Thực trạng ngành Dược Việt Nam

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá thực trạng và những khó khăn của ngành dược việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 44 - 47)

I Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng

6 Nhóm Vitamin: Vitamin Bl, B, c Đơn chất dạng viên: nén, nang, nang mềm

3.3.1. Thực trạng ngành Dược Việt Nam

Công tác quản lý Nhà nước vê dược:

Tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý Nhà nước về dược ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Cơ chế quản lý Nhà nước cũng đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là việc xây dựng, thực hiện và công bố rộng rãi các quy trình tác nghiệp chuẩn. Hệ thống văn bản pháp luật cũng từng bước được xây dựng theo hướng phù hợp với yêu cầu thực tế. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm hoạt động và phát triển.

phẩm. Ngày nay, cùng với những tiến bộ vượt bậc của nhân loại về khoa học công nghệ, ranh giói giữa dược phẩm và thực phẩm trở nên rất mong manh. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, thực phẩm và dược phẩm đều được quản lý chung bởi các FDA (Food and Drug Administration: Cơ quan quản lý thực phẩm và mỹ phẩm). Tại Việt Nam, hai lĩnh vực này vẫn tách riêng, do hai cơ quan khác nhau quản lý, đó là Cục Quản lý Dược và Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Sự không thống nhất này nhiều khi gây ra sự chồng chéo, khó khăn, lãng phí trong việc quản lý các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mạng của con người.

Hệ thông cung ứng thuốc:

Ở Việt Nam hiện nay trung bình cứ 2150,0 người dân có một điểm bán lẻ thuốc. Sự phân bố các điểm bán lẻ thuốc không đều. Tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, khả năng tiếp cận thuốc của người dân còn nhiều hạn chế. Trong khi đó

các khu vực thành thị, người dân rất dễ dàng mua được thuốc với đủ chủng loại và giá cả. Điều đó cho thấy ngành Dược Việt Nam cần cố gắng nhiều để thực hiện nhiệm vụ cung ứng thuốc cho nhân dân một cách công bằng và hiệu quả.

Mặt khác, có quá nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH tham gia phân phối dược phẩm, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn pháp định chỉ khoảng 1 - 20 tỷ VNĐ). Các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau trên những mảnh thị trường nhỏ hẹp, tất yếu sẽ phát sinh ra những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, tự kìm hãm lẫn nhau.

Mạng lưới cung ứng thuốc của nước ta nhiều tầng nấc trung gian, hoạt động phức tạp.

Tình hình sản xuất thuốc trong nước:

Việc đạt hay không đạt GMP là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực sản xuất thuốc của ngành dược Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp sản xuất tân dược không đạt GMP vào thời điểm hết năm 2006 cho thấy sự chậm chạp của các cơ sở này trong việc đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành và hội nhập quốc tế. Nếu không nỗ lực cố gắng, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thay đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc bị đào thải. Các doanh nghiệp đã đạt GMP cũng cần tiếp tục đổi mới trang thiết bị, dây

chuyền công nghệ; vì GMP-ASEAN và GMP-WHO mới chỉ là các tiêu chuẩn tối thiểu. Để thoả mãn các đối tác khó tính như các nước châu Âu, Bắc Mỹ, các tổ chức quốc tế, thuốc sản xuất trong nước phải đạt các tiêu chuẩn cao hơn như GMP- PIC/PICS, Pre-qualification của WHO...

Sự tăng trưởng của giá trị thuốc sản xuất trong nước cho thấy ngành công nghiệp dược Việt Nam đang phát triển một cách ổn định, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu thuốc trong nước.

Cơ cấu nhóm tác dụng dược lý của thuốc sản xuất trong nước chưa phù hợp với mô hình bệnh tật. Các thuốc nhóm vitamin, thuốc bổ chiếm tỷ lệ quá cao trong khi các nhóm thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị lại quá thiếu, đòi hỏi sự mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Các thuốc sản xuất trong nước chủ yếu được bào chế theo các dạng thông thường, rất thiếu các dạng bào chế mới, dạng bào chế hiện đại. Nhiều dạng bào chế còn rất ít được sản xuất như: hormon, sinh phẩm điều trị, hệ điều trị qua da,thuốc xịt định liều...

Hoạt động xuất nhập khẩu:

Việt Nam vẫn' là quốc gia nhập siêu dược phẩm, giá trị xuất khẩu rất thấp so với giá trị nhập khẩu. Ngành công nghiệp dược Việt Nam cần nỗ lực phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần giá trị nhập khẩu, đồng thời tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, nhất là đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dược liệu, thuốc có nguồn gốc dược liệu, thuốc generic giá rẻ.

Công tác đảm bảo chất lượng thuốc:

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng thuốc. Giá trị sản xuất của các cơ sở đạt GMP chiếm 84% tổng giá trị sản xuất trong nước. Phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp đã đạt GSP. Các cơ quan hữu quan cần cố gắng hơn nữa trong công tác thanh tra, kiểm nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.

Tóm lại'.

Trong những năm qua, ngành Dược Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tồn tại và yếu kém. Những chỗ còn yếu kém, tồn tại đó

Một phần của tài liệu Sơ bộ đánh giá thực trạng và những khó khăn của ngành dược việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)