Tài nguyên ánh sáng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ĐẾN NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ HIỆN TƯỢNG SƯƠNG MUỐI Ở VÙNG TÂY BẮC (Trang 37 - 38)

Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng rất quan trọng trong đời sống cây trồng, nhất là trong quá trình quang hợp của cây trồng. Tác dụng của ánh sáng được thông qua thời gian chiếu sáng (số giờ nắng) và cường độ ánh sáng (bức xạ mặt trời). Cây trồng chỉ sử dụng một phần của bức xạ mặt trời (là phần năng lượng phát ra những tia sáng nhìn thấy) để tạo ra sinh khối và năng suất cây trồng được gọi là bức xạ quang hợp.

1.1. S gi nng:

Số liệu trong bảng 1 cho thấy rằng tổng số giờ nắng năm thay đổi từ 1.858,6 giờ (Sìn Hồ) đến 1.977,9 giờ (Tam Đường). Số giờ nắng trung bình tháng dao động trong khoảng 100 giờ (giá trị thấp nhất) đến 211 giờ (giá trị cao nhất). Số giờ nắng nhiều nhất thường xảy ra vào tháng IV ở phần lớn các trạm, riêng tại Sìn Hồ xảy ra sớm hơn, vào tháng III và tại Than Uyên xảy ra muộn hơn, vào tháng V (191 - 211 giờ), tức là xấp xỉ gần 7 giờ/ngày. Tháng VI là tháng có số giờ nắng thấp nhất xảy ra ở các nơi trong tỉnh (105 - 125 giờ), tức là xấp xỉ gần 4 giờ/ngày.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thuỷ văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu

Trong các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, bức xạ quang hợp được đánh giá bằng xấp xỉ một nửa bức xạ tổng cộng [1], [2], [4].

Kết quả tính toán bức xạ quang hợp từ số liệu thực đo tại một số trạm khí tượng ở khu vực lân cận tỉnh Lai Châu như Mường Lay (Lai Châu cũ) thuộc tỉnh Điện Biên và Sơn La thuộc tỉnh Sơn La được ghi trong bảng 2 [5], [6], [7]. Qua bảng 2 ta thấy bức xạ quang hợp có biến trình năm tương tự với biến trình năm của số giờ nắng. Ở khu Tây Bắc (trong đó có tỉnh Lai Châu) bức xạ quang hợp khá phong phú, trong thời gian từ tháng III đến tháng X bức xạ quang hợp có giá trị trên 5 kcal/cm2/tháng, được phân bố khá đều theo các tháng, giá trị cao nhất xảy ra vào tháng V (6,4 - 6,7 Kcal/cm2/tháng). Riêng vùng núi cao trên 1500 m như SaPa lượng bức xạ quanh năm đều rất thấp, chỉ có 3 tháng (IV, V, VI) bức xạ quang hợp có giá trị trên 5 Kcal/cm2/tháng. Thời gian có điều kiện ánh sáng phong phú như trên là tài nguyên khí hậu nông nghiệp cần được nghiên cứu sử dụng khi sắp xếp bố trí cây trồng, mùa vụ cây trồng.

Bảng 1. Số giờ nắng trung bình (giờ)

Tháng Trạm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Mường Tè 154,2 155,0 194,2 201,5 189,6 120,4 131,8 156,1 167,6 155,3 135,2 136,7 1897,6 Tam Đường 166,2 163,1 202,5 209,7 187,7 121,0 131,7 148,5 159,2 166,0 149,5 172,8 1977,9 Sìn Hồ 162,7 165,6 211,2 208,9 184,4 105,1 118,5 131,8 144,6 139,8 135,2 150,8 1858,6 Than Uyên 140,0 135,7 170,2 185,3 191,5 120,4 135,3 149,3 173,7 173,4 159,4 160,0 1884,2 Bình Lư 145,4 148,9 180,1 190,6 173,5 125,5 126,9 148,0 168,9 162,9 144,1 158,2 1873,0 Bảng 2. Bức xạ quang hợp (Kcal/cm2) Tháng Trạm Vĩđộ Kinh độ

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Mường Lay 22o03' 103o09' 3,9 4,6 5,8 6,2 6,4 5,4 6,0 5,9 6,0 5,4 4,1 3,8 63,4

Sơn La 21o20' 103o54' 3,8 4,4 5,8 6,0 6,7 6,2 6,4 6,2 6,2 5,8 4,9 4,2 66,3

Sa Pa 22o20' 103o50' 2,5 2,8 4,2 5,8 5,2 5,8 2,7 4,0 2,7 2,4 1,7 3,0 43,0

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ĐẾN NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ HIỆN TƯỢNG SƯƠNG MUỐI Ở VÙNG TÂY BẮC (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)