Hệ thống văn bản pháp quy

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thủ đô Hà Nội (Trang 50)

Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý vận tải HKCC bằng xe buýt. Việc thực hiện các đấu thầu, đặt hàng các tuyến xã hội hóa theo quyết định 113/2009/QĐ-UBND

Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của UBND Thành phố ban hành định mức dự toán chuyên ngành vận tải hành khách công cộng

Quyết định số 3066/2008/QĐ-GTCC ngày 12/12/1998 của Giám đốc sở GTCC (nay là Sở GTVT) về việc ban hàn quy định tạm thời về giám sát 2.8.3 Công tác quản lý doanh thu (hệ thống vé).

Hiện nay công tác quản lý doanh thu vẫn còn bỏ ngỏ, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị chỉ quản lý cuống vé lượt bán được cũng như số lượng tem vé tháng phát hành ra. Còn công tác quản lý vé, bán vé đều do các đơn vị tham gia thực hiện.

Vé lượt và vé tháng 1 tuyến được thống kê theo từng tuyến; riêng vé tháng liên tuyến được phân bổ cho từng tuyến theo hệ số riêng.

Công tác phân bổ doanh thu vé tháng liên tuyến cho từng tuyến hiện được tính toán dựa trên các yếu tố như:

- Hệ số năng lực từng tuyến (phụ thuộc vào cự ly tuyến, số lượt xe và loại phương tiện sử dụng).

- Tỷ lệ vé lượt của tuyến trên toàn mạng.

- Tỷ lệ vé tháng ưu tiêu của tuyến trên toàn mạng. - Tỷ lệ vé tháng bình thường của tuyến trên toàn mạng.

Kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy hiện tại hệ số sử dụng vé tháng liên tuyến đã giảm đáng kể, kết quả khảo sát trong nghiên cứu đề án cho thấy hiện tại 66,7% (giảm 10% so với mức 77% trong khảo sát năm 2005) hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến. Trong số hành khach sử dụng vé liên tuyến, số chuyến đi bình quân một ngày của hành khách sử dụng vé liên tuyến là 4,16 chuyến/ngày( giảm 17% so với mức sử dụng vé tháng liên tuyến trong khảo sát năm 2005 – là 5 chuyến/ngày).

Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giảm mức sử dụng vé tháng liên tuyến có thể phân tích như sau:

- Với cấu trúc và phân bố mạng hiện tại, số lượng hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến đã không còn tăng mạnh như trong giai đoạn 2002-2005 mà dần đạt ổn định trong giai đoạn 2006-2008.

- Số lượng hành khách sử dụng vé lượt tăng do có sự điểu chỉnh về địa giới hành chính, số chuyến đi từ khu vực Hà Tây cũ đến khu vực nội thành Hà Nội tăng trong khi mức tiếp cận về vé tháng tại khu vực này thấp hơn so với khu vực nội thành.

- Số lượng điểm dừng đỗ giảm từ 1435 điểm năm 2005 xuống còn khoảng 1200 điểm dừng hiện tại.

- Việc điều chỉnh tổ chức giao thông tại các nút giao thông trọng điểm trong thành phố cũng có tác động phần nào đến khả năng trung chuyển của hành

khách.

2.8.4 Công tác kiểm tra giám sát.

Trước năm 2009, trung tâm Quản lý và Điều hành GTĐT áp dụng quyết định số 3066/2008/QĐ-GTCC ngày 12/12/1998 của Giám đốc sở GTCC (nay là Sở GTVT) để thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bảng 7 : Kết quả kiểm tra giám sát dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

Lượt giám sát (lượt) 72.568 157.800 289.652

Lượt kiểm tra (lượt) 23.417 25.243 6.475

Tổng số lượt thực hiện 3.710.354 3.784.518 2.828.414

Số biên bản vi phạm được lập 171 193 223

Tỉ lệ % lượt giám sát/lượt thực hiện 1,96 4,17 10,24

Việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý, chất lượng dịch vụ xe buýt được đánh giá trên cơ sở các biên bản vi phạm được lập, qua số liệu thống kê ta thấy được tình hình vi phạm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt . Từ quí I năm 2009 trở đi, việc kiểm tra - giám sát chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thủ đô Hà Nội căn cứ vào hợp đồng đặt hàng và hợp đồng giao nhận thầu giữa đơn vị quản lý và đơn vị cung ứng dịch vụ. Nội dung quản lý phải đảm bảo thực hiện theo Quyết định số 34/2006/QĐ- BGTVT ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý vận tải HKCC bằng xe buýt

Hình 14: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chất lượng dịch vụ qua giám sát.

Nhìn chung việc đánh giá chất lượng hoàn toàn thực hiện bằng phương pháp thủ công, tỷ lệ giám sát trên tổng sản lượng vận chuyển còn thấp, giám sát đơn thuần dựa vào quan trắc bằng mắt thường vì vậy khó có thể phản ảnh được hiện trạng chất lượng dịch vụ. Để đánh giá chính xác hơn chất lượng dịch vụ xe buýt, cần thực hiện điều tra ý kiến khách hàng để có nhận xét khách quan và chính xác hơn.

CHƯƠNG III :

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI.

3.1 Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2010 -2020.

Theo “ Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn năm 2010 – 2020” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của cả nước nói chung và thủ đô Hà nội nói riêng giai đoạn 2010 – 2020 sẽ bao gồm những quan điểm, mục tiêu và nội dung sau:

3.1.1 Quan điểm.

1. Giai đoạn 2010-2020, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải dựa trên quy hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông vận tải. Phù hợp với quy hoạch dân cư, khu công nghiệp của từng tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng thời tạo thuận lợi cho người khuyết tật khi sử dụng phương tiện công cộng.

3. Ưu tiên lựa chọn phương tiện vận tải hành khách công cộng ít tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, an toàn và thân thiện với môi trường.

4. Khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát và điều hành hoạt động của xe buýt, đảm bảo chất lượng và dịch vụ cho người dân cũng như việc xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình hoạt động của xe buýt trên tuyến.

5. Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng: hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; cung cấp dịch vụ thuận lợi và khuyến khích người dân sử dụng nhằm tạo thói quen sử dụng xe buýt, ngăn ngừa tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị khác.

3.1.2 Mục tiêu.

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tạo ra một mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đồng bộ và tương thích giữa các loại hình vận tải trong đô thị và từ trung tâm đô thị đến các huyện thị thuộc tỉnh, thành phố, từ các đô thị đặc biệt đến các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp;

b) Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp dẫn đầu để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông khi đô thị ngày càng phát triển.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Bảo đảm đến năm 2020 vận chuyển đáp ứng được 25% nhu cầu đi lại của người dân đối với thành phố Hà Nội và đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại của người dân đối thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị khác;

b) Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo nguyên tắc tuyến xe buýt bao phủ đến các trung tâm các huyện,thị xã, các khu công nghiệp thuộc tỉnh, thành phố;

c) Phát triển mạng lưới tuyến xe buýt kế cận, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân thuộc các vùng kế cận với trung tâm tỉnh, thành phố, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông trên các trục giao thông chính kết nối giữa tỉnh, thành phố với vùng kế cận;

d) Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đảm bảo đầu tư phương tiện phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại, giảm ùn tắc giao thông và tiết kiện ngân sách trợ giá của Nhà nước.

đ) Đầu tư đồng bộ phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt bảo đảm đến năm 2020 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có từ 5% đến 10% xe buýt có trang bị hệ thống trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Khuyến khích các tỉnh, thành phố đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt bảo đảm để người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

e) Áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt.

3.1.3 Nội dung

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt của các tỉnh, thành phố a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt giai đoạn 2010-2020 để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại hiện tại và trong tương lai, góp phần hạn chế được vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố khi nhu cầu đi lại của người dân và phương tiện cá nhân tăng;

b) Đối với thành phố Hà Nội cần tập trung quy hoạch lại mạng lưới tuyến xe buýt hiện có, kết hợp phù hợp với việc đầu tư các tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn, đảm bảo kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, tàu điện ngầm trong tương lai. Phát triển các tuyến xe buýt kế cận kết nối với các đô thị vệ tinh.

c) Đối với các tỉnh trung du, miền núi, cần nghiên cứu lập quy hoạch để đưa dịch vụ xe buýt kết nối hợp lý giữa trung tâm thị xã với trung tâm các huyện, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

2. Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

a) Phương tiện tham gia vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phải đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định;

b) Khuyến khích việc đầu tư các phương tiện xe buýt sàn thấp, xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, xe buýt sử dụng nhiên liệu giảm ô nhiễm môi trường;

c) Việc đầu tư phương tiện xe buýt phải bảo đảm phù hợp với hạ tầng giao thông, đảm bảo khi xe buýt hoạt động không gây ùn tắc giao thông.

3. Hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

a) Ưu tiên các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

b) Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của xe buýt gồm: điểm đầu, cuối tuyến xe buýt, điểm dừng đón, trả khách, biển chỉ dẫn điểm dừng xe buýt, nhà chờ xe buýt do nhà nước đầu tư hoặc xã hội hoá.

4. Quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt a) Các tỉnh, thành phố có số lượng tuyến xe buýt lớn và do nhiều đơn vị tham gia vận chuyển hành khách cần nghiên cứu và thành lập trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe buýt, quản lý tiền trợ giá cho hoạt động xe buýt;

b) Ứng dụng công nghệ tiên tiến để quản lý, điều hành đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

c) Tổ chức lại hoạt động của các tuyến xe buýt theo hướng tập trung các đơn vị vận tải quy mô nhỏ: Chuyển các tuyến xe buýt của các đơn vị quản lý yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp sang các đơn vị vận tải hoạt động có hiệu quả theo hướng đấu thầu các tuyến xe buýt hoặc chỉ định thầu để nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời giảm trợ giá từ ngân sách của nhà nước;

d) Quy định về đấu thầu áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt bảo đảm tính minh bạch nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ;

đ) Áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.

5. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

a) Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các cơ chế chính sách đối với ngườiđi xe buýt như: miễn vé, giá vé tháng ưu đãi;

b) Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách tốt nhất.

c) Tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe, nhân viên phục vụ để tăng cường trách nhiệm, thái độ phục vụ hành khách, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc.

giai đoạn 2010 – 2020:

a) Đối với các tuyến xe buýt nội tỉnh thuộc các tỉnh, thành phố chưa có loại hình xe buýt hoạt động, khi mở mới phải được trợ giá từ ngân sách của nhà nước để đảm bảo cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp dẫn đầu nhằm khuyến khích và tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng;

b) Duy trì việc trợ giá cho các tuyến xe buýt trong nội tỉnh đã hoạt động hiệu quả nhưng chưa đủ bù đắp chi phí, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt;

c) Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với vốn vay ngân hàng dùng để mua phương tiện tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí ga Liquefied Petroleum Gas (LPG); Compressed Natural Gas (CNG).

d) Miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi để xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

đ) Được phép quảng cáo trên xe buýt và sử dụng nguồn thu từ quảng cáo để trợ giá cho hoạt động của xe buýt;

e) Miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cácloại xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí ga Liquefied Petroleum Gas (LPG); Compressed Natural Gas (CNG).

3.2.Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng. 3.2. 1 Hệ thống điểm đầu cuối .

Hiện nay toàn tuyến có 47 điểm đầu cuối, phần lớn các điểm đầu cuối chỉ có tác dụng quay trở đầu xe, hình thành trên cơ sở tận dụng diện tích lòng, lề đường, đất lưu không... vốn không được quy hoạch sử dụng cho hoạt động xe buýt cho nên không thể bố trí các ô chờ vào nốt đón khách ổn định. Bởi vậy cần qui hoạch đất sử dụng cho hệ thống điểm đầu điểm cuối. Ở các điểm đầu điểm cuối cần lắp đặt sơ đồ lộ trình tuyến cụ thể. Có thể bố trí các bến kĩ thuật là nơi sửa chữa bảo dưỡng xe buýt sau hành trình xe, để sau thời gian hoạt động xe buýt có thể vào bến để nghỉ ngơi và bảo dưỡng thay vì chạy lòng vòng tìm chỗ dừng hay chạy về xưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thủ đô Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w