0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

TÍNH CHẤT CỦA MÀNG BAO PHÂN HỦY SINH HỌC LÀM

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI SẢN XUẤT TINH BỘT GẠO (Trang 40 -41 )

HỖN HỢP TINH BỘT GẠO – CHITOSAN:

Màng bao phân hủy sinh học làm từ hỗn hợp tinh bột gạo – chitosan đã được phát triển.Với những tỉ lệ tinh bột và chitosan (2:1; 1,5:1; 1;1 và 0,5:1) khác nhau thì những tính chất cơ học, khả năng chống thoát ẩm và độ hòa trộn của màng bao có sự khác biệt và đã được nghiên cứu. Màng bao phân hủy sinh học làm từ hỗn hợp tinh bột gạo – chitosan được chứng minh rằng tăng khả năng kéo dãn (TS), tính chống thấm hơi nước (WVP), màu sáng hơn hay không có màu vàng, và việc giảm giá trị của điểm kéo giãn giới hạn (E), và khả năng hòa tan của màng (FS) sau khi được phối trộn với chitosan. Chitosan cũng có tác dụng làm tăng đỉnh kết tinh của màng tinh bột, tuy nhiên, nếu nồng độ chitosan quá cao thì sẽ có sự tách pha giữa chitosan và tinh bột. Các nhóm amino trong phân tử chitosan có quang phổ FTIR thay đổi từ 1541,15 cm-1 đối với màng chitosan và 1621,96 cm-1 đối với màng hỗn hợp chống khuẩn. Kết quả

trên cho biết rằng có sự phối hợp phân tử giữa 2 cấu tử. Có sự so sánh các tính chất của màng tinh bột gạo – chitosan, màng polyme sinh học và màng polymer nhân tạo. Kết quả là màng tinh bột gạo – chitosan có những tính chất cơ học tương tự như những màng chitosan khác. Tuy nhiên, khả năng chống thấm hơi của màng tinh bột gạo – chitosan thì thấp hơn so với màng chitosan khác nhưng lại cao hơn polyolefin.

Có những lựa chọn thú vị cho màng bao phân hủy sinh học được làm từ polymer tự nhiên và có khả năng thay mới ví dụ như tinh bột (Lawton, 1996). Một số tài liệu nghiên cứu về tính chất của màng bao phân hủy sinh học có nguồn gốc từ tinh bột (Arvanitoyannis & Biliaderis, 1998; Garcia, Martino, & Zarizky, 1999; Lourdin, Valle, & Colonna, 1995; Mali & Grossmann, 2003). Màng polymer phân hủy sinh học không thể thay thế cho tất cả màng bao tổng hợp, nhưng màng phân hủy sinh học giúp giới hạn việc thấm hơi nước, mùi thơm, và chất béo giữa các thành phần thực phẩm, đó là điều mà những bao bì truyền thống không làm được. Chẳng hạn, màng bao phân hủy sinh học và màng bao ăn được có thể được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm để làm giảm việc mất nước, giới hạn khả năng thấm của oxy, làm giảm sự chuyển hóa chất béo, tăng cường các tính chất cơ học, cung cấp khả năng bảo vệ cơ học, hay là một lựa chọn làm vật liệu bao gói thương mại (Kester & Fennema, 1986; Murray & Luft, 1973; Nelson & Fennma, 1991). Ứng dụng của các polymer sinh học như tinh bột là nguồn khai thác thú vị, vì chúng tương đối rẻ, phong phú, có khả năng phân hủy sinh học và có thể ăn được (Mali & Grossmann, 2003).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI SẢN XUẤT TINH BỘT GẠO (Trang 40 -41 )

×