Công ty CPĐT Thế giới di động Nguyễn Đức Tài
1. Quyết đoán
Với triết lý kinh doanh “Không nhìn vào đối thủ cạnh tranh” ông cho rằng Sáng tạo_dưới cái nhìn của CEO Nguyễn Đức Tài chính là sự sống còn của doanh nghiệp, không sáng tạo là chết. Trong thực tế, tại thời điểm bão hòa, công ty quyết định không gia tăng sản lượng mà tập chung vào chất lượng. Điều đó tạo nên sự khác biệt ở TGDĐ. “Đó là cách chúng tôi tạo sự khác biệt. Và khi chúng tôi làm như vậy, chúng tôi không quan tâm đến đối thủ xung quanh, trong phân tích của chúng tôi không có một dòng nào nói về đối thủ cả”, ông Nguyễn Đức Tài khẳng định. Vì theo ông, nếu ngày nào đó nhìn vào đối thủ nghĩa là “đã đi lạc đường” và nhóm duy nhất cần được nhìn vào chính là khách hàng.
2. Khôn ngoan
Không có gì phải ngạc nhiên khi Tổng giám đốc Nguyễn Đức Tài không hề tỏ ra lo ngại khi cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Ông đã sử dụng công nghệ và khai thác hiệu quả Internet để bảo đảm an toàn cho vị trí của mình. Từ câu chuyện đi mua điện thoại cho vợ, ông đã biết phải làm gì để giải quyết vấn đề mà khách hàng mong mỏi.
“Khách hàng luôn cần nhận được những thông tin hữu ích”, ông cho biết. Vì thế, trước khi mở cửa hàng đầu tiên trong hệ thống Thế giới di động, ông đã xây dựng một trang web, cung cấp chi tiết giá tiền và thông số kỹ thuật của những mẫu di động mà ông sẽ bán. Đây là mô hình kinh doanh đầu tiên loại này ở Việt Nam và nó đã trở thành một cú hích đối với khách hàng.
3. Quan tâm đến quyền lợi của nhân viên
“Chính sách ra biển lớn” của Thế giới di động có bản chất mà chính ông Nguyễn Đức Tài sau này mới biết, đó là “profit sharing” – chia sẻ lợi nhuận giữa nhà đầu tư và nhân viên.
“Đó là nét sáng tạo mà đến tận hôm nay tôi cho rằng không có nhiều doanh nghiệp dám theo đuổi. Bởi nếu nhìn vào sự chia sẻ đó thì sẽ thấy số tiền phải chi ra rất khủng khiếp. Ví như năm vừa rồi, chúng tôi phát hành cổ phiếu ESOP tỷ lệ 5%. Với một doanh nghiệp tỷ USD thì 5% là 50 triệu USD, tương đương cả ngàn tỷ đồng, để chia sẻ với nhân viên của mình. Đó là sáng tạo quan trọng nhất tạo ra những đột phá trong công ty này”, ông Tài nhìn nhận.
Theo ông Tài chia sẻ, nhân viên được đặt ở vị trí thứ hai, chỉ sau khách hàng và cao hơn cả cổ đông – những ông chủ thực sự của doanh nghiệp, hay đối tác, bạn hàng. Nếu có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên, TGDĐ sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho nhân viên, như cách họ giữ chính sách ESOP cao (cổ phiếu thưởng cho nhân viên), dù từng gây tranh cãi với cổ đông.
4. Dám mạo hiểm
Tổng giám đốc TGDĐ chia sẻ, đừng ngại vì thiếu tiền mà không dám khởi nghiệp. Điều quan trọng vẫn là sản phẩm. Sản phẩm mình tạo ra tốt thì tự khắc sẽ có nhà đầu tư tìm đến.
5. Tầm nhìn xa
Từ câu chuyện chiếc dĩa có thể thấy tầm nhìn chiến lược để phát triển TGDĐ của ông Nguyễn Đức Tài. Quan điểm của ông cho rằng "Nếu luôn nghĩ rằng doanh nghiệp mình đã mạnh nhất rồi, không còn ai để cạnh tranh và tự trao cho mình thời gian nghỉ ngơi, mất tập trung thì đây chính là lúc doanh nghiệp bắt đầu đi xuống”. Việc đáp ứng nhu cầu tăng từng ngày của khách hàng là biện pháp cốt lõi để duy trì đà thành công của TGDĐ.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, không chỉ có cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ mà còn cạnh tranh cả về nhân lực. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, công ty phải luôn thay đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường. Qua nhiều quá trình thay đổi Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế giới di động vẫn tự hào là một công ty có những bước tiến vững chắc và hiện tại vẫn không ngừng mở rộng thị trường.vDù là công ty trẻ nhưng với những thành tích đã đạt được luôn có khả năng cạnh tranh cao trong ngành.