2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
TRẠNG THÁI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Dương Văn Khảm, Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Quyền
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Hiện nay các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, ngập úng, nắng nóng, rét hại đối với cây trồng ngày càng gia tăng và mức độ gây tổn hại ngày càng lớn, nguy cơ mất mùa ngày càng cao nếu không kịp thời đánh giá, giám sát và dự báo để khắc phục và giảm nhẹ thiệt hại do chúng gây ra. Xác định các chỉ tiêu viễn thám để phân loại và đánh giá trạng thái lớp phủđã trở thành một trong những phương pháp phổ biến trong lĩnh vực viễn thám. Cùng với các số liệu quan trắc bề mặt, việc tích hợp các thông tin viễn thám đa thời gian với nhiều độ phân giải trong việc tính toán các chỉ số thực vật hoàn toàn có khả năng phục vụ công tác theo dõi thời vụ và giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng.
1. Đặt vấn đề
Việc giám sát sinh trưởng và phát triển của lúa có thểđược phân chia thành hai quá trình chính. Quá trình thứ nhất là phát hiện và phân loại vùng trồng lúa dựa trên chuỗi dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian. Có thể hiểu nhiệm vụ của quá trình này là giám sát lúa về mặt không gian, dựa vào các ảnh viễn thám của khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu viễn thám sẽ cho ta bức tranh phân bố trạng thái sinh trưởng của cây lúa, sự khác biệt về trạng thái sinh trưởng của từng vùng. Quá trình thứ hai là giám sát lúa về mặt thời gian trong mùa vụ nghiên cứu, các phương trình hồi quy được xây dựng dựa vào ảnh viễn thám và số liệu thực địa vật hậu nhằm giám sát trạng thái sinh trưởng và phát triển của lúa trong từng thời đoạn, mùa vụ và của thời gian nghiên cứu so với quá khứ.
2. Cơ sở dữ liệu