Biến động theo không gian

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam phiêu sinh ở lưu vực sông la ngà (Trang 81 - 85)

Phân tích này tập trung vào tìm hiểu tương quan giữa sự thay đổi thành phần loài từ thượng nguồn đến hạ nguồn và vùng hồ với sự biến đổi tương ứng của các yếu tố môi trường.

Đầu mùa mưa (các mẫu thu vào tháng 7 và tháng 8)

Biểu đồ thể hiện có sự thay đổi trong thành phần loài ở các điểm khảo sát từ

thượng nguồn đến hạ nguồn (hình 3.22a). Các yếu tố môi trường có tương quan mật thiết là COD, nhiệt độ, NH4+, PO43-, EC và độ đục. Càng về phía hạ nguồn giá trị

của các yếu tố trên càng tăng lên.

Hình 3.22: Biểu đồ phân tích CCA của số lượng tế bào VKL và các yếu tố thủy lý hóa ở sông La Ngà từ tháng 7/2004 đến tháng 11/2004

Sự thay đổi trong thành phần loài có liên quan đến số lượng các taxa ở các

điểm khảo sát và sự vắng mặt của các VKL đơn bào tập chủng (bộ Chroococcales) và dạng sợi có dị bào (chi Anabaena) ở thượng nguồn. Tại vị trí S7 có sự khác biệt rất lớn ở thời điểm tháng 7 và tháng 8 nên hai điểm này nằm khá xa nhau trên mặt phẳng định vị.

Mùa mưa (các mẫu thu vào tháng 9, 10 và 11)

Số liệu thu thập trong mùa mưa cũng cho thấy sự biến thiên trong thành phần loài từ thượng nguồn đến hạ nguồn (hình 3.22b). Các mẫu thu ở hồ cũng có thành phần loài tương đối khác biệt so với các mẫu thu ở sông. Các đợt thu mẫu ở điểm S7 tập trung gần nhau. Điều này chứng tỏ thành phần VKL ở S7 không có sự thay

đổi nhiều trong các tháng mùa mưa, với sự hiện diện của các loài như Microcystis aeruginosa, M. flos-aquae, M. panniformis, M. wesenbergii, Chroococcus limneticus, Snowella sp. và Anabaena sp.1. Các điểm ở thượng nguồn (S1-S3) cũng tập trung về một nhóm nhưng khoảng cách khá xa. Các loài thường gặp ở thượng nguồn là Planktolyngbya limnetica, Geitlerinema splendidum, G. cf.

pseudacutissimum, Phormidium sp. và Komvophoron crassum. Các loài thường gặp

ở hạ nguồn là Oscillatoria perornata, O. subbrevis, Phormidium griseo-violaceum, P. formosum, P. corium, P. chlorinum P. hamelli.

Các yếu tố môi trường có liên quan chặt chẽ là nhiệt độ (tăng ở những điểm khảo sát ở hạ nguồn), COD, EC và NO3- tăng ở hạ nguồn. Sự khác biệt giữa các mẫu ở sông và hồ tương quan chủ yếu với độ đục, PO43- và NH4+. Các mẫu ở hồ

tương ứng với các giá trị thấp hơn của các yếu tố trên.

Đầu mùa khô (các mẫu thu vào tháng 12, 1 và 2)

Ở các thời điểm thu mẫu vào đầu mùa khô (tháng 12, tháng 1 và tháng 2), sự

biến thiên trong thành phần loài từ thượng nguồn đến hạ nguồn không thể hiện rõ qua phân tích CCA. Sự bố trí các điểm trong mặt phẳng định vị không trùng khớp với bố trí không gian theo chiều thượng nguồn đến hạ nguồn. Tuy nhiên các mẫu thu ở hồ cũng cho thấy có sự khác biệt trong thành phần loài so với các mẫu ở sông. Sự khác biệt này có tương quan chặt chẽ với hai yếu tố COD và độ đục. Giá trị

COD ở hồ tăng lên trong khi độđục thì giảm đi.

Hình 3.23a cho thấy độ dài các vector về phía các yếu tố độ đục, COD, pH và nhiệt độ chứng tỏ các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân bố của VKL. Trong đó nhiệt độ và pH gia tăng cùng chiều, độ đục và COD gia tăng theo hướng ngược chiều nhau nghĩa là COD tăng thì độđục giảm. Các yếu tố EC, NO3-,

NH4+ và PO43- lại không tương quan đến sự phân bố của VKL. Các đợt khảo sát ở điểm S7 tập trung ở vùng có hướng tăng của pH và nhiệt độ. Chính pH là yếu tố có ý nghĩa trong việc giải thích sự phân bố của VKL ởđiểm này.

Hình 3.23: Biểu đồ phân tích CCA của số lượng tế bào VKL và các yếu tố thủy lý hóa ở sông La Ngà từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh khối của VKL và pH có liên quan mật thiết với nhau. VKL ưa thích pH cao thể hiện qua độ ưu thế của chúng, điều này

được giải thích do VKL có khả năng sử dụng bicarbonat như là nguồn Carbon (theo Temponeras và cs., 2000) [94].

Mùa khô (các mẫu thu vào tháng 3, 4 và 5)

Biểu đồ (hình 3.23b) thể hiện sự thay đổi trong thành phần loài từ các điểm khảo sát ở thượng nguồn đến hạ nguồn. Các yếu tố môi trường có tương quan mật thiết là PO43-, độ đục, nhiệt độ và pH. Các điểm khảo sát phân bố tập trung thành từng nhóm, nhóm 1 gồm các điểm khảo sát ở thượng nguồn, nhóm 2 gồm các điểm

ở hạ nguồn và nhóm 3 là điểm S7. Các đợt khảo sát ở điểm S7 làm thành nhóm phân bố ở vùng có pH cao, độ đục thấp. Tại đây hiện diện các loài Microcystis aeruginosa, M. botrys, M. protocystis, M. wesenbergii, Gloeocapsa polydermatica,

Anabaena sp.1, Oscillatoria limosa, O. perornata, O. princeps, Planktothrix

agarhii, P. Planktothrix rubescens, Pseudanabaena mucicola với mật độ cao. Các

điểm khảo sát ở hạ nguồn phân bố gần nhau với sự hiện diện thường xuyên của các loài như Oscillatoria tenuis, Phormidium chlorinum, P. griseo-violaceum,

Phormidium sp., Geitlerinema amphibium, G. cf. pseudacutissimum G. splendidum. Các loài Planktolyngbya limnetica, Phormidium granulatum Oscillatoria subbrevis O. sp.7 chỉ gặp ở các điểm khảo sát vùng thượng nguồn.

Như vậy ta có thể tóm tắt tương quan giữa sự thay đổi thành phần loài từ

thượng nguồn đến hạ nguồn và vùng hồ với sự biến đổi tương ứng của các yếu tố

môi trường như sau (bảng 3.8)

Bảng 3.8: Xu hướng thay đổi của các yếu tố môi trường theo không gian

Yếu tố môi trường Thượng nguồn Hạ nguồn Hồ

Đầu mùa mưa Mùa mưa Mùa khô Đầu mùa mưa Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Đầu mùa khô Mùa khô COD ↓ ↓ ↑ ↑ ↑ ↑ Nhiệt độ ↓ ↓ ↓ ↑ ↑ ↑ NH4+ ↓ ↓ ↑ ↓ PO43- ↓ ↑ ↑ ↓ ↓ Độđục ↓ ↓ ↑ ↓ ↓ ↓ EC ↓ ↓ ↓ ↑ ↑ ↑

Qua đó ta có thể thấy rằng các yếu tố chính giúp giải thích sự khác biệt trong thành phần loài giữa sông và hồ là COD, NH4+, PO43- và độ đục. Các yếu tố giải thích sự khác biệt giữa thượng nguồn và hạ nguồn là COD, nhiệt độ, NH4+, độđục và EC. Giá trị của các yếu tố đó ở thượng nguồn luôn có giá trị thấp hơn ở hạ

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam phiêu sinh ở lưu vực sông la ngà (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)