycystis incerta Lem. 1899
Tên đồng vật: Microcystis incerta (Lem.) Lem. 1907; Microcystis pulverea var.
incerta (Lem.) Crow 1923
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.151, fig. 172.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, hình cầu, gồm rất nhiều tế bào sắp xếp dày đặc trong chất nhầy màu hơi vàng. Tế bào hình cầu, không chứa khí thể, đường kính 0,5-1µm. Phân bố và sinh thái: Gặp ở S1, S2, S4, S6 và S7. Loài này còn gặp ở Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát dưới tên Microcystis incerta [29].
Thường gặp trong thành phần phiêu sinh ở các thủy vực giàu dinh dưỡng, phân bố toàn cầu [88].
Aphanocapsa koordersi Strošm 1923 (bảng ảnh 1, hình B)
Tài liệu: Geitler, 1932, p.155, fig. 68; Desikachary, 1959, p.123, Pl. 23, fig. 1. Hình thái: Tập chủng ít nhiều hình cầu hay có hình dạng bất thường, các tế bào hình cầu sắp xếp rời rạc trong khối chất nhầy loãng, đường kính tế bào 2-3µm.
Phân bố và sinh thái: Gặp ở S1, S4, S6 và S7. Loài này được ghi nhận ở Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát [29].
Loài thường gặp trong thành phần phiêu sinh ở những hồ nhiệt đới [88].
Aphanocapsa roeseana De Bary 1870 (bảng ảnh 1, hình C) Tên đồng vật: Microcystis roeseana (De Bary) Elenkin 1938
Tài liệu: Dương Đức Tiến, 1996, tr.52, H.56; Phung, T.N.H., A. Couté, and P. Bourrelly, 1992, p.410, pl.III, fig. 5.
Hình thái: Tập chủng lớn, màu xanh lam nhạt, hình cầu đến hình bầu dục. Các tế
bào hình cầu, đường kính tế bào 5-6,5µm, sắp xếp rải rác trong khối nhầy trong. Loài này được phát hiện ở dạng tập chủng lớn, xen với tập chủng Microcystis spp. Sinh thái và phân bố: Gặp ở S6 và S7. Có ở vùng Châu thổ sông MêKông (Thốt Nốt) [42].
Loài này được mô tả từĐức [88], Shembaganur [67].
Aphanocapsa sp. (bảng ảnh 1, hình D)
Hình thái: Tập chủng có hình dạng không nhất định, kích thước tập chủng có thể lên
đến 120µm; tế bào hình cầu, đường kính 3,2-3,5µm. Sinh thái và phân bố: Gặp ở S7.
Chi Merismopedia Meyen 1839
Merismopedia glauca (Ehrenb.) Našg. 1849 (bảng ảnh 1, hình E)
Tên đồng vật: Merismopedia aeruginea Brébisson in Kuštzing 1849; Merismopedia nova Wood 1872
Tài liệu: Geitler, 1932, p.264, fig. 129d; Komárek & Anagnostidis, 1999, p.177, fig. 225; Dương Đức Tiến, 1996, tr.74, H. 57d.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, hình thành từ 16 đến 64 tế bào, ít khi nhiều hơn, đôi lúc gồm nhiều tập chủng phụ, có dạng bản nhầy, mỏng, uốn cong như hình chiếc chiếu gồm các tế bào hình cầu, dính nhau từng cặp một, đường kính tế bào 3,5- 4,5µm. Loài được phát hiện ở dạng gồm nhiều tập chủng phụ hợp thành tập chủng lớn.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S6. Loài còn gặp ở Phú Quốc, Hà Tiên [30], [42]. Sống cùng các loài tảo khác trong các thủy vực nước đứng hoặc nước chảy chậm, đôi lúc sống phù du, có thể gặp ở suối nước nóng, là loài phân bố rộng [11].
Merismopedia punctata Meyen 1839 (bảng ảnh 1, hình F)
Tên đồng vật: Merismopedia kuetzingii Našgeli 1849; Merismopedia convoluta Bréb f. minor Wille 1922
Tài liệu: Geitler, 1932, p.263, fig. 129c; Komárek & Anagnostidis, 1999, p.175, fig. 222; Dương Đức Tiến, 1996, tr.75, H. 57b.
Hình thái: Tập chủng phẳng, dẹt, từ 8-32 tế bào, trôi nổi tự do, các tế bào hình cầu, oval hay bán cầu, sắp xếp rời rạc, đường kính tế bào từ 2,5-3,5µm.
Nhận xét: loài này khó phân biệt với M. glauca ngoại trừ tế bào của M. punctata
nhỏ hơn và tập chủng có nhiều khoảng trống hơn.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S7. Loài còn gặp trong hồ Bảy Mẫu [11], sông Hương [106].
Thường sống phiêu sinh trong các thủy vực nước ngọt có độ dinh dưỡng trung bình, cũng có ở nước lợ trên khắp thế giới, phân bố rộng nhưng ở vùng nhiệt
đới và ôn đới ấm thì nhiều hơn. Chi Woronichinia Elenkin 1933
Woronichinia naegeliana (Unger) Elenkin 1933 (bảng ảnh 1, hình G, H) Tên đồng vật gốc: Coelosphaeriumnaegelianum Unger 1854
Tên đồng vật: Gomphosphaerianaegeliana (Unger) Lem.1907
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.210, fig. 273; Desikachary, 1959, p.147, Pl 28, fig. 9, 16.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, có dạng hình cầu cho đến hình quả thận, là tập hợp của nhiều tế bào xếp tỏa tia từ một cuống không phân nhánnh ở trung tâm của tập chủng. Các tế bào màu xanh lam, hình elip cho đến hình oval với nhiều khí thể, có kích thước là 2,2-2,5 x 3,5-4µm.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S7. Loài còn gặp ở Vườn quốc gia Tràm Chim dưới tên
Coelosphaeriumnaegelianum [28].
Loài này là một trong những Vi khuẩn lam dạng phiêu sinh thường gặp nhất
ở vùng ôn đới, thỉnh thoảng hình thành nên các hoa nước. Hiếm thấy ở nhiệt đới. Tạo độc tố thần kinh và gan trên chuột thử nghiệm [61], [88].
Chi Snowella Elenkin 1938
Hình thái: Tập chủng hiển vi, gồm nhiều tế bào hình trứng xếp xa nhau, nối với nhau qua cuống bằng chất nhầy tỏa tia từ trung tâm. Kích thước tế bào 1-1,5 x 2- 2,5µm, chứa khí thể.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S6 và S7.
Họ Microcystaceae Elenkin 1933
Chi Microcystis Kuštzing ex Lemmermann 1907
Microcystisaeruginosa (Kuštzing) Kuštzing1846 (bảng ảnh 2, hình A, B)
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999 , p.232, fig. 304; Geitler, 1932, p.137, fig. 59d; Dương Đức Tiến, 1996, tr.76, H.58.
Hình thái: Tập chủng bao gồm nhiều tế bào xếp dày đặc, ban đầu nhỏ, hình cầu hoặc hình trứng, sau đó lớn, hình dạng thay đổi, phân thùy, thường có dạng lưới với những lổ hổng. Chất nhầy không màu, không có cấu trúc nhất định. Các tế bào hình cầu, đường kính 2,6-4,7µm, chứa khí thể.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S6 và S7. Loài này được ghi nhận có mặt ở các thủy vực nước đứng và nước chảy ởđồng bằng [11].
Là loài rất phong phú về hình dạng, luôn thay đổi theo mùa. Thường gặp ở
dạng phiêu sinh trong các thủy vực phú dưỡng, nước ngọt hay mặn, suốt các mùa, thỉnh thoảng hình thành các hoa nước. Phân bố toàn cầu (trừ vùng cực và cận cực). Tạo ra độc tố microcystin [61], [88].
Microcystis botrys Teiling 1942 (bảng ảnh 2, hình C) Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p. 228; fig. 298.
Hình thái: Tập chủng trôi nổi tự do, hình cầu với các tế bào sắp xếp bất thường và rất dày đặc ở vùng trung tâm của chất nhầy. Chất nhầy bằng gelatin bao quanh tập chủng rộng, không màu. Trong chất nhầy thỉnh thoảng có những ống gelatin tỏa tia từ các tập chủng phụ. Tế bào hình cầu, đường kính 4-6µm, chứa nhiều khí thể. Sinh thái và phân bố: Gặp ở S6 và S7. Ngoài ra còn có ở Dầu Tiếng [58] và Thừa Thiên - Huế [106].
Phiêu sinh ở hồ [88]. Đây là loài rất độc, tạo ra độc tố microcystin [61].
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.226, fig.296; Dương Đức Tiến, 1996, tr.79, H.63.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, hình cầu hoặc hình cầu không đều, không bao giờ có dạng lưới, các tế bào dày đặc, chất nhầy bao bọc khó phân biệt. Tế bào hình cầu, chứa khí thể, đường kính 3-3,7µm.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S7. Loài này được ghi nhận có mặt ở các thủy vực nước đứng, có ở suối nước nóng. Có ở một số hồở Hà Nội [11].
Sống ở nước ngọt, trôi nổi rải rác trong các thủy vực nước đứng [88].
Microcystis flos-aquae (Wittr.) Kirchner 1898 (bảng ảnh 3, hình A)
Tên đồng vật: Microcystis prasima (Wittr.) Lemmermann 1904; Microcystis aeruginosa f. flos-aquae (Wittrock) Elenkin 1938
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.228, fig. 300, 301; Geitler, 1932, p.138, fig. 59e,f
Hình thái: Tập chủng trôi nổi tự do, hình cầu hay không đều, chỉ có một lớp chất nhầy mỏng, các tế bào xếp dày đặc trong tập chủng. Đường viền của tập chủng láng, được bao bọc bởi chất nhầy lỏng. Tế bào hình cầu, chứa khí thể, đường kính 3,5-4µm.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S6 và S7.
Sống trôi nổi ở nước ngọt, cùng với các tảo khác, thường tạo ra hoa nước nhưng có mức dinh dưỡng thấp hơn M. aeruginosa [130].
Microcystis ichthyoblabe Kuštzing 1843 (bảng ảnh 3, hình B)
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.226, fig. 297; Dương Đức Tiến, 1996, tr.79, H.64.
Hình thái: Tập chủng hình cầu không đều, ngoài cùng các tế bào xếp rải rác, càng vô trong các tế bào xếp gần nhau hơn, khoảng giữa trống; tế bào hình cầu, đường kính 2-3,5µm, chứa khí thể.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S7.
Loài ở nước ngọt, trôi nổi trong các thủy vực dinh dưỡng trung bình đến hơi phú dưỡng, thỉnh thoảng hình thành các hoa nước. Có những dòng có độc [88].
Microcystis novacekii (Kom.) Compère 1974 (bảng ảnh 3, hình C) Tên đồng vật: Microcystis marginata (Meneghini) Kuštzing 1846 Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.230, fig. 302.
Hình thái: Tập chủng gần như hình cầu, gồm nhiều tập chủng phụ được bao quanh bởi lớp chất nhầy dày, bìa gợn sóng. Tế bào hình cầu, đường kính 3-4,5µm, chứa khí thể.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S7.
Ở vùng nhiệt đới, trong các thủy vực giàu dinh dưỡng, trong các hoa nước [61].
Microcystis panniformis Komárek & Komárek –Legn. 2002 (bảng ảnh 3, hình D) Tài liệu: Cronberg & Annadotter, 2006, p.23, fig. 15-16.
Hình thái: Tập chủng hiển vi hay lớn hơn, trôi nổi tự do. Tập chủng không có hình dạng rõ ràng, các tế bào sắp xếp khít nhau, rải rác. Tế bào đường kính từ 3,2-4,5m, chứa khí thể.
Sinh thái và phân bố: Hiếm, gặp ở S7.
Loài nhiệt đới và á nhiệt đới, tạo ra độc tố microcystin [61].
Microcystis protocystis Crow 1923 (bảng ảnh 4, hình A)
Tài liệu: Geitler, 1932, p.20, fig. 62b; Desikachary, 1959, p.91, Pl 20, fig. 4.
Hình thái: chủng thường nhỏ, trôi nổi tự do, viền ngoài không đều. Các tế bào phân bố rải rác và không đều trong chất nhầy không màu, thường khó thấy. Tế bào hình cầu, đường kính 4,2-6,6µm, chứa khí thể.
Sinh thái và phân bố: Thường gặp, ở S6 và S7.
Là loài phân bố rộng trong vùng nhiệt đới, thường xuất hiện trong các hồ
chứa bị phú dưỡng, có ở Ấn Độ [67].
Microcystis wesenbergii (Komárek) Komárek in Kondrateva 1968 (bảng ảnh 4, hình B,C)
Tên đồng vật gốc: Diplocystis wesenbergii Komárek 1958
Hình thái: Tập chủng hình cầu hay hơi kéo dài, chia thùy, có dạng lưới với nhiều lổ
rõ, đôi lúc gồm nhiều tập chủng phụ, có thể thấy bằng mắt thường. Chất nhầy không màu, có giới hạn rõ rệt, đường viền chắc, có tính khúc xạ. Các tế bào sắp xếp ngẫu nhiên trong tập chủng. Tế bào hình cầu, chứa khí thể, đường kính 4-6,5µm.
Sinh thái và phân bố: Loài thường gặp, ở S6 và S7.
Trong các thủy vực phú dưỡng, loài phân bố toàn cầu. Thường gặp trong các hoa nước với những loài Microcystis khác nhưng ít khi chiếm ưu thế [130].
Microcystis sp. (bảng ảnh 4, hình D)
Hình thái: Tập chủng hình dạng không nhất định, rộng 30µm, dài 90µm. Tế bào hình cầu, chứa khí thể, đường kính 2-3,5µm.
Phân bố: Gặp ở S6.
Họ Chroococcaceae
Chi Chroococcus Našgeli 1849
Chroococcus dispersus (Keissler) Lemmermann 1904 (bảng ảnh 4, hình E) Tên đồng vật gốc: Chroococcus minor var. dispersus Keissler 1902
Tên đồng vật: Chroococcus limneticus var. subsalsus Lemm. 1901; Gloeocapsa minor f. dispersa (Keissler) Hollerbach in Elenkin 1938
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.286, fig. 373; Geitler, 1932, p.233, fig.113d.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, trôi nổi tự do trong nước, từ 4-32 tế bào, ít khi nhiều hơn. Các tế bào thường thành nhóm 4, các nhóm phân bố xa nhau nhưng chung trong một chất nhầy. Tế bào hình cầu hay bán cầu, màu lam nhạt, xanh oliu hay lam sáng, không chứa khí thể, đường kính tế bào 2,6-3,9µm, chứa nội dung đồng nhất. Sinh thái và phân bố: Gặp ở S4, S6 và S7.
Dạng phiêu sinh trong các ao hồ nước sạch, nghèo dinh dưỡng hay dinh dưỡng trung bình. Ở ôn đới, được biết ở vùng Bắc Mỹ, Châu Âu và phía Nam Châu Á; một số dữ liệu từ ruộng lúa và những sinh cảnh khác ở Châu Á cần xem xét lại [88], [130].
Tên đồng vật: Chroococcus limneticus var. carneus (Chodat) Lem. 1904;
Gloeocapsa limnetica (Lem.) Hollerbach in Elenkin 1938
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.290, fig. 382; Geitler, 1932, p.234, fig. 113a.
Hình thái: Tập chủng trôi nổi tự do, thường thành nhóm gồm 2-4 tế bào. Tế bào hình cầu hoặc bán cầu, màu xanh lam, không chứa khí thể, đường kính 6-7µm. Sinh thái và phân bố: Gặp ở S5 và S7.
Dạng phiêu sinh, trong các ao, hồ. Phân bố rộng.
Chroococcus minimus (Keissler) Lemm. 1904 (bảng ảnh 5, hình A) Tên đồng vật gốc: Chroococcusminutus var. minimus Keissler 1901;
Tên đồng vật: Chroococcus dispersus var. minor G. M. Smith 1920; Gloeocapsa minima (Keissler) Hollerbach in Elenkin 1938; Microcystis chroococcoidea var.
minor Nygaard 1949; Gloeocapsa minima f. smithii Hollerbach et al. 1953 Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.2862, fig. 371
Hình thái: Tập chủng hiển vi, hình cầu hoặc không đều, với 2-8 tế bào hay nhiều hơn, sắp xếp thành nhóm nhỏ. Tế bào hình cầu, sau khi phân chia hình bán cầu, màu xanh tái, đường kính 2,6-4µm.
Sinh thái và phân bố: Hiếm, gặp ở S7.
Sống trôi nổi trong ao hồ, thường gặp ở các hồ chứa có dinh dưỡng nghèo
đến trung bình. Phân bốở nửa bán cầu Bắc [88].
Chroococcus minutus (Kuštzing) Našgeli 1849 (bảng ảnh 5, hình B) Tên đồng vật gốc: Protococcus minutus Kuštzing1843
Tên đồng vật: Chroococcus virescens Hantzsch in Rabenhorst 1865; Gloeocapsa minuta (Kuštzing) Hollerbach in Elenkin 1938
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.296, fig. 391; Geitler, 1932, p.232, fig. 112a, 113c.
Hình thái: Tế bào ở dạng đơn độc hay tập chủng hiển vi gồm một vài tế bào (thường 2-8 tế bào), có đường viền bao bọc rộng, nhiều ít hình cầu hay hình oval. Tế bào
hình cầu, sau khi phân chia hình bán cầu, màu lam tái hay xám, chứa hạt hay không.
Đường kính tế bào 5-10µm.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S5, S6 và S7.
Dạng phiêu sinh, tychoplanktic hay metaphytic trong các ao, hồ, hồ chứa,
đầm lầy từ nghèo đến giàu dinh dưỡng. Được biết ở vùng ôn đới, vùng nhiệt đới có lẽ có dạng sinh thái khác [88], [130].
Chroococcus prescottii Drouet et Daily 1942 (bảng ảnh 5, hình C) Tên đồng vật: Eucapsis alpina sensu Sieminska 1967
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.288, fig.377-381.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, trôi nổi tự do, gồm 8-16 tế bào sắp xếp từng cặp thành hình khối hay hình chữ nhật trong không gian. Tế bào hình cầu hay bán cầu sau khi phân chia, màu lam sáng, đường kính tế bào 5-6,5µm.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S5, S6 và S7.
Sống ở nước ngọt, tychoplanktic trong các hồ chứa nước sạch có tính acid.
Chroococcus quaternarius Zalessky 1926 (bảng ảnh 5, hình D) Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.293, fig.384.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, tạo thành khối như tổ chim gồm nhiều tập chủng phụ
nhỏ với 2-4(8) tế bào, các tế bào sắp thành khối. Tế bào hình bán cầu, đường kính 8-8,5µm.
Sinh thái và phân bố: Gặp ở S1, bám trên một rong khác.
Theo Komárek và Anagnostidis, loài này sống đáy trong các hồ nghèo dinh dưỡng ở Israel, Poland, Bắc Nga, có lẽ là loài phân bố rộng [88].
Chroococcus turgidus (Kuštzing) Našgeli 1849 (bảng ảnh 5, hình E,F) Tên đồng vật gốc: Protococcus turgidus Kuštzing 1843
Chroococcus dimidiatus (Kuštzing) Našgeli 1849; Gloeocapsa turgida (Kuštzing) Hollerbach in Elenkin 1938; Chroococcusturgidus var. maximus Nygaard 1926 incl. Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.306, fig.407, Geitler, 1932, p.228, fig.109b, 110.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, thường 2-8 tế bào, hiếm khi đơn độc một tế bào. Các lớp vỏ bao bên ngoài dày có thể đến 10µm bao lấy nguyên tập chủng. Tế bào hình cầu hoặc hình oval rộng, đường kính 32-35µm.
Sinh thái và phân bố: Hiếm, gặp ở S6.
Loài này thường gặp trên đá ẩm ướt hay đầm lầy hoặc các thủy vực nghèo dinh dưỡng có nhiều cây thủy sinh, hay ở các thủy vực nước đứng như ao hồ; ưa thích các sinh cảnh hơi acid, đặc biệt là vùng đất hoang. Chịu được môi trường có pH, dinh dưỡng rộng. Thường gặp ở vùng ôn đới nhưng cũng có thể có sự phân bố
rộng ra cả vùng nhiệt đới [88], [130]. Chi Gloeocapsa Kuštzing 1843
Gloeocapsa decorticans (A. Braun) Richter in Wille 1925 (bảng ảnh 5, hình I) Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.246, fig.319, Desikachary, 1959, p.114, Pl.24, fig.9.
Hình thái: Tập chủng nhỏ, gồm nhiều hay ít tập chủng phụ với 1-8 tế bào. Bao quanh tế bào bởi nhiều lớp chất nhầy không màu, đường kính 4-5µm, rất dễ phân biệt. Tế bào hình cầu, đường kính 8-8,5µm, màu xanh lam.
Sinh thái và phân bố: Hiếm, gặp ở S7.
Ghi nhận trên đá ẩm, trên tường [88], trên đất [67].
Gloeocapsanigrescens Našgeli in Rabenhorst 1857 (bảng ảnh 5, hình J)
Tài liệu: Komárek & Anagnostidis, 1999, p.248, fig.322; Desikachary, 1959, p.117, Pl.24, fig.15, 17.
Hình thái: Tập chủng hiển vi, hình cầu, thường 2-4 tế bào, đường kính tế bào 6µm,