Tìm hiểu một số giải pháp cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam khi gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá thực trạng và những khó khăn của ngành dược việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 47 - 50)

I Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng

3.3.3.Tìm hiểu một số giải pháp cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam khi gia nhập WTO:

6 Nhóm Vitamin: Vitamin Bl, B, c Đơn chất dạng viên: nén, nang, nang mềm

3.3.3.Tìm hiểu một số giải pháp cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam khi gia nhập WTO:

Vấn đê Thuế:

Nhìn chung việc cắt giảm thuế (cả thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc) sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, do thuốc là một hàng hoá đặc biệt, các phương pháp định giá trong Maketing dược phẩm cũng rất linh hoạt nên các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động khắc phục khó khăn này.

Hàng rào phi thuế quan:

Các hàng rào phi thuế quan được điều chỉnh lại theo quy định quốc tế theo hướng giảm bảo hộ sản xuất trong nước, các doanh nghiệp dược Việt Nam phải cạnh tranh bằng năng lực thực sự của chính mình. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thể hiện sự năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đưa ngành Dược Việt Nam đạt được những bước phát triển mới.

Các quy định vê sở hữu trí tuệ:

Trước những quy định nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ mà nước ta sẽ áp dụng, các doanh nghiệp cần tránh những vi phạm không nên có, đồng thòi đầu tư thích đáng cho việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm nhằm của mình.

Quyền nhập khẩu và phân phôi:

Việc được giữ lại quyền phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể nói là một thắng lợi lớn trong việc đàm phán lĩnh vực dược phẩm. Tuy vậy, nguy cơ bị thôn tính bởi các hãnh phân phối duợc phẩm lớn trên thế giới vẫn luôn tiềm ẩn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề cao cảnh giác.

3.3.3. Tìm hiểu một số giải pháp cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Namkhi gia nhập WTO: khi gia nhập WTO:

SWTO là phương pháp mới, khoa học và hiệu quả để phân tích, hoạch định chiến lược cho các tổ chức, ứng dụng phương pháp SWOT, ta có thể phân tích chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong nước khi nước ta tham gia WTO như sau:

Bảng 3.11: Ma trận phân tích SWOT

Cơ hội (O):

- Chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ.

- Xu hướng thời đại: thuốc từ thiên nhiên. Thách thức (T): - Cạnh tranh khốc liệt. - Môi trường pháp lý. - Lộ trình thực hiện các cam kết. - Hàng rào kỹ thuật. Điểm mạnh (S): - Tài nguyên dược liệu.

- Nền y học cổ truyền độc đáo. - Giá nhân công rẻ.

Chiến lược SO:

- Phát triển các sản phẩm từ dược liệu, thuốc đông dược.

Chiến lược ST:

- Xuất khẩu sản phẩm không phải là thuốc.

- Tìm kiếm thị trường mới - Hợp tác, liên kết.

Điểm yếu (W): - Khả năng cạnh tranh kém.

- Chưa chế tạo được thuốc mới

Chiến lược WO:

- Đón đầu các thuốc hết hạn bảo hộ.

- Mua bản quyền, sản xuất nhượng quyền.

- Tăng cường thu hút vốn.

Chiến lược WT:

- Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu luật pháp quốc tế - Xây dựng chiến lược nhân sự lâu dài.

Trong đó đáng chú ý là các giải pháp sau:

Tăng cường sản xuất các thuốc từ dược liệu và thuốc đông y: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nước ta có một hệ động thực vật phong phú trong đó có trên 1000 loài cây thuốc và rất nhiều loài động vật có giá trị làm thuốc. Nếu được khai thác một cách có hiệu quả, nguồn tài nguyên dược liệu đó có thể đem lại những giá trị vô cùng to lớn về kinh tế - xã hội.

Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm, có điều kiện giao lưu với các hệ thống y học cổ truyền vĩ đại từ phương bắc (Trung Quốc) và phương nam (Ấn Độ), đồng thời có những sáng tạo riêng mang đậm bản sắc dân tộc.

Con người ngày càng có xu hướng trở về với thiên nhiên, ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Tỷ lệ thuốc có nguồn gốc dược liệu trên thế giói ngày một tăng.

Đó là thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng sản xuất thuốc từ dược liệu. Tuy nhiên, để sản xuất được các sản phẩm có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt, có giá trị thương phẩm cao đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiêm túc và toàn diện từ nuôi trồng, chế biến, bảo quản, bào chế, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng và maketing.

Nghiên cứu, sản xuất đón đầu các hoạt chất nổi tiếng:

Trong điều kiện các doanh nghiệp dược phẩm trong nước hầu như không có khả năng chế tạo thuốc mới do chi phí R&D thuốc mới quá cao thì nghiên cứu đón đầu các hoạt chất nổi tiếng thế giới sắp hết hạn bảo hộ độc quyền là một giải pháp rất hiệu quả. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tối đa, chúng ta không nên chỉ sản xuất các thuốc generic thông thường mà nên tập trung vào các dòng thuốc generic có giá trị gia tăng lớn (thuốc generic mới, generic sinh học, generic đặc biệt,...), lập tức tung ra thị trường ngay khi các hoạt chất đó hết hạn bảo hộ để giành vị trí đầu tiên trên thị trường. Việc nghiên cứu, sản xuất đó phải mất vài năm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải lập kế hoạch và thực hiện sớm để nắm bắt được thời cơ.

Mua bản quyền, sản xuất nhượng quyền nhằm tham gia vào thị trường tại giai đoạn phát triển chín muồi của sản phẩm, bỏ qua bước thâm nhập thị trường.

Xuất khẩu sản phẩm dưới dạng không phải là thuốc như trà thảo mộc, thực phẩm chức năng... Vừa tận dụng được thế mạnh của sản xuất trong nước, vừa tránh được những rào cản kỹ thuật khắt khe của các nước đối với sản phẩm thuốc.

Hợp tác, liên kết lại để tăng cường vốn, nhân lực, thị phần, công nghệ, sản phẩm, giá cả,... tiến tới thành lập các tập đoàn kinh tế trong sản xuất kinh doanh dược phẩm cạnh tranh với các hãnh dược phẩm đa quốc gia. Đây là điều rất khó thực hiện vì các doanh nghiệp trong nước vẫn mang nặng tư tưởng cát cứ, cục bộ, tinh thần hợp tác chưa cao. Xu thế sáp nhập là tất yếu, các doanh nghiệp nếu không chủ động liên kết lại thì sẽ không tránh khỏi bị thôn tính theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”.

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

4.1. Kết Luận

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá thực trạng và những khó khăn của ngành dược việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 47 - 50)