Số liệu và phương pháp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ĐẾN NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ HIỆN TƯỢNG SƯƠNG MUỐI Ở VÙNG TÂY BẮC (Trang 51 - 52)

III IV V VI VII V IX X XI

2. Số liệu và phương pháp

2.1. S liu

Số liệu năng suất lúa: Số liệu năng suất của cây lúa vụĐông xuân và Mùa là số liệu năng suất trung bình huyện của tỉnh Hưng Yên từ năm 2000 đến 2009 do Cục thống kê tỉnh Hưng Yên cung cấp.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thuỷ văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu

Số liệu khí tượng và kịch bản biến đổi khí hậu: sử dụng các yếu tố khí tượng được quan trắc tại trạm khí tượng nông nghiệp tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2000 đến 2009 và số liệu kịch bản biến đổi khí hậu A1B và A2 đến năm 2030 và 2050 được chạy từ mô hình RegCM cho 2 khu vực bắc Hưng Yên và nam Hưng Yên [2].

2.2. Phương pháp nghiên cu

Như đã biết, trong nghiên cứu khí tượng thuỷ văn nói chung và khí tượng nông nghiệp nói riêng thường gặp các bài toán hồi quy nhiều biến. Trong đó, các biến (yếu tố) khí tượng, khí tượng nông nghiệp thường có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến nhân tố dự báo. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xác định xem những biến nào trong các biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc, có nhất thiết tất cả các biến được chọn đều phải có mặt trong phương trình hồi quy hay chỉ là một số biến nào đó trong chúng. Phương pháp hồi quy từng bước sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.

Trong báo cáo này, đã sử dụng mô hình “Thống kê thời tiết – cây trồng" được tổ chức khí tượng thế giới (WMO) công bố năm 2000 để xác định mối liên hệ giữa năng suất thời tiết của cây lúa và các yếu tố khí tượng trong quá khứ, từ đó có thểước tính được năng suất lúa trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu.

Nguyên tắc cơ bản của mô hình này là từ chuỗi năng suất lúa và các yếu tố khí tượng, mô hình sẽ tựđộng tách chuỗi năng suất lúa ra làm 3 thành phần: 1) phần do con người tác động (nhóm các thành phần không ngẫu nhiên) như là kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống, bón phân, phần này được gọi là năng suất xu thế; 2) phần do thời tiết tác động (nhóm các thành phần ngẫu nhiên) được gọi là năng suất thời tiết; 3) phần nhiễu ngẫu nhiên (random noises). Từ đó mô hình sẽ tự động xây dựng mối quan hệ giữa năng suất thời tiết và các yếu tố khí tượng theo phương pháp hồi quy từng bước.

Một cách tổng quát năng suất lúa được thể hiện dưới dạng công thức sau:

Y = Yt + ΔY + SS (1)

Trong đó: Y là năng suất lúa; Yt là năng suất xu thế; ΔY là năng suất thời tiết; SS là sai số ngẫu nhiên, thường được bỏ qua.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ĐẾN NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ HIỆN TƯỢNG SƯƠNG MUỐI Ở VÙNG TÂY BẮC (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)