PHÙNG CHÂM THIÊN BÀN BIÊN LAI, KHỨ THỦY
BẠCH PHƯƠNG THÔN TH
Phiên âm:
Giả am sơn thủy, Mậu la kinh Phương thôn ninh tri, hữu giám lâm Khí mạch điều vô, long khứ viên Tinh thần không chỉ nghĩ nê xâm Hoàng tuyên ảm ảm bị thanh cốt
Hồng nhật chiều chiều ân hắc tâm Nhược vị cơ hàn, hành đạo thuật
Tối lân, tốđức họa do thâm
Giải nghĩa: Dẫu am tường vẽ sơn thủy, mà sai lầm về cách sử dụng la kinh, chỉ độ 1 tấc vuông thôi, là đấng tối cao đã soi tới như gương chiếu ! Nếu táng vào nơi long còn đi xa, khí và mạch phẳng lặng, không khoáng, sơn, sa là chỉ dẫn cho mối, kiến, bùn vào huyệt. Vong hồn người ở chốn suối vàng, thê thảm về nắm xương tàn ! Mặt trời đỏ chói sẽ in vào quả tim
đen của con người làm càn. Nếu chỉ vì cơm áo, mà làm thầy địa lý tác hại người ta ! Rất thương hại cho thấy thật thất đức đó, tội lỗi còn nào bằng.
Thầy Chu tử nói rằng: có thiên lý thì hẳn có địa lý; có tâm địa thì hẳn có âm địa. Lại nói khi chưa táng mộ ở đất đầu núi, trước hãy xem người trong nhà đã; người trong nhà mà vô phúc, thì đất ở đầu núi kia cũng bất linh. Sơn xuyên có linh, mà không có chủ, hài cốt có chủ
mà không linh, nếu không gặp thầy địa lý tinh thông thì cũng không tìm thấy, ngôi đất lớn sẽ đợi người có phúc.
Ngày 1 tháng 5 năm Quý Mùi, đời vua Đạo Quang năm thứ 3 Tại Thái Nguyên tứ hợp đường Âm, dương học, huân thuật: Vương – Đạo – Hanh, đã tự thích sơn phòng.
La kinh có thể dò đoán được sự huyền diệu của quỷ thần, có thể biết rõ được sự linh ứng của Thần Quy (chữ sốở thần rùa báo hiện) nhưng không phải là những bậc người và đời tam thế, không thể tạo nên sự huyền diệu được ! Không phải là trái tim có 7 lô không thể biết
được phép hay ! Vì vậy người học đắc đạo cũng nên bí mật không phải là người đúng đắn, chớ có nên truyền. Đào tạo đã khá lâu sẽ lấy nhập đạo dùng lâu mới hiểu thấu đặng. Thời nay có 1 lũ thầy dở dốt không biết sử dụng la kinh thật là đáng buồn cho họ ! Không biết dùng la kinh thì phải giải thích về phương pháp lý khí thế nào ? Thánh Hiền đã tạo cho người ta để
dùng làm phúc giúp đời. Nếu không biết dùng la kinh thì đừng đi tìm đất nữa ! Chỉ có những nơi mà nhìn thấy hình thế núi non nghiêng ngả, lở phá, hoặc vầng đá đồ sộ gồ ghề, cô lộ là đôi sát, thì chẳng dùng la kinh cũng biết là không có đất nếu có cũng đa số là hung địa, ít có cát
địa, không nên tìm ở nơi đó.
Tiên thánh nói rằng: quẻ là đầu mối, làm mê nhầm cho người ta nhiều lắm, không có long không có huyệt, thì đặt quẻ làm gì ? Chỗ đặt không có sơn sa bao bọc, dẫu trang biện ra ngàn quẻ thì cũng như sóng tràn nghiêng qua mặt đất thôi ! Không có lợi ích gì, còn những chỗ có chân long, đích huyệt, hình thế vuông tròn, đoan chính, có tam cát, lục tú mà không dùng la kinh thì biết đâu là đông, tây, nam, bắc, làm sao định được phương vị của 24 sơn ! Căn cứ vào đâu để biết là xuyên sơn, thấu địa ? Như vậy thì dù đất có tốt cũng bị táng xấu. Thực ra chỉ nhầm 1 mảy tơ, tóc mà bị sai cái cát, hung của ngàn dặm. Vậy đáng buồn, đáng thương cho những người không hiểu đó ! Còn những người biết tác dụng của La kinh cốđoạt
được thần công thì sự hay không thể lường ! Chỉ có những người thiếu thực sự vềđạo lý, thì mới nói được. Lại nói: quẻ dịch là hợp lai thành một cái thai, nếu có long, huyệt, sa, thủy thì người tin tưởng mà làm. Khi lên núi, mà không bày ra quẻ thì dù là người có phúc, cũng khó mà biết đất hay, đất dở. Xét về 36 tầng thứ tự, trong la kinh của Tiên hiền đã khởi lệ, chỉ dẫn về tác dụng: thừa khí, định huyệt, thu, phóng, tiếu, nạp, su cát. Tị hung, hết thảy toàn bằng ở
công trạng của La kinh. Tôi biến thành 1 cuốn gọi là La kinh thấu giải, nguyện ước của các
đồng chí quân tử trong nước, cùng tham khảo mà vậy. Thực là bao la vạn tượng, chỉ có cái bí chỉ này (tức là La kinh) là tham khảo thấu được ý vị sâu xa của huyền cơ. Tôi hiểu thấu được
đạo lý này cũng được bao nhiêu năm gian nan cực khổ. Vì vậy không muốn truyền cho những người mà không như mình.
Đặt ra tên La kinh là có ý nghĩa bao la vạn tượng, dọc, ngang cả trời đất, đo lường sự
linh bí của đất trời, khéo dùng để phù hợp với tạo hóa. Đo lường cái dụng của đất trời, là đo lường xem cái thuần bác của núi sông đã sinh thành, để phân biện rằng: đất lớn hay nhỏ, đất quý hay tiện cho rõ ràng. Địa bàn có đầy đủ cả cách sử dụng rất hay, như là thừa khí, lập hướng chính hoặc kiêm, hoặc không nên kiêm, để tiêu sa nạp thủy, su cát, Tị hung độ vĩ tĩnh âm, tĩnh dương v.v… Tùy theo hậu thiên, nhưng thực vẫn theo cái nguyên lý âm dương của tiên thiên, những người học La kinh hẳn là đã biết.
Thứ tự của La kinh tròn thì kiên là thuần dương, là trời, nên ở trên, phương nam. Khôn là thuần âm, là đất, nên ở dưới, phương bắc. Ly thì trong là âm, ngoài là dương, biểu tượng cho mặt trời, và lửa, nên ở phương đông. Khảm thì trong dương, ngoài âm, biểu tượng cho mặt trăng, và nước, nên ở phương tây. Đoài là nhất âm, thêm ở trên nhị dương, âm không thể
xuống dưới được, nên tụ lại mà thành đám ở đông – nam, tức là đại trạch (là biển). Cấn thì 1 hào dương, thêm ở trên 2 hào âm, dương không thể xuống dưới được mà vọt lên làm núi ở tây bắc, là góc của núi (Tốn – Sơn). Chấn thì 1 hào dương đoạt 2 hào âm ở trên, biểu tượng cho
sấm, sấm khởi động ở mùa xuân, nên Chấn ở đông – bắc. Tốn thì 1 hào âm, động ở dưới 2 hào dương trên, biểu tượng cho gió, gió thì cấp, bốc lên mạnh về mùa thu, nên Tốn ở tây – nam, tuy nhiên đó cũng là lời giải thích về Hậu thiên, khi vua Phục – Hy bắt đầu vạch quẻ, vạch một hào âm và một hào dương, mà dần dần dựng lên 8 quẻ. Chiều ngang hình gập lại thành hình tròn, đó là khi mới bắt đầu vạch ra các quẻ, cho nên nói rằng: từ vô cực mà vẽ lên thái cực, vạch từ bên hữu trước. Đầu tiên vạch 1 hào dương tượng ở bên hữu, sau vạch 1 hào âm tượng ở bên tả. Trên hào dương lại vạch một hào dương và một hào âm nữa, thành ra lão dương và thiếu âm, thiếu âm đó, là dương nuôi âm. Trên hào âm tượng, lại thêm 1 hào âm, một hào dương nữa, mà thành ra lão âm và thiếu dương thành ra Kiền, thêm một hào âm thành ra Đoài. Trên thiếu âm thêm 1 hào dương thành ra Ly, thêm 1 hào thì thành ra Càn. Trên lão âm thêm 1 hào âm thì thành ra Khôn, thêm 1 hào dương thành ra Chấn. Trên thiếu dương, thêm một hào âm thì thành ra Khôn, thêm 1 hào âm thành ra Khảm. Thêm 1 hào dương ở trên thiếu dương thành ra Tốn. Lập xong vị trí của tam tài, thì các quẻ thành tịnh âm, tịnh dương, là tác dụng: thứ nhất của 24 sơn, nguyên do theo ở Tiên thiên bát quái, phối hợp với số cửu cung của Lạc thư mà ra. Kiền ở nam là được số 9 của Lạc thư; Khôn ở bắc là được số 1. Ly ở đông là được số 3. Khảm ở tây là được số 7, bốn quẻ này thuộc số lẻ, nên là 4 quẻ
thuộc dương, thì những can, chi nạp vào đó đều là dương vậy.
Cảở tây bắc được số 6 của Lạc thư, Chấn ởđông bắc được số 8. Đoài ở đông nam được số 4, Tốn ở tây nam được số 2, đó là những số chẵn, cho nên 4 quẻ là âm, những can chi, nạp âm vào đó cũng theo đó là âm. Cái khí tịnh âm, tịnh dương là quẻ của Tiên thiên, mà phương vị thì dùng Hậu thiên. Tiên thiên là thể, mà Hậu thiên là dụng vậy. Tiên thiên quý cái âm là vì bốn cái dương ở 4 phương chính khí, mà cúng (chữ là cương), cương thì đa hung ! Vả lại 2 hào, trên dưới là thuần âm và thuần dương, nên không xung hòa.
Bốn cái âm ở phương góc, là khí thiên lệch về bên, nên mềm (tức là nhu), vậy đa cát thì tốt. Vả lại 2 hào trên và dưới là một âm, một dương, nên được xung hòa (9x6 là xung hòa). Lạc thư ngang, dọc 16 cái, 15 số, hợp cộng là 240 phân, có 10 phân, cho nên nói rằng: 3 – 7 và 2 – 8 là nguồn gốc của phân kim.